Hiệu ứng nhà kính có lợi hay hại

12/07/2017

     Ba vấn đề lớn mang tính chất toàn cầu đối với môi trường hiện nay là hiệu ứng nhà kính, phá hoại tầng ozôn và mưa axit.

     Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do nhà toán học người Pháp Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên vào năm 1824 thông qua một vụ nổ mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ của một vùng tăng lên. Năm 1827, Joseph Fourier đưa ra nguyên lý giải thích hiện tượng hiệu ứng nhà kính gây được sự quan tâm lớn của giới khoa học. Theo đó, hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng Mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

     ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ Mặt trời xuống Trái đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các vệ tinh.

     Qua nghiên cứu, các nhà khoa học giải thích: Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất và mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên. CO2 trong khí quyển giống như một tầng kính dày bao phủ Trái đất, làm cho Trái đất không khác gì một nhà kính lớn. Theo tính toán, nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình ở lớp bề mặt Trái đất sẽ xuống tới -230C, nhưng nhiệt độ trung bình thực tế là 150C, có nghĩa là hiệu ứng nhà kính đã làm cho Trái đất nóng lên 380C.

Hiệu ứng nhà kính có lợi hay hại

Bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất

và mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu

làm cho không khí nóng lên (Ảnh: climatechange)

     Ngoài CO2 còn có metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng có tác dụng quan trọng gây hiệu ứng nhà kính. Cùng với sự phát triển dân số và công nghiệp với tốc độ cao, CO2 thải vào khí quyển cũng tăng theo. Rừng lại bị chặt phá quá mức nên lượng CO2 ngày càng tăng, hiệu ứng nhà kính do đó tăng theo không ngừng. Theo phân tích trong 200 năm qua, nồng độ CO2 đã tăng lên 25%, nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên 0,50C. Ước tính đến giữa thế kỷ 22, bề mặt Trái đất sẽ nóng thêm 1,5 - 4,50C, trong đó nhiệt độ ở vĩ độ trung và cao tăng lên càng nhiều.

     Hậu quả của hiệu ứng nhà kính rất nghiêm trọng. Trước hết là làm cho sinh thái biến đổi lớn, xa mạc ngày càng mở rộng, đất đai bị xói mòn, rừng càng lùi thêm về vùng cực, hạn hán nặng, lượng mưa tăng thêm 7 - 11%. Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô. Vùng nhiệt đới càng ẩm ướt, vùng khô á nhiệt đới càng hạn, khiến cho các công trình thủy lợi phải điều chỉnh lại. Khu vực ven biển sẽ bị thiên tai đe dọa khủng khiếp. Vì nhiệt độ tăng lên, những tảng băng ở vùng cực sẽ tan chảy làm cho mặt biển tăng cao hơn 1 m. Có nhà khoa học cho rằng, vì nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho thể tích nước giãn nở, mặt nước biển sẽ dâng cao 0,2 - 1,4 m. Hiện nay có 1/3 dân số thế giới sống ở vùng ven biển, vùng này cũng là nơi phát triển công nông nghiệp, nếu mặt biển dâng cao sẽ tràn ngập nhiều thành phố và bến cảng.

     Trái đất nóng lên đã làm cho toàn thế giới phải quan tâm. Tháng 11/1988, Đại hội Liên hợp quốc đã ra nghị quyết, nêu rõ các khí CO2 vẫn đang tiếp tục tăng, rất có thể làm cho Trái đất nóng lên, mặt biển dâng cao mang lại tai họa cho nhân loại và kêu gọi toàn thế giới cố gắng "bảo vệ khí hậu vì con người hiện nay và mai sau".

     Bởi vậy, khi chúng ta phát triển sản xuất công nghiệp, trước hết cần phải tích cực xử lý ô nhiễm không khí, nghiên cứu công nghệ chuyển hóa CO2 thành chất khác, ngăn chặn các khí metan, halogen, clo, flo... thải vào không khí.

     Bên cạnh đó, phải bảo vệ tốt cây rừng, tích cực trồng cây gây rừng, làm cho CO2 chuyển hóa thành chất dinh dưỡng thông qua tác dụng quang hợp của cây xanh.

     Cuối cùng, bằng mọi cách làm giảm lượng tiêu hóa năng lượng dầu mỏ và than, cố gắng áp dụng năng lượng hạt nhân, năng lượng Mặt trời, năng lượng nước và gió để giảm bớt lượng CO2 thải vào không khí.

