Hệ số lương 2.06 là bao nhiêu tiền

Hệ số lương là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi người lao động. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người. Vậy hệ số lương là gì? Công thức tính mức lương cơ bản dựa theo hệ số lương như thế nào? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu qua bài viết các bạn nhé!

1. Hiểu về hệ số lương là gì?

Hiện nay, hệ số lương có tác động, ảnh hưởng vô cùng lớn đến vấn đề lương của cán bộ công chức, viên chức trong nhà nước. Hệ số này theo từng thời kỳ sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước. Vậy bạn đã nắm rõ được thông tin về khái niệm hệ số lương là gì chưa?

Hiểu về hệ số lương là gì?

Đây có thể hiểu đơn giản chính là các chỉ số thể hiện sự chênh lệch về mức tiền lương của các vị trí, các cấp bậc công việc. Mức chênh lệch này sẽ căn cứ vào trình độ, bằng cấp của mỗi người. Hệ số này sẽ chỉ sử dụng trong việc tính lương cho cán bộ thuộc nhà nước hay làm cơ sở để tính lương cơ bản, các khoản phụ cấp, các chế độ liên quan cho nhân viên làm việc ở doanh nghiệp.

Tùy vào từng đối tượng là cán bộ công chức nhà nước, đội ngũ công an nhân dân, lực lượng vũ trang, cán bộ tại đơn vị hành chính sự nghiệp, mà hệ số lương sẽ có sự khác nhau với các bậc khác nhau. Hệ số này sẽ càng cao khi cấp bậc được tăng lên hay các nhóm đối tượng có trình độ cao, giữ vị trí quan trọng trong cơ quan, đơn vị.

2. Cách tính lương cơ bản theo hệ số mới nhất hiện nay

Như đã đề cập ở trên, hệ số lương cũng được xem là căn cứ để tổ chức, doanh nghiệp tính lương cơ sở. Vậy cách tính lương này được thực hiện theo công thức nào?

VIỆC LÀM CHUYÊN GIA TỔ CHỨC NHÂN SỰ

2.1. Lương cơ bản là gì?

Lương cơ bản là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách tính lương cơ bản theo hệ số được áp dụng hiện nay, chúng ta sẽ cần hiểu rõ về lương cơ bản là gì?

Lương cơ bản hay còn được biết đến chính là khoản tiền lương được thể hiện trong hợp đồng lao động. Mức lương này sẽ do người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận và sử dụng để làm căn cứ cho việc đóng các khoản tiền bảo hiểm. Lương cơ bản sẽ không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng hoặc là phúc lợi khác.

Xem thêm: Bậc lương đại học, cao đẳng, trung cấp 2021 Bạn đã nắm rõ thông tin?

2.2. Công thức tính lương cơ bản theo hệ số

Về cách tính lương cơ bản theo hệ số thì theo Nghị định số 49/2013 của Chính phủ sẽ áp dụng thống nhất theo quy định chung của thang lương bảng lương. Cụ thể công thức tính đơn giản như sau:

Mức lương hiện hưởng = lương cơ sở x hệ số lương hiện hưởng

Công thức tính lương cơ bản theo hệ số

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở sẽ có thể được điều chỉnh theo các năm dựa vào các văn bản pháp luật hiện hành, tình hình kinh tế xã hội.
  • Hệ số lương hiện hưởng sẽ được quy định theo pháp luật ở từng nhóm cấp bậc.
  • Hệ số lương hiện hưởng thì sẽ được xác định theo việc sắp xếp các loại công chức, viên chức trong Nghị định 204/2004/NĐ CP.

3. Cập nhật thông tin hệ số lương theo Nghị định 204

Theo Nghị định 204 thì hệ số lương theo các đối tượng sẽ như sau:

Cập nhật thông tin hệ số lương theo Nghị định 204

  • Đối với chuyên viên cao cấp không giữ chức danh lãnh đạo trong bất kỳ lĩnh vực nào bao gồm có hệ số bậc 1: 8.0 [mức lương 2.552.0] và bậc 2: 9.4 [mức lương 2.726.0].
  • Với cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước thì hệ số lương cao nhất đạt mức 8.0 và thấp nhất là 1.35.
  • Các cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập có hệ số lương cao nhất 8.0 và thấp nhất đạt 1.50.
  • Nhân viên phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước thì hệ số cao nhất là 4.03 và thấp nhất là 1.0.
  • Cán bộ chuyên trách ở phường xã có hệ số lương cao nhất đạt 2.85 và thấp nhất ở mức 1.75.
  • Quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân có hệ số cao nhất đạt mức 3.016 và thấp nhất là 3.20.
  • Với quân nhân chuyên nghiệp thì hệ số cao nhất đạt 7.70 và thấp nhất là 2.95.

Xem thêm: Bậc lương giáo viên, công an, quân nhân, công nhân chuẩn 2021

4. Một số câu hỏi thường gặp về hệ số lương

Có rất nhiều câu hỏi về lương được đặt ra từ người lao động. Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi phổ biến nhất kèm câu trả lời chi tiết. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến các vấn đề này thì đừng bỏ qua nội dung sau đây nhé.

4.1. Hệ số lương 2.34 là bậc mấy?

Một số câu hỏi thường gặp về hệ số lương

Đây là hệ số bậc 1 dành cho viên chức loại A1 với mức lương quy định thực hiện 678.600 đồng.

Áp dụng công thức ta sẽ có: 2.34x 678.6 = 1.587.924 đồng

4.2. Hệ số lương 3.66 là bậc mấy?

Hệ số này 3.66 cũng áp dụng với viên chức loại A1 nhưng ở bậc 5 với mức lương thực hiện 1.061.400 đồng nên mức lương hàng tháng sẽ là 3.884.724 đồng.

4.3. Hệ số lương 3.99 là bậc mấy?

Tương tự, hệ số 3.99 áp dụng với viên chức loại A1 nhưng ở bậc 6 với mức lương thực hiện 1.157.100 đồng nên mức lương hàng tháng sẽ là 4.616.829 đồng.

4.4. Hệ số lương 4.32 là bậc mấy?

Hệ số 4.32 thuộc bậc 7 dành cho viên chức loại A1 với mức lương quy định thực hiện 1.252.800 đồng.

Áp dụng vào công thức ta sẽ có kết quả 5.412.096 đồng.

Giải đáp thắc mắc về hệ số lương

4.5. Hệ số lương 4.98 là bậc mấy?

Đây là con số được áp dụng với viên chức loại A1 ở bậc 9 với mức lương thực hiện 1.444.200 đồng nên mức lương hàng tháng sẽ là 7.192.116 đồng.

Bài viết trên đây của JobsGO đã cung cấp đến bạn đọc thông tin về hệ số lương theo nghị định 204 cũng như cách tính lương đơn chuẩn công thức hệ số. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi phía dưới để được giải đáp trực tiếp nhé!

Xem thêm: Những lưu ý quan trọng khi deal lương cho sinh viên mới ra trường

Video liên quan

Chủ Đề