Heo rừng mang thai bao nhiêu ngày?

Với kinh nghiệm có được sau khoảng 8 năm triển khai thành công mô hình trang trại chăn nuôi lợn rừng, gà rừng, giống rau rừng kết hợp với các kinh nghiệm đúc rút, chúng tôi tạm thời biên soạn “Quy trình Kỹ thuật Chăn nuôi Lợn rừng” để cung cấp cho các trang trại, các hộ nông dân chăn nuôi lợn rừng.

Video hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng


1. Tư duy, quan điểm trong quá trình chăn nuôi lợn rừng


- Phải đảm bảo thịt lợn rừng đạt chất lượng thương phẩm tốt nhất, được kiểm soát chặt chẽ, an toàn về dịch bệnh. Lợn rừng” nuôi phải được cho ăn những nguồn thức ăn an toàn như ngô, khoai sắn, giun quế và được vận động trong môi trường rộng rãi, thoáng mát nhất [Giai đoạn đầu vẫn cần cho ăn thức ăn công nghiệp với giá trị dinh dưỡng cao].

- Số lượng con giống sinh ra đạt chất lượng tốt nhất. Lợn rừng con sinh ra khỏe mạnh, được tiêm chủng vắc xin đầy đủ đảm bảo phòng ngừa được các loại bệnh tật.

- Phải tiến hành chọn lọc lợn rừng bố mẹ sao cho những thế hệ sau tốt hơn: đẻ mắn hơn, nhiều con hơn, con sinh ra khỏe mạnh và mang đậm tính “hoang dã” hơn.

Đàn lợn rừng hậu bị sinh sản tại trang trại NTC

  

2. Cách chọn lợn rừng giống


2.1. Chọn lọc lợn đực giống

- Lợn đực được chọn lọc và mua về lúc 6 tháng tuổi và sử dụng khi chúng đạt 7-8 tháng tuổi. Không sử dụng đực non vì còn nhỏ.

- Kiểm tra và đánh giá năng suất của lợn đực giống thông qua ngoại hình và thể chất bản thân cá thể. Tất cả lợn đực đều mang những đặc điểm giống tốt đặc trưng cho loài như:

+ Đầu thanh, mặt dài, lưng thẳng, bụng thon không sệ.

+ 4 chân cao, thẳng và vững chắc. Lông bờm dựng đứng chạy dài từ cổ tới lưng.

+ Tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối, độ đàn hồi tốt.

+ Tính hăng rất cao.

+ Số con đẻ ra/nuôi sống cao.

+ Mang tính “hoang dã”, dữ tợn.
 

Lựa chọn lợn rừng đực phải đảm bảo các yếu tố như đầu thanh, mõm dài, lông bồm dựng, trông dữ tướng, tính hăng cao

2.2. Chọn lọc lợn nái giống

- Lợn nái hậu bị được mua về lúc 4-6 tháng tuổi. Từ đàn nái hậu bị này sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá để làm lợn nái sinh sản.

- Khi chọn lọc nái sinh sản phải không có khuyết tật, nếu có sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nuôi con. Cần quan tâm tới 3 bộ phận: cơ quan sinh dục, vú và khung xương. Nái chọn lọc cần đạt được những yêu cầu tối thiểu dưới đây:

+ Cơ quan sinh dục: Toàn đàn hậu bị có cơ quan sinh dục phát triển bình thường cả về hình thể và hoạt động.

+ Vú: Phải đảm bảo cần có số vú đủ để nuôi đàn con đông. Lợn rừng có 5 đôi vú xếp đồng đều mỗi bên, những nái có vú cong vênh, khô hoặc kẹ sẽ không chọn hoặc phải kiểm tra đánh giá lại.

+ Xương: Khung xương và 4 chân chắc, khoẻ, nhanh nhẹn và linh hoạt. Không chọn những lợn hậu bị có chân yếu vì sẽ ảnh hưởng tới phối giống, đẻ và nuôi con sau này.

+ Số con đẻ ra cao.

+ Không ăn con.
 

Chọn lợn rừng nái phải đảm bảo các yếu tố như ngoại hình đẹp, vú đồng đều, khả năng sinh sản tốt

>>> Xem bài viết chi tiết về các loại lợn rừng giống cùng bảng giá tại://trangtrailonrung.com/lon-rung/lon-rung-giong-1.html


3. Quản lý lợn rừng


3.1. Quản lý lợn cái hậu bị

- Lợn cái hậu bị được chọn lọc từ những dòng có khả năng sinh đẻ và nuôi con tốt. Có những nái có tuổi động dục lần đầu từ rất sớm: 4, 5 tháng tuổi. Tuy nhiên thực tế ta nên bỏ qua 1-2 lần động dục đầu tiên, thường đợi đến lần động dục thứ 3 sẽ cho phối giống lần đầu nhằm tăng mức độ rụng trứng.