Nguyên Hằng (Theo Bách khoa tri thức, Wikipedia)

Hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm bởi nó gây nên nhiều mối nguy hại đến cuộc sống của con người. Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính? Tác hại của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì? Cách khắc phục hiệu ứng nhà kính ra sao? Nếu bạn cũng đang quan tâm những câu hỏi này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây với LabVIETCHEM nhé.

Hiệu ứng nhà kính có lợi hay hại

Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là hiệu ứng xảy ra khi khí quyển hấp thụ nhiệt từ tia cực quang và làm cho không khí của Trái đất nóng lên. Nói một cách đơn giản, hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng Mặt trời xuyên qua các cửa sổ, mái nhà bằng kính và được hấp thụ, sau đó phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, khiến cho toàn bộ không gian trong đó ấm lên chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

Hiệu ứng nhà kính có lợi hay hại

Cơ chế gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Phân loại hiệu ứng nhà kính

Tùy vào nhân tố gây nên hiện tương hiệu ứng nhà kính mà người ta chia hiệu ứng nhà kính ra làm 2 loại:

1. Hiệu ứng nhà kính khí quyển

Là loại hiệu ứng nhà kính tự nhiên, do thiên nhiên tác động vào và có ảnh hưởng tích cực đối với Trái Đất. Đó là giữ nhiệt độ Trái Đất ở mức 38 độ C, tạo điều kiện để các loại sinh vật tồn tại và phát triển đa dạng, phong phú. Nếu hiện tượng này không xảy ra, nhiệt độ Trái Đất chỉ còn khoảng - 18 độ C. Với mức nhiệt này, vạn vật sẽ rất khó để phát triển được.

2. Hiệu ứng nhà kính nhân loại

Là loại hiệu ứng nhà kính nhân tạo, do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt con người tác động vào và gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường sống của các sinh vật trên Trái Đất.

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

1. Khí CO2

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính là khí CO2.

Hiệu ứng nhà kính có lợi hay hại

Khí CO2 là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính

- Nguyên nhân là do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất, hơi nóng từ mặt trời bị giữ lại ở tầng đối lưu. Mặt đất hấp thu sau khi nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để cacbonic hấp thu làm cho không khí nóng lên.

- CO2 trong khí quyển giống như một tấm kính dày bao phủ quanh Trái Đất, tạo ra một nhà kính lớn mà không khí nóng bên trong không thể thoát ra ngoài được và gây nóng, khó chịu.

- Các tác nhân sản sinh khí CO2:

+ Hoạt động hô hấp của con người và động vật.

+ Khói của các đám cháy rừng, núi lửa hoạt động,….

+ Hoạt động sản xuất của các nhà máy, khí thải của các phương tiện giao thông.

2. Các loại khí khác

Ngoài khí CO2, khí CH4, CFC, SO2, N2O, metan, ozon, các halogen và hơi nước cũng là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.

Hiệu ứng nhà kính có lợi hay hại

Một số loại khí nhà kính

- Khí N2O – Nito oxit: Sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch và nitrat hóa phân bón hữu cơ, phân bón hóa học.

- Khí CH4 - Metan: Sinh ra trong quá trình lên men đường ruột của một số động vật có guốc, cừu hoặc từ các vụ cháy rừng, đốt các khí tự nhiên, dầu. 

- Khí CFC - Chlorofluorocarbons: Là loại khí có trong các loại máy lạnh, điều hòa, tủ lạnh, bình chữa cháy….

- Khí SO2 – Dioxit Sunfua: Sinh ra do hoạt động của núi lửa, đốt nhiên liệu như than, dầu, quặng sunfua,…

Tác hại của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì?

Hậu quả nghiêm trọng nhất mà hiệu ứng nhà kính gây ra mà hầu như tất cả mọi người đều biết là gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu. Từ đó tác động đến vạn vật trên Trái Đất thông qua sự thay đổi thời tiết, khí hậu.

1. Nguồn nước

- Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng đến chất lượng và lượng nước trên trái đất như gây thiếu hụt nước sạch, nước sinh hoạt, nước cho tưới tiêu, nước cấp cho các nhà máy thủy điện,…

- Mưa nhiều có thể gây lụt lội thường xuyên.

