Hồ sơ khai báo hóa chất nhập khẩu năm 2024

Khi làm thủ tục nhập khẩu hóa chất, các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý các quy định mới nhất tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 25/11/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Hóa chất. Dưới đây là một số lưu ý khi nhập khẩu hóa chất.

1. Các loại hóa chất bắt buộc phải khai báo qua cổng thông tin một cửa quốc gia

Tại Khoản 1 Điều 27 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định: “Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo có trách nhiệm thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia”. Do vậy, doanh nghiệp đăng ký tài khoản và khai báo trên cổng thông tin một cửa quốc gia tại địa chỉ www.vnsw.gov.vn.

Những hóa chất cần khai báo là những loại hàng thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo tại Phụ lục V Nghị định số 113/2017/NĐ-CP. Để tra cứu, cần căn cứ vào mã CAS của hóa chất đó. Sau đó, tra cứu ngay ở Nghị định 113 xem có nằm ở Phụ lục V hay không. Mỗi loại hóa chất cần có MSDS [Material Safety Data Sheet] -Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất, là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Trong bản MSDS sẽ có mã CAS của từng thành phần hóa chất.

Nếu như mã CAS đó thuộc Phụ lục V của Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì tiến hành đăng ký ngay tài khoản trên hệ thống một cửa quốc gia và tiến hành khai báo hóa chất. Khi hồ sơ đã được “thông báo tiếp nhận” thì có thể tiến hành làm thủ tục hải quan nhập khẩu hóa chất của mình. Khai báo hóa chất qua hệ thống một cửa quốc gia, thủ tục khai báo tương đối đơn giản và sau 30 phút sẽ có kết quả tiếp nhận.

Một điều đáng lưu ý, khi tra mã CAS của hóa chất vừa thuộc Phụ lục V “Danh mục hóa chất phải khai báo” vừa thuộc Phụ lục I “Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp” thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần lưu ý. Vì thực tế, “danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp” là danh mục dành riêng cho các doanh nghiệp kinh doanh, sử dụng hóa chất. Nếu kinh doanh, sản xuất hóa chất nằm trong danh mục này, cần xin giấy phép cho việc kinh doanh, sản xuất đó. Giấy phép này được cấp bởi Cục Hóa chất.

2. Các trường hợp miễn trừ khai báo

Theo Điều 28 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP các trường hợp dưới đây khi nhập khẩu hóa chất được miễn trừ khai báo:

  1. Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp.
  2. Hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất bảng đã được cấp phép sản xuất, nhập khẩu.
  3. Hóa chất nhập khẩu dưới 10 kg/một lần nhập khẩu. Trường hợp miễn trừ nêu tại điểm này không áp dụng đối với các hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
  4. Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, nguyên liệu sản xuất thuốc là dược chất để sản xuất theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.
  5. Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã có Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.

Trường hợp hoá chất doanh nghiệp mua từ nội địa thuộc Phụ lục V nhưng thuộc các trường hợp miễn trừ khai báo nêu trên thì khi làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp được miễn trừ khai báo hoá chất. Nếu không thuộc các trường hợp miễn trừ khai báo theo quy định trên, khi nhập khẩu doanh nghiệp phải thực hiện khai báo hoá chất theo quy định tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

3. Hồ sơ khai báo hóa chất

Theo Điều 27 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP, sau khi đăng ký tài khoản thành công trên hệ thống một cửa Quốc gia, Doanh nghiệp cần chuẩn bị một số giấy tờ chính bao gồm:

  • Bản khai báo hóa chất [theo mẫu];
  • Hóa đơn mua, bán hóa chất [Invoice, packing list];
  • Phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt;
  • Trường hợp đối với mặt hàng phi thương mại không có hóa đơn mua, bán hóa chất, tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất có thể sử dụng giấy báo hàng về cảng thay cho hóa đơn thương mại.

Sau khi đã khai khai báo hóa chất xong sẽ tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hóa bình thường như đối với các lô hàng khác.

Bài viết dưới đây hướng dẫn doanh nghiệp về Thủ tục khai báo hóa chất nhập khẩu về Việt Nam. Khi nhập khẩu hóa chất, điều quan trọng bậc nhất cần chú ý đó là MSDS và số CAS của sản phẩm.

I. THỦ TỤC KHAI BÁO HÓA CHẤT BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NHỮNG HÓA CHẤT NÀO?

Căn cứ vào Điều 25, Nghị định 113/2017/NĐ-CP: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất. Đã đưa ra quy định về danh mục những hóa chất cần khai báo ở phụ lục V của Nghị định này.