- Phát hiện động dục:

+ Lợn rừng chỉ động dục trong 2-3 ngày. Trong ngày đầu động dục âm hộ lợn sưng đỏ, cửa âm hộ có dịch nhờn loãng, hay nhảy lên lưng lợn khác và có phản xạ giao phối như con đực, khi có lợn đực hoặc mùi lợn đực thì con cái mới kêu rên thành tiếng. Vì vậy cách phát hiện lợn nái động dục tốt nhất là đưa 1 con đực vào trong chuồng lợn nái. Lợn đực sẽ nhanh chóng tìm ra con nái nào có biểu hiện động dục.

+ Ngày tiếp theo, âm hộ lợn cái bớt sưng, chuyển từ màu đỏ hồng sang màu tím tái, dịch nhờn keo đặc hơn. Trạng thái đi đứng không yên, bồn chồn cao độ. Khi lợn nằm hoặc đứng, ấn mông là lợn sẽ đứng yên và vểnh đuôi sang 1 bên. Đây là thời điểm phối giống tốt nhất cho lợn nái.

+ Sau giai đoạn mê ì ở ngày thứ 2, tuy lợn rừng cái vẫn còn những biểu hiện động dục nhưng cường độ yếu hơn và có thể không cho lợn đực phối.
 

Lợn rừng khi động dục thường nhảy lên lưng con cái khác và có phản xạ giao phối như con đực

3.2. Quản l‎ý lợn nái sinh sản

- Quản l‎ý phối giống: thời gian phát hiện động dục là 1 chỉ tiêu rất quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai. Nếu phối quá sớm hoặc quá muộn, tỉ lệ thụ thai và số con sinh ra trong ổ bị giảm sút nhanh chóng. Thông thường sẽ cho lợn đực phối giống trực tiếp vào ngày thứ 2 kể từ khi phát hiện động dục.

- Tỷ lệ đực/cái cũng là 1 chỉ tiêu rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng và thời hạn sử dụng đực giống. Tỉ lệ lợn nái/lợn đực là 5: 1 đối với đực trưởng thành và 3: 1 đối với đực trẻ [dưới 1 năm tuổi].

- Phát hiện có chửa: những lợn cái đã phối giống được theo dõi nếu sau 18-25 ngày sau khi phối giống không có biểu hiện động dục trở lại thí có thể kết luận rằng lợn nái đó đã có chửa.

3.3. Quản l‎ý lợn đẻ

- Khi gần đẻ, lợn mẹ tách bầy, bới tìm chỗ và tự tạo lên ổ đẻ từ những nguyên liệu như rơm khô, cành cây, lá khô…Nên chọn và quây ổ đẻ ở những nơi khuất, yên tĩnh, ấm áp, cáo ráo và kín đáo là tốt nhất.

- Để cho lợn rừng tự đẻ, tuy nhiên người chăn nuôi cần có mặt khi lợn đẻ để hỗ trợ khi cần thiết. Trung bình thời gian sinh giữa 2 lợn con là 10-15 phút, trừ khi có những trục trặc xảy ra.

- Sau khi đẻ, lợn mẹ sẽ nuôi con trong nhà đẻ cho tới khi cai sữa, trung bình khoảng 1,5 tháng.

- Sau khi cai sữa lợn con được 4 – 5 ngày lợn mẹ có biểu hiện động dục trở lại nhưng thời điểm này ta không nên cho phối giống vì ta tiêm vacxin đồng thời giai đoạn này giúp cho lợn nái phục hồi thể trạng lần động dục sau sẽ mang thai tốt hơn.
 

Lợn rừng mẹ sau khi tách con cần có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi thể trạng trước khi cho phối giống lứa tiếp theo


4. Thức ăn cho lợn rừng


4.1. Thức ăn rau xanh

Thức ăn thô xanh gồm cây chuối, thân cây ngô, rau các loại [kể cả rau dướng, rau tàu bay…] quả su su, đu đủ… Ngoài ra, sử dụng các cây thuốc nam làm thức ăn cho lợn để phòng chống các bệnh đường ruột gồm:

- Các loại cỏ chăn nuôi như: Cỏ voi, cỏ VA06, cỏ sả lá lớn, cỏ cao lương super bmr, cỏ mulato II, cỏ stylo, cỏ ruzi, cỏ paspalum...

- Cây hoàng ngọc.

- Cây chè khổng lồ.

- Cây hoa tím [cây tiểu cô nương].

- Cây nhọ nồi.

- Cây thèn đen [cây phèn đen].

- Cây khổ sâm.

Cách sử dụng cây thuốc nam:

- Đối với lợn con:

+ Mới sinh ra chưa biết ăn hoặc ốm nếu bị tiêu chảy ta sử dụng 5 búp lá ổi, 1 ít lá khổ sâm, 1 ít lá phèn đen, 1 ít lá nhọ nồi và 1 chén nước giã lấy nước cho lợn con uống trực tiếp.

+ Nếu lợn con đã biết ăn thì cho lợn con ăn trực tiếp lá ổi, lá khổ sâm, phèn đen và lá nhọ nồi nhưng chủ yếu là lá ổi.

- Đối với lợn mẹ: Khi có dấu hiệu bị tiêu chảy nên cho lợn ăn trực tiếp các cây thuốc nam trên.

[*] Chú ý:

- Trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng nên cho lợn ăn cây thuốc nam để có tác dụng phòng bệnh tiêu chảy.

