Hộ gia đình sẽ sử dụng điện trung bình năm 2024
Với giá điện được chia làm 6 bậc như hiện nay, chỉ có những hộ gia đình sử dụng từ 100kWh điện (100 số điện) một tháng trở xuống giá điện mới thấp hơn mức giá bán lẻ điện bình quân 1.864,44 đồng/kWh. Vậy cách nào để người tiêu dùng 1 tháng chỉ dùng dưới 100 kWh điện. Giá điện cũ so sánh giá điện mới Theo tìm hiểu hầu hết mức sử dụng gia đình nằm ở khoảng từ hơn 100 – 300 kWh/tháng. Mức sử dụng 100 kWh rất ít gia đình chỉ dùng ở mức này. Vì vậy, để sử dụng điện tiết kiệm, mỗi người cần biết mức tiêu thụ điện của từng thiết bị đồ dùng. Trong các gia đình hiện đại, các đồ điện gia dụng: TV, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, máy giặt,… đang trở nên phổ biến. Để tính được lượng điện năng tiêu thụ (W/h hoặc KW/h) mỗi tháng, trước tiên, người dùng cần nắm rõ chỉ số công suất tiêu thụ điện năng của các thiết bị (là thông số các nhà sản xuất ghi rõ trên bao bì thiết bị) và thời gian sử dụng sản phẩm. TV màn hình phẳng: TV có kích cỡ màn hình 32 inh thường có công suất khoảng 40W. Như vậy, nếu bật TV liên tục trong vòng 25 tiếng đồng hồ sẽ tiêu thụ hết 1 KWh (1 số điện). TV 40 inh công suất 65W dùng 15,4 tiếng tiêu thụ khoảng 1 số điện. Dù công suất tiêu thụ không lớn, nhưng có rất nhiều gia đình lại có thói quen sử dụng nút Power trên điều khiển để tắt TV. Với cách tắt này, TV vẫn tiêu thụ một lượng điện năng nhất định. Nồi cơm điện: Có công suất khoảng 500W dùng 2 giờ tiêu thụ 1KW giờ. Công suất 750W dùng 1,3 giờ tiêu thụ 1 KW giờ. Tủ lạnh: các loại tủ lạnh nhỏ có dung tích 150l công suất 100 – 150W. Như vậy, bình quân mỗi ngày, tủ lạnh dung tích này tiêu thụ 1,5 – 1,7 KWh. 1 tháng tiêu thụ hết ít nhất 45 số điện. Tuy nhiên, đây chỉ là cách tính tương đối vì công suất tiêu thụ điện của tủ lạnh phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ môi trường và cách dùng. Điều hòa nhiệt độ: đây có thể xem là thiết bị ngốn nhiều điện năng nhất trong gia đình. Một máy điều hòa nhiệt độ 9000 BTU có công suất dao động từ 800 – 850 W. Các máy 12000 BTU có công suất 1500W. Như vậy, Nếu một chiếc điều hòa nhiệt độ 9000BTU chạy trong vòng một tiếng đồng hồ sẽ tiêu tốn 0,85KWh (gần 1 số điện). Còn một chiếc điều hòa nhiệt độ 12000BTU sẽ tiêu tốn của gia đình bạn 1,5 số điện sau 1 giờ sử dụng. Quạt điện: nếu bật/tắt một chiếc quạt 40W 5 tiếng/ngày với tốc độ cao nhất thì bạn phải trả thêm khoảng 2kWh/tháng so với việc để quạt chạy ở mức độ thấp nhất. Bàn là: Bàn là thường có công suất 750W. Như vậy, nếu sử dụng thiết bị này khoảng 10 tiếng/tuần, gia đình bạn sẽ tiêu tốn 30 số điện/ tháng. Với mức tiêu thụ điện của các thiết bị điện tiêu dùng như trên mức sử dụng dưới 100kWh gần như chỉ sử dụng quạt điện và nồi cơm điện và bóng đèn, tivi xem hạn chế. Nếu sử dụng điều hòa và tủ lạnh mức 100 kWh/tháng là cực khó. Theo quy định hiện nay giá điện được chia làm 6 bậc mỗi bậc tương đương với mức tiêu thụ điện năng một tháng, lượng điện tiêu thụ đó sẽ có cách tính khách nhau. Sau khi EVN thông báo tăng giá điện sinh hoạt từ 20/3 thì mọi gia đình hầu hết đều phải trả tiền điện rất nhiều. Theo đó, ếu sử dụng 50 kWh: Mức giá cũ: 1.549 x 50 = 77.450 + VAT 10% = 85.195 đồng; Mức giá mới: 1.678 x 50 = 83.900 + VAT 10% = 92.290 đồng. Nếu từ 51 kWh đến 100 kWh: Mức giá cũ: 1.600 x 50 = 80.000 + VAT 10% = 88.000 đồng; Mức