II. CÁC TRƯỜNG HỢP HÓA CHẤT ĐƯỢC MIỄN KHAI BÁO

Các trường hợp được miễn trừ khai báo được căn cứ theo Điều 28, Nghị định 113/2017/NĐ-CP như sau:

– Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp.

– Hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất bảng đã được cấp phép sản xuất, nhập khẩu.

– Hóa chất nhập khẩu dưới 10 kg/một lần nhập khẩu. Trường hợp miễn trừ nêu tại điểm này không áp dụng đối với các hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

– Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, nguyên liệu sản xuất thuốc là dược chất để sản xuất theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.

– Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã có Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.

III. KHAI BÁO HÓA CHẤT NHẬP KHẨU Ở ĐÂU?

Tại khoản 1 điều 27 của nghị định 113/2017/NĐ-CP: “Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo có trách nhiệm thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia”

Do vậy, doanh nghiệp đăng ký tài khoản và khai báo trên www.vnsw.gov.vn

  1. Hình thức khai báo hóa chất nhập khẩu
  2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo có trách nhiệm thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia //vnsw.gov.vn
  3. Tạo tài khoản truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia
  4. a] Tổ chức, cá nhân tạo tài khoản đăng nhập theo mẫu quy định trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, bao gồm các thông tin, tệp tin đính kèm;
  5. b] Trường hợp cần làm rõ hoặc xác nhận thông tin, cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp các văn bản, chứng từ quy định tại điểm a khoản này dạng bản in.
  6. Thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu
  7. a] Các thông tin khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định này trên Cổng thông tin một cửa quốc gia bao gồm các thông tin tổ chức, cá nhân khai báo, các thông tin hóa chất nhập khẩu;
  8. b] Hóa đơn mua, bán hóa chất;
  9. c] Phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt;
  10. d] Trường hợp đối với mặt hàng phi thương mại không có hóa đơn mua, bán hóa chất, tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất có thể sử dụng giấy báo hàng về cảng thay cho hóa đơn thương mại.
  11. Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử
  12. a] Tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo thông tin thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Thông tin sẽ tự động chuyển đến hệ thống của Bộ Công Thương, khi đó hệ thống của Bộ Công Thương sẽ tự động phản hồi qua Cổng thông tin một cửa quốc gia tới tổ chức, cá nhân khai báo và cơ quan hải quan, thông tin phản hồi như một bằng chứng xác nhận hoàn thành khai báo hóa chất, làm cơ sở để tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan làm thủ tục thông quan;
  13. b] Thông tin phản hồi khai báo hóa chất nhập khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định này, có giá trị pháp lý để làm thủ tục thông quan.
  14. Trường hợp phát sinh sự cố hệ thống

Trường hợp phát sinh sự cố hệ thống, tổ chức, cá nhân không thể thực hiện khai báo qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, trong thời gian chờ khắc phục sự cố, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu qua hệ thống dự phòng do Cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo quy định.

  1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia

Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin khai báo theo biểu mẫu có sẵn trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và các văn bản, chứng từ, dữ liệu điện tử trong bộ hồ sơ khai báo hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trường hợp thông tin khai báo không chính xác, tổ chức, cá nhân liên quan sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định hiện hành. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ bộ hồ sơ khai báo hóa chất để xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu 5 năm.

  1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng hệ thống quản lý tiếp nhận thông tin khai báo; chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan kiểm tra tổ chức, cá nhân hoạt động khai báo hóa chất.
  2. Dữ liệu nhập khẩu hóa chất của tổ chức, cá nhân được Bộ Công Thương chia sẻ với các cơ quan quản lý ngành ở địa phương thông qua Cơ sở dữ liệu về hóa chất.

IV. HỒ SƠ KHAI BÁO GỒM NHỮNG GÌ?

Theo khoản 3, điều 27 Nghị định 113/2017/ NĐ-CP: Quy định những Hồ sơ khai báo hóa chất bao gồm:

– Các thông tin khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định 113/2017/NĐ-CP trên Cổng thông tin một cửa quốc gia bao gồm các thông tin tổ chức, cá nhân khai báo, các thông tin hóa chất nhập khẩu;

– Hóa đơn mua, bán hóa chất;[Invoice, packing list].

– Phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt;[ PHỤ LỤC 9 Hướng dẫn xây dựng phiếu an toàn hóa chất – theo Thông tư số 32/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương]

– Trường hợp đối với mặt hàng phi thương mại không có hóa đơn mua, bán hóa chất, tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất có thể sử dụng giấy báo hàng về cảng thay cho hóa đơn thương mại.

Lưu ý khi tiến hành khai báo hoá chất

Trong quá trình khai báo hoá chất sẽ phát sinh các trường hợp mà khách hàng cần lưu ý như sau:

Trường hợp 1: Hoá chất thuộc phụ lục V mà không thuộc các phụ lục còn lại. Trường hợp này doanh nghiệp khai báo hoá chất bình thường để nhập khẩu. Hiện tại việc khai báo hoá chất thực hiện tại cổng hải quan một cửa quốc gia chỉ mất 30 phút kể từ khi tiến hành khai báo sử dụng chữ ký số doanh nghiệp.

Trường hợp 2: Hoá chất rơi vào các danh mục như hoá chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp, hoá chất hạn chế kinh doanh, hoá chất cấm, hoá chất nguy hiểm…Trường hợp này doanh nghiệp cần kiểm tra lại giấy phép về điều kiện kinh doanh [giấy phép do cục hoá chất cấp]

Lệ phí khai báo hóa chất

Theo Thông tư số 170/2016/TT-BTC thay thế Thông tư số 85/2015/TT-BTC, sẽ không thu lệ phí cấp Giấy xác nhận khai báo hóa chất nhập khẩu.

V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT

Khoản 1, Điều 9, Thông tư 32/2017/TT-BCT: quy định chế độ báo cáo hoạt động hóa chất như sau:

Chế độ báo cáo của tổ chức, cá nhân

– Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp có trách nhiệm báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất của năm trước theo Mẫu số 05a quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này gửi Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tiến hành hoạt động hóa chất để tổng hợp, quản lý, đồng thời gửi Cục Hóa chất;

– Sau khi hệ thống cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia được hoàn thiện, chế độ báo cáo định kỳ quy định tại điểm a khoản này sẽ được thực hiện thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia;

– Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp có trách nhiệm báo cáo đột xuất tình hình hoạt động hóa chất khi có sự cố xảy ra trong hoạt động hóa chất hoặc chấm dứt hoạt động hóa chất đến Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất và khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

VI. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

– Luật Hóa chất 06/2007/QH12

– Nghị định số 113/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25 tháng 11 năm 2017 Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật hóa chất.

– Thông tư 32/2017/TT-BCT:có hiệu lực ngày 28 tháng 12 năm 2017. Quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và nghị định 113/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết và hước dẫn một số điều của Luật hóa chất.

Xin Giấy phép nhập khẩu hóa chất ở đâu?

- Nộp trực tiếp tại Bộ Công Thương [Cục Hóa chất]. 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về hóa chất do cơ quan có thẩm quyền cấp.nullCấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1dichvucong.moit.gov.vn › TTHCOnlineDetailnull

Hồ sơ nhập khẩu hàng hóa gồm những gì?

Giấy tờ bắt buộc.

Hợp đồng thương mại [Sales Contract] ... .

Hóa đơn thương mại [Commercial Invoice] ... .

Phiếu chi tiết hàng hóa [Packing List] ... .

Vận đơn [Bill of Lading].

Tờ khai hải quan [Customs Declaration] ... .

Hóa đơn chiếu lệ [Proforma Invoice] ... .

Thư tín dụng [Letter of Credit] ... .

Chứng từ bảo hiểm [Insurance Certificate].

Khai báo hóa chất ở đâu?

Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai báo hóa chất nhập khẩu vào Việt Nam có thể thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, tại địa chỉ //vnsw.gov.vn/. ... .

Hồ sơ đăng ký hóa chất mới sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội..

Hóa chất nhập khẩu là gì?

Hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất bảng đã được cấp phép sản xuất, nhập khẩu. Hóa chất nhập khẩu dưới 10 kg/một lần nhập khẩu. Trường hợp miễn trừ nêu tại điểm này không áp dụng đối với các hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.nullTHỦ TỤC NHẬP KHẨU HOÁ CHẤT - LONG VIET LOGISTICS CO., LTDlongvietlogistics.com › tin-tuc › thu-tuc-nhap-khau-hoa-chat-31null

Chủ Đề