Hóa chất nào phải đóng phí môi trường

Ngày 05/5/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2020/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020.

Đối tượng chịu phí

Nghị định số 53/2020/NĐ-CP quy định đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường là nước thải công nghiệp thải vào nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định pháp luật và nước thải sinh hoạt,trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định.

Trong đó, nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy, địa điểm, cơ sở sản xuất, chế biến [sau đây gọi chung là cơ sở] của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm: Cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá; cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại theo quy định pháp luật về chăn nuôi; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định; cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề; cơ sở thuộc da, tái chế da, dệt, nhuộm, may mặc; cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản; cơ sở sản xuất giấy, bột giấy, nhựa, cao su; linh kiện, thiết bị điện, điện tử; cơ sở cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụ tùng; cơ sở sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu, xử lý chất thải; cơ sở hóa chất cơ bản, phân bón, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, đồ gia dụng; nhà máy cấp nước sạch, nhà máy điện; hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu đô thị; hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cảng cá, khu công nghệ cao và các khu khác; cơ sở sản xuất, chế biến khác có phát sinh nước thải từ hoạt động sản xuất, chế biến.

Nước thải sinh hoạt là nước thải từ hoạt động của: Hộ gia đình, cá nhân; Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác [gồm cả trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức này], trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức này; cơ sở rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy; cơ sở khám, chữa bệnh, nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.

Các trường hợp miễn phí

Miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong các trường hợp sau: Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện; nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra; nước thải sinh hoạt của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các xã; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các phường, thị trấn chưa có hệ thống cấp nước sạch; hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh ở các phường, thị trấn đã có hệ thống cấp nước sạch tự khai thác nước sử dụng; nước làm mát [theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường] không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng; nước thải từ nước mưa tự nhiên chảy tràn; nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy sản của ngư dân; nước thải của các hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

- Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.

- Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đối với cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ngày [24 giờ] áp dụng phí cố định tính theo khối lượng nước thải [không áp dụng mức phí biến đổi] như sau: Năm 2020, áp dụng mức phí 1.500.000 đồng/năm.

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, áp dụng theo Biểu sau:

Số TT

Lưu lượng nước thải bình quân [m3/ngày]

Mức phí [đồng/năm]

1

Từ 10 đến dưới 20

4.000.000

2

Từ 5 đến dưới 10

3.000.000

3

Dưới 5

2.500.000

Đối với cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20 m3 /ngày trở lên phí tính theo công thức sau: F = f + C

Trong đó:

F là số phí phải nộp.

f là mức phí cố định: 1.500.000 đồng/năm [kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi là 4.000.000 đồng/năm]; trường hợp cơ sở bắt đầu hoạt động sau quý I, số phí phải nộp tính cho thời gian từ quý cơ sở bắt đầu hoạt động đến hết năm, mức phí cho 01 quý = f/4.

C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất theo Biểu dưới đây:

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Đây là khoản thu mới và dự kiến trước mắt chỉ quy định người nộp phí là các cơ sở xả khí thải như các doanh nghiệp sản xuất gang thép, luyện kim, sản xuất hóa chất vô cơ; phân bón vô cơ; thuốc bảo vệ thực vật hóa học; lọc, hóa dầu; tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; nhiệt điện; sản xuất xi măng...

MỨC PHÍ CỐ ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ XẢ KHÍ PHẢI LÀ 3 TRIỆUD ĐỒNG/NĂM

Theo đó, về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải, căn cứ Luật Phí và lệ phí, để bảo đảm thống nhất với quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại Nghị định số 53/2020/NĐ-CP, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định xây dựng mức phí gồm 2 phần: Phí cố định thu đối với mọi cơ sở xả khí thải, để bảo đảm chi phí xử lý các chất nằm ngoài 4 chất [Bụi tổng, NOx, SOx, CO] và phí biến đổi thu bổ sung đối với các cơ sở phải quan trắc khí thải [thu đối với 4 chất: Bụi tổng, NOx, SOx, CO].