- Khi thấy có dấu hiệu tiêu chảy ta phải cho ăn cây thuốc nam luôn.

- Bình thường khi thay đổi khẩu phần ăn thì ta cũng cho nên cho lợn ăn thêm cây thuốc nam để phòng tránh bệnh tiêu chảy.

- Trong trường hợp bị rất nặng mới sử dụng đến thuốc kháng sinh để điều trị.

4.2. Thức ăn tinh bột

- Thức ăn tinh bột gồm: cám gạo, sắn, khoai, bột ngô…

- Thức ăn bổ sung đạm gồm đậu đỗ các loại [đậu tương, đậu thiều…], cá khô…đặc biệt là giun quế.

- Thức ăn bổ sung khác gồm bột Premix khoáng, vitamin…

- Yêu cầu nguyên liệu

+ Nguyên liệu phải đảm bảo chất lượng: không bị ẩm mốc, sâu, mọt, hấp hơi, có mùi lạ và không bị vón cục. Một số nguyên liệu cần được sơ chế trước để lợn dễ tiêu hoá [như đậu tương cần rang chín, vỏ sò, vỏ hến phải nung nóng trước khi nghiền…]. Các loại nguyên liệu thức ăn trước khi phối trộn cần nghiền nhỏ. Khối lượng nguyên liệu phối trộn cần phải căn cứ vào số lượng lợn và mức ăn để trộn vừa đủ lượng thức ăn cho khoảng 5-7 ngày rồi lại trộn tiếp, tránh để lâu dễ phát sinh ẩm mốc.

4.3. Các công thức phối trộn thức ăn

4.3.1. Công thức phối trộn

Tùy điều kiện chăn nuôi của hộ và loại nguyên liệu sẵn có của địa phương để phối trộn thức ăn sao cho vừa cân đối dinh dưỡng lại vừa hạ giá thành sản phẩm lợn hơi xuất chuồng, sau đây là một số công thức phối trộn thức ăn để hộ chăn nuôi tham khảo:
 


4.3.2. Cách thức phối trộn

Đổ dàn đều các loại nguyên liệu đã nghiền ra nền nhà khô, sạch hoặc gạch lát theo thứ tự: Loại nhiều đổ trước, loại ít đổ sau. Đối với loại nguyên liệu có khối lượng ít như khoáng, vitamin phải trộn trước với 1 ít bột ngô hoặc cám gạo để tăng khối lượng sau đó mới trộn lẫn với các nguyên liệu khác để đảm bảo độ đồng đều. Dùng xẻng hoặc tay trộn thật đều, sau đó đóng thức ăn vào bao nilon, bên ngoài bao nilon là bao tải, buộc kín lại. Đặt bao thức ăn lên giá, không để vào chỗ quá kín hoặc nơi ẩm ướt. Sau khi lấy cám ra cho lợn ăn cần buộc kín phần còn lại tránh ẩm, mốc. Chú ý chống chuột cắn rách bao cám.


5. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn rừng


5.1. Chăm sóc lợn đực giống
 
- Mức ăn:

+ Khẩu phần ăn 1kg/con/ngày, chia làm 2 bữa, mỗi bữa 0,5kg cho ăn vào lúc 7h sáng và 16h chiều.

+ Rau xanh, thức ăn củ quả được cho ăn tự do, đảm bảo 1-1,2kg thức ăn xanh trở lên.

+ Trong những ngày phối giống bổ sung cho con đực đi nhảy lợn nái 2 quả trứng luộc chín, giá đỗ hoặc lúa nảy mầm 0,5kg/con.

+ Khoảng cách giữa 2 lần khai thác tinh phải phù hợp. Thời gian 3 tháng đầu có thể khai thác 1-2 lần/tuần, thời gian sau khai thác 2-3 lần/tuần.

5.2. Chăm sóc lợn nái hậu bị
 


[*] Vệ sinh phòng bệnh cho lợn nái

- Tẩy giun sán cho lợn vào đầu kỳ khi lợn đạt khối lượng 7-10kg và trước khi phối giống.

- Tiêm phòng đủ các loại vacxin theo quy định để phòng bệnh cho lợn.

- Định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi.

- Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống.

- Mùa đông che chắn giữ ấm cho lợn, mùa hè tạo thoáng mát cho chuồng nuôi.

5.3. Chăm sóc lợn nái sinh sản
 


[*] Lưu ‎ý: số lượng thức ăn cho lợn nái chửa lần 2 tăng hơn 25-30% so với lợn nái chửa lần 1. Trước khi đẻ 2 ngày giảm lượng thức ăn của lợn nái, đặc biệt thức ăn thô xanh.

[*] Thức ăn và cách cho ăn:

- Thức ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, không bị ôi thiu, mốc.

- Mức ăn trong ngày của lợn nái chửa còn phụ thuộc vào thể trạng của lợn nái. Lợn nái gầy phải cho ăn tăng, lợn nái quá béo phải giảm thức ăn đã phối trộn nhưng phải tăng thức ăn thô xanh.

- Mùa đông khi nhiệt độ trong chuồng nuôi

Chủ Đề