Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh là ái

Cách đây 65 năm về trước Trường ĐH Nông lâm TP.HCM ra đời. 4 trụ cột của trường lúc ấy là bác sĩ Vũ Ngọc Tân, giáo sư Lê Văn Ký, giáo sư Đặng Quang Điện và giáo sư Bùi Huy Thục. Tên gọi đầu tiên của trường là Trường Quốc gia Nông lâm Mục Bảo Lộc. Trải qua nhiều lần đổi, tên gọi Trường ĐH Nông lâm TP.HCM chính thức được lấy từ năm 2000.

Hôm nay, rất đông các thế hệ cựu sinh viên, giảng viên của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM đã cùng trở về hội ngộ trong lễ kỷ niệm 65 năm thành lập trường.

Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh là ái
Các thế hệ lãnh đạo, cán bộ giảng viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM

Ông Huỳnh Thanh Hùng, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết nhà trường tọa lạc trên khu đất rộng 118 héc ta thuộc TP.HCM và Bình Dương. Đây cũng là trường ĐH có diện tích đất rộng nhất ở khu vực phía Nam hiện nay. Điều đặc biệt ở trường ĐH này nhiều loài hoa được lấy để đặt tên cho các giảng đường như giảng đường Phượng vỹ, Cát tường, Tường vy, Cẩm tú, Hướng dương…

Theo ông Hùng, hiện trường 6 ngành học đạt chuẩn kiểm định AUN-QA đánh giá của mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á.

Nhà trường thực hiện gần 900 đề tài khoa học từ cấp cơ sở đến nhà nước. Kết quả nghiên cứu khoa học đi vào đời sống, thực tiễn, cải thiện sinh kế cho người nông dân như sinh sản nhân tạo cá ba sa, cải tạo giống bò lai cao sản, chế phẩm sinh học phụ vụ chăn nuôi…

Nhà trường đẩy mạnh đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ. Hiện trường đã ký và gia hạn 80 biên bản ghi nhớ hợp tác với các đối tác quốc tế từ các trường ĐH, tổ chức phi chính phủ, đến các công ty đa quốc gia…

Hiện Trường ĐH Nông lâm TP.HCM có hơn 20.000 sinh viên, học viên. Có 824 cán bộ viên chức trong đó có 551 giảng viên. Số GS, PGS là 35, 113 tiến sĩ, còn lại là thạc sĩ, cử nhân…

Lê Huyền

Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh là ái

Với bản lý lịch khoa học khá ấn tượng, TS Trương Đình Thăng khiến nhiều người ngỡ ngàng khi biết nơi công tác của anh hiện nay là Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị.

Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học công lập, đa ngành tại Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Quy mô diện tích 118 ha. Trường được thành lập năm 1955, hiện có 12 khoa, 6 bộ môn trực thuộc, 1 viện nghiên cứu, 14 trung tâm, 2 phân hiệu đại học tại 2 tỉnh Gia Lai và Ninh Thuận. Tính đến 1/1/2008, Trường có 890 cán bộ công chức; trong đó 650 là cán bộ giảng dạy với hơn 53% có trình độ trên đại học và 22.740 sinh viên đang theo học các hệ đào tạo.

Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh là ái

Lịch sử của Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

Tiền thân là Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc (1955), Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1963), Học viện Nông nghiệp (1972), Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn (thuộc Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức-1974), Trường Đại học Nông nghiệp 4 (1975), Trường Đại Học Nông Lâm Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (1985) trên cơ sở sát nhập hai Trường Cao đẳng Lâm nghiệp (Trảng Bom-Đồng Nai) và Trường Đại học Nông nghiệp 4 (Thủ Đức-Thành phố Hồ Chí Minh), Trường Đại học Nông Lâm (thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1995), Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh (trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo 2000).

Trải qua hơn 50 năm hoạt động, Trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp, chuyển giao công nghệ, quan hệ quốc tế. Trường đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động Hạng ba (năm 1985), Huân chương Lao động Hạng nhất (năm 2000), Huân chương Độc lập Hạng ba (năm 2005).

Trường Đại học Nông Lâm thực hiện 3 nhiệm vụ chính:

  • Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học về nông nghiệp và các lãnh vực liên quan.

  • Từ năm 2000 trường mở rộng đào tạo sang các lãnh vực khác như: Công nghệ Thông tin, Công nghệ Môi trường, Công nghệ Sinh học, Ngoại ngữ và Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp, Công Nghệ Ô tô, Công nghệ Nhiệt lạnh, Cơ điện tử, Điều khiển Tự động.

  • Thực hiện các nghiên cứu khoa học và hợp tác nghiên cứu với các đơn vị trong và ngoài nước.

Đào tạo

Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đào tạo trình độ đại học và sau đại học.

Chương trình đào tạo đại học có 46 chuyên ngành:

  • Ngành đào tạo 4 năm cho các chuyên ngành: Nông học; Quản lý Đất đai - Môi trường và Tài nguyên Tự nhiên; Chăn nuôi; Lâm nghiệp; Chế biến gỗ; Thủy sản; Kinh tế Nông nghiệp; Cơ khí nông nghiệp; Bảo quản và Chế biến Nông sản Thực phẩm; Khuyến nông và Phát triển Nông thôn; Kế toán; Quản trị kinh doanh; Công nghệ Thông tin; Công nghệ sinh học; Chế biến Thủy sản; Kỹ thuật môi trường; Anh văn; Cơ khí Bảo quản - Chế biến; Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp và Cảnh quan và Kỹ thuật Hoa viên; Công nghệ Giấy và Bột giấy; Quản lý Thị trường Bất động sản; Công nghệ GIS.