giá mới: 1.734 x 50 = 86.700 + VAT 10% = 95.370 đồng. Tương tự nếu sử dụng 101 kWh đến 200 kWh: Mức giá cũ: 1.858 x 100 = 185.800 + VAT 10% = 204.380 đồng; Mức giá mới: 2.014 x 100 = 201.400 + VAT 10% = 221.540 đồng. Sử dụng từ 201 kWh đến 300 kWh: Mức giá cũ: 2.340 x 100 = 234.000 + VAT 10% = 257.400 đồng; Mức giá mới: 2536 x 100 = 253.600 + VAT 10% = 278.960 đồng. Từ 301 kWh đến 400 kWh:Mức giá cũ: 2.615 x 100 = 261.500 + VAT 10% = 287.650 đồng; Mức giá mới: 2.834 x 100 = 283.400 + VAT 10% = 311.740 đồng. Chiều 4-5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức buổi trao đổi thông tin về việc điều chỉnh giá điện. Theo quyết định của EVN, từ 4-5, giá bán lẻ điện bình quân sẽ tăng từ 1.864,44 đồng/kWh lên 1.920,3732 đồng/KWh (chưa bao gồm VAT). Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành. Cùng ngày, Bộ Công Thương cũng đã ban hành quyết định quy định giá bán điện, trong đó có mức giá đối với nhóm khách hàng sử dụng điện sinh hoạt. Cụ thể, giá bán lẻ điện sinh hoạt như sau: Bậc 1 (từ 0 - 50 kWh) là 1.728 đồng (giá cũ là 1.678 đồng); Bậc 2 (từ 51-100 kWh) là 1.786 đồng (giá cũ là 1.734 đồng); Bậc 3 (101 – 200 kWh) là 2.074 đồng (giá cũ 2.014 đồng); Bậc 4 (201 – 300) là 2.612 đồng (giá cũ là 2.536 đồng); Bậc 5 (301-400 kWh) là 2.919 đồng (giá cũ là 2.834 đồng); Bậc 6 (từ 401 kWh trở lên) là 3.015 đồng (giá cũ 2.927 đồng). Giá bán lẻ điện sinh hoạt áp dụng từ ngày 4-5 Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết theo tính toán, với mức điều chỉnh như trên, tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 50 kWh/tháng là 2.500 đồng/hộ, (số hộ sử dụng điện dưới 50 kWh toàn EVN năm 2022 là 3,33 triệu hộ, chiếm 11,98% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt). Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 100 kWh/tháng là 5.100 đồng/hộ, (số hộ sử dụng điện từ 51-100 kWh toàn EVN năm 2022 là 4,7 triệu hộ, chiếm 16,85% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt). Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 200 kWh/tháng là 11.100 đồng/hộ, (số hộ sử dụng điện từ 101-200 kWh toàn EVN năm 2022 là 10,04 triệu hộ, chiếm 36,01% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt), đây là nhóm khách hàng đang chiếm tỉ trọng lớn nhất. Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 300 kWh/tháng là 18.700 đồng/hộ (số hộ sử dụng điện từ 201-300 kWh toàn EVN năm 2022 là 4,96 triệu hộ, chiếm 17,81% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt). Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 400 kWh/tháng là 27.200 đồng/hộ (số hộ sử dụng điện từ 301-400 kWh toàn EVN năm 2022 là 2,21 triệu hộ, chiếm 7,95% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt). Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động về việc trong đề xuất lên cấp có thẩm quyền, EVN có đưa ra phương án tăng giá điện cao hơn mức 3% hay không, Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Xuân Nam cho biết đơn vị có đề xuất mức tăng cao hơn. Tuy nhiên, ông Nam không tiết lộ mức đề xuất cụ thể. Theo ông Nguyễn Xuân Nam, trong bối cảnh chung của nền kinh tế, Bộ Công Thương, Chính phủ chỉ đạo mức tăng phù hợp để giảm thiểu tác động ở mức thấp nhất có thể. "Do đó, Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo EVN tăng giá bán lẻ điện bình quân tối đa ở mức 3% so với hiện hành"- ông Nam cho hay. |