Mức phí cố định đối với các cơ sở xả khí thải là 3.000.000 đồng/năm, còn phí biến đổi là 500-800 đồng/tấn đối với 4 chất gây ô nhiễm môi trường gồm bụi tổng, NOx, SOx và CO.

Theo dự thảo, với cơ sở xả khí thải thuộc đối tượng quan trắc khí thải tự động, liên tục và quan trắc định kỳ hàng quý, chậm nhất là ngày 10 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo, người nộp phí thực hiện lập Tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với khí thải của quý trước, nộp cho tổ chức thu phí. Trường hợp chậm nộp phí theo thông báo thì phải nộp cả tiền chậm nộp theo quy định pháp luật về quản lý thuế.

Người nộp phí thực hiện nộp phí bằng một trong các hình thức sau: Nộp phí theo hình thức không dùng tiền mặt vào tài khoản chuyên thu phí của tổ chức thu phí mở tại tổ chức tín dụng; nộp phí vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước; nộp phí bằng tiền mặt cho tổ chức thu phí.

KHUYẾN KHÍCH CÁC CƠ SƠ ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ GIẢM THIỂU XẢ THẢI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Đánh giá tác động của chính sách đối với kinh tế xã hội, Bộ Tài chính cho rằng việc quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải sẽ khuyến khích các cơ sơ xả thải đầu tư công nghệ giảm thiểu xả thải gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với chủ trương của Đảng và Chính phủ về bảo vệ môi trường không khí.

Việc quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải tương đồng với phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đang quy định tại Nghị định số 53/2020/NĐ-CP sẽ góp phần làm tăng hiệu xuất thực thi công vụ, tiết kiệm nguồn nhân lực và tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thu nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải.

Việc xác định khối lượng khí thải căn cứ trên số liệu quan trắc là đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp, phát huy vai trò của người dân trong giám sát quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp phí của tổ chức xả thải gây ô nhiễm môi trường. Qua đó, người dân có thể phát hiện, phản ánh đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những sai phạm, tiêu cực; xử lý kịp thời những phát sinh liên quan đến đời sống của người dân nơi diễn ra hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường không khí.

Theo tờ trình dự thảo Nghị định của Bộ Tài chính, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, chất lượng môi trường không khí tại các thành phố lớn, một số khu công nghiệp, làng nghề đang ngày càng suy giảm, tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng, thiệt hại cho nền kinh tế, đe dọa tới môi trường.

Hiện ô nhiễm môi trường không khí, nhất là tại các đô thị lớn đang có xu hướng ngày càng gia tăng, có thời điểm chất lượng ô nhiễm môi trường không khí ở mức báo động. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do hoạt động xả khí thải của các cơ sở xả thải và phương tiện giao thông vận tải.

Hiện cả nước có khoảng 5,1 triệu xe ô tô và số lượng lớn xe máy đang lưu hành và có hàng chục khu tổ hợp, liên hợp trong đó tập trung nhiều dự án, loại hình sản xuất bauxite, gang thép, lọc hóa dầu, trung tâm điện lực, hàng ngày xả thải khối lượng lớn khí thải công nghiệp.

Gần 120.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có 138 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020, chưa hoàn thành xử lý triệt để.

Đồng thời có khoảng 110.000 doanh nghiệp xây dựng, hoạt động xây dựng nhà ở, khu chung cư, khu đô thị mới, cầu đường, khai thác và vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải diễn ra khắp nơi trong cả nước. Các cơ sở này phát sinh khối lượng lớn khí thải công nghiệp, bụi thải, tác động xấu đến môi trường.

Trong khi đó, phần lớn tổ chức, cá nhân xả thải gây ô nhiễm môi trường không khí chưa ý thức đầy đủ về trách nhiệm trong bảo vệ môi trường không khí.

Vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng việc nghiên cứu, xây dựng Nghị định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải là cần thiết, nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng và Chính phủ, kiện toàn hệ thống pháp luật phí, phù hợp với đòi hỏi từ thực tiễn và nhằm từng bước nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân xả thải…

Chủ Đề