Hiệu ứng nhà kính có lợi hay hại

Lụt lội trên diện rộng do mưa nhiều

- Chất lượng nước thay đổi sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các loài thủy hải sản sống trong đó.

2. Hệ sinh thái

- Nhiệt độ Trái Đất nóng lên sẽ làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật và nếu như chúng không thể thích nghi được, sự phát triển và tồn tại sẽ bị đe dọa, thậm chí biến mất hoàn toàn.

- Diện tích các sa mạc ngày càng mở rộng, đất bị khô cằn, hạn hán, xói mòn,..

Hiệu ứng nhà kính có lợi hay hại

Đất đai khô cằn, nứt nẻ

- Mùa đông ngày càng ẩm còn mùa hè ngày càng khô.

- Cháy rừng: Nắng nóng kéo dài tạo điều kiện cho các đám cháy rừng dễ xảy ra và khó không chế.

Hiệu ứng nhà kính có lợi hay hại

Nắng nóng gây cháy rừng

3. Hiện tượng băng tan

- Đây là một hiện tượng rất nguy hiểm bởi nó làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực, khiến cho mực nước biển tăng nhanh, có thể dẫn đến nạn hồng thủy. Thậm chí, nếu băng vẫn cứ tiếp tục tan thì trong tương lai không xa, một số quốc gia sẽ bị nước biển nhấn chìm và bị xóa xổ khỏi bàn đồ thế giới.

- Băng tan chảy cũng làm mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật trên đó như gấu trắng Bắc Cực,…

Hiệu ứng nhà kính có lợi hay hại

Băng tan làm mất môi trường sống của gấu Bắc Cực

4. Con người

- Nắng nóng, mưa nhiều chính là điều kiện thuận lợi cho nhiều vi khuẩn truyền nhiễm sinh sôi và phát triển. Nhiều loại bệnh, dịch bệnh mới xuất hiện và hệ miễn dịch tự nhiên của con người không thể chống lại được.

- Hơn nữa, nắng nóng quá cao và kéo dài cũng khiến số người chết tăng lên.

Cách khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính

1. Trồng nhiều cây xanh, bảo vệ rừng

Đây là một trong những giải pháp giúp giảm thiểu đáng kể hiệu ứng nhà kính và dễ thực hiện. Cây xanh sẽ sử dụng khí CO2 để quang hợp, đồng thời thải khí O2 vào không khí. Nhờ đó, lượng khí CO2 sẽ được giảm thiểu đáng kể.

Hiệu ứng nhà kính có lợi hay hại

Tích cực trồng nhiều cây xanh

2. Sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường

Hạn chế sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch, kết hợp với việc tìm kiếm các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường để thay thế như gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, thủy triều,…

3. Giảm lượng khí thải

- Tiết kiệm điện: Điện năng hiện nay chủ yếu được sản xuất từ quá trình đốt các nguyên liệu, nhiên liệu hóa thạch. Quá trình đốt cháy này sẽ sản sinh ra một lượng lớn khí CO2 và thải vào không khí, tăng lượng CO2 trong khí quyển. Tiết kiệm điện sẽ hạn chế việc đốt quá nhiều các vật liệu trên, từ đó giảm bớt lượng khí thải CO2.

- Các nhà máy sản xuất cần lọc khí thải trước khi thải ra môi trường.

- Phương tiện di chuyển: Hoạt động của các phương tiện giao thông như oto, xe máy,….sẽ thải vào không khí một lượng lớn khí CO2. Vì vậy, để hạn chế lượng khí thải này, việc sử dụng các phương tiện công cộng, di chuyển bằng xe đạp, đi bộ nên được thực hiện.

Hiệu ứng nhà kính có lợi hay hại

Tích cực sử dụng xe đạp, đi bộ thay cho oto, xe máy

4. Xử lý ô nhiễm không khí

Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ chuyển hóa khí CO2 thành chất khác, ngăn chặn các khí như CH4, Cl2,….thải vào không khí.

5. Tuyên truyền, giáo dục

Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho mọi người về hiện tượng hiệu ứng nhà kính như nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục để nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân.

Trên đây là một số thông tin mà LabVIETCHEM muốn chia sẻ đến bạn đọc về hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Hy vọng nó sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Hãy cùng chung tay bảo vệ Trái Đất, bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta bằng những hành động thiết thực nhất để giảm hiệu ứng nhà kính nhé.