  • Ngành đào tạo 5 năm cho ngành bác sĩ Thú y, bác sĩ Thú y chuyên ngành Dược.

  • Ngành đào tạo 3 năm cho ngành cao đẳng tin học, Cao đẳng kế toán.

Chương trình đào tạo cao học để cấp bằng Thạc sĩ trong 2 - 3 năm theo các chuyên ngành: Nông học, Nông hóa, Thổ nhưỡng, Bảo vệ Thực vật, Chăn nuôi, Thú y, Lâm nghiệp, Thủy sản, Cơ khí Nông nghiệp và Kinh tế Nông nghiệp. Để lấy bằng Tiến sĩ, sinh viên phải học thêm ít nhất ba năm sau khi có bằng Thạc sĩ.

Chương trình đào tạo của trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh mang tính liên ngành nhằm mục đích cung cấp kiến thức đa dạng, phong phú cho sinh viên. Hàng năm, học kỳ 1 bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 1, và học kỳ 2 từ tháng 1 đến tháng 7. Mỗi học kỳ kéo dài 18 tuần.

Tổ chức nhà trường

Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh hiện có 12 khoa, 1 viện nghiên cứu, 6 bộ môn trực thuộc trường, 14 trung tâm và 2 phân hiệu đại học tại tỉnh Gia Lai và Ninh Thuận.

Khoa

  1. Khoa Nông học với các bộ môn: Cây công nghiệp; Cây lương thực, Rau, Hoa, Quả; Nông hóa Thổ nhưỡng; Bảo vệ Thực vật; Sinh lý Sinh hóa; Di truyền chọn giống; Thủy nông.

  2. Khoa Chăn nuôi Thú y với các bộ môn: Bệnh truyền nhiễm và Thú y cộng đồng; Thú y lâm sàng; Khoa học Sinh học Thú y, Chăn nuôi chuyên khoa; Di truyền giống; Dinh dưỡng.

  3. Khoa Lâm nghiệp với các bộ môn: Lâm sinh; Trồng rừng và Lâm nghiệp đô thị; Điều chế rừng; Lâm nghiệp Xã hội; Chế biến Lâm sản.

  4. Khoa Kinh tế với các bộ môn: Kinh tế Cơ bản; Phân tích định lượng; Kế toán tài chánh; Phát triển Nông thôn; Quản trị Kinh doanh; Kinh tế Môi Trường và Tài Nguyên.

  5. Khoa Cơ khí Công nghệ với các bộ môn: Công thôn; Kỹ thuật cơ sở; Máy sau thu hoạch và chế biến; Công nghệ Nhiệt lạnh; Tự động hoá; Kỹ thuật Ô tô; Cơ điện tử, Công thôn.

  6. Khoa Thủy sản với các bộ môn: Sinh học và Nguồn lợi Thủy sản; Kỹ thuật nuôi thủy sản; Quản lý và Phát triển thủy sản; Chế biến thủy sản; Bệnh học thủy sản.

  7. Khoa Công nghệ Thực phẩm với các bộ môn: Vi sinh thực phẩm, Hóa sinh thực phẩm, Công nghệ Sau thu hoạch và thiết bị chế biến, Phát triển sản phẩm.

  8. Khoa Khoa học với các bộ môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Giáo dục thể chất, Khoa học xã hội nhân văn.

  9. Khoa Ngoại Ngữ với các bộ môn: Thực hành tiếng, Dịch thuật, Phương pháp giảng dạy, Ngôn ngữ học, Văn hóa nước ngoài, Anh ngữ chuyên biệt - không chuyên, Tiếng Anh quản lý, Pháp văn.

  10. Khoa Công nghệ Môi trường với các bộ môn: Sinh học môi trường, Hoá học môi trường, Công nghệ xử lý môi trường, Độc chất học môi trường, Quản lý môi trường.

  11. Khoa Công nghệ Thông tin với các bộ môn: Mạng máy tính, Tin học cơ sở, Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin.

  12. Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản với các bộ môn: Công nghệ địa chính, Quy hoạch, Kinh tế đất và Chính sách Pháp Luật.

Viện Công nghệ Sinh học

  • Nghiên cứu kỹ thuật gen.

  • Ứng dụng công nghệ di truyền trong lai tạo giống mới.

  • Nghiên cứu nuôi cấy mô động thực vật.

  • Nghiên cứu và ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học.

  • Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi sinh.

  • Phát triển nhiên liệu Sinh học.

Phân hiệu đại học Nông Lâm Gia Lai

  • Trại thủy sản;

  • Trại thí nghiệm chăn nuôi;

  • Trại thực nghiệm nông học;

Khuyến nông

Đại học Nông Lâm chuyển giao những kết quả nghiên cứu đã đạt được đến đối tượng sản xuất trong vùng và các vùng lân cận.

Việc phổ biến chuyển giao kỹ thuật của nhà trường thông qua các chương trình phát thanh, truyền hình, báo chí và tập san khoa học kỹ thuật của nhà trường, bên cạnh đó, nhà trường cũng hợp tác với địa phương để tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo ngắn và dài hạn.

Hợp tác

Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh có quan hệ hợp tác chặt chẽ với hầu hết các Trường và các Viện trong ngành nông nghiệp Việt Nam như: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Nghiên cứu Cao su, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Viện nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Trung tâm Dâu Tằm Tơ Bảo Lộc, các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Khuyến nông của các tỉnh.

TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC

32/83 Bùi Đình Túy, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

0934 521 403 | 0933 293 445 | 0976 543 435