Hóa đơn chứng từ mỹ phẩm xách tay năm 2024

Mặc dù Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có hiệu lực gần 1 tháng nay [15.10.2020]. Tuy nhiên, khảo sát trên các địa chỉ online, hoạt động buôn bán hàng xách tay vẫn đang diễn ra tấp nập giữa người bán và cả người mua.

Sữa Nhật được bày bán nhưng không có hóa đơn lẻ. Ảnh: Cao Nguyên

Vẫn tấp nập hoạt động

Theo Nghị định số 98/2020/NĐ-CP sẽ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo Nghị định này, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

Khảo sát tại một số hội nhóm chuyên bán hàng xách tay, không khó để người tiêu dùng có thể tìm mua các mặt hàng từ sữa bột, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,… được nhập khẩu theo đường xách tay từ nước ngoài về. Hỏi mua sữa bột từ một địa chỉ cửa hàng bán online các mặt hàng sữa ngoại nhập trên mạng xã hội, chủ cửa hàng cho biết, bán đầy đủ các loại sữa ngoại như sữa Morinaga còn khoảng 320 nghìn đến 490 nghìn đồng/hộp tuỳ trọng lượng, hay sữa Meiji hộp 800 gram xách tay trực tiếp từ Nhật Bản loại cho trẻ dưới một tuổi có giá khoảng 470 nghìn đến 550 nghìn đồng/hộp, rẻ hơn hàng chính hãng đến cả trăm nghìn đồng.

Trong khi đó, theo ghi nhận của PV Lao Động tại một cửa hàng chuyên bán đồ Nhật ở đường Thành Thái [quận Cầu Giấy] khách vẫn ra vào tấp nập. Khi PV vào vai người đi mua sữa bột và hỏi có hóa đơn chứng từ không. Người bán hàng nói rằng “chỉ có hóa đơn tổng chứ không có hóa đơn lẻ. Nếu mua được thì mua không mua thì thôi”. Người này cũng trấn an rằng khách hàng yên tâm vì con cái của chị cũng uống loại này.

Một cửa hàng mỹ phẩm khác kín đáo hơn khi sử dụng ứng dụng “nhóm kín” trên facebook để kinh doanh. Tuy nhiên, khi được hỏi về hàng hóa, chủ cửa hàng này cho rằng không có hóa đơn lẻ, chỉ có hóa đơn tổng. Ngoài ra, chủ này cam kết là hàng chính hãng nhập khẩu từ nước ngoài về.

Mới đây, ngày 4.11, Đội QLTT số 3, Cục QLTT TPHCM phối hợp với Đội 7, Phòng Cảnh sát kinh tế [PC03] và Công an phường 3, quận 10, TPHCM tiến hành khám ba lô của ông Nguyễn Kim Na tại bãi giữ xe Cao ốc B Chung cư Ngô Gia Tự. Kết quả phát hiện, lực lượng chức năng phát hiện trong ba lô chứa 24 cái điện thoại di động iPhone còn nguyên seal chưa qua sử dụng. Ông Nguyễn Kim Na trình bày, số hàng trên thuộc sở hữu của ông Ngô Nguyễn Hoàng Vân. Có mặt và làm việc với Đoàn kiểm tra, ông Vân khẳng định là chủ sở hữu của toàn bộ số điện thoại chứa trong ba lô nêu trên. Số hàng này được lấy từ phòng 8.14, Cao ốc B Chung cư Ngô Gia Tự giao cho ông Nguyễn Kim Na để giao cho khách hàng thì bị kiểm tra. Tại đây, Đoàn kiểm tra phát hiện thêm 26 cái điện thoại di động iPhone, 9 cái Ipad [máy tính bảng] và 5 cái đồng hồ thông minh còn nguyên seal, chưa qua sử dụng là hàng ngoại nhập, không có hóa đơn, chứng từ đều do ông Ngô Nguyễn Hoàng Vân là chủ sở hữu.

Người bán “thờ ơ”, người mua vẫn mặc kệ

Không chỉ những người bán hàng mà ngay chính rất nhiều người tiêu dùng vẫn còn mơ hồ khi được hỏi về Nghị định này. Điều này đã vô tình trở thành nguyên nhân thúc đẩy các hoạt động buôn bán hàng hóa xách tay trên các địa chỉ online vẫn diễn ra sôi động như hiện nay. Không chỉ dùng hàng xách tay cho mình mà mua cả cho con.

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh [Học viện Tài chính] cho rằng, cần phải siết chặt quản lý kinh doanh đối với hàng xách tay, hàng hóa không rõ nguồn gốc bởi nó gây thiệt đơn, thiệt kép cho nền kinh tế. Ông Thịnh đặt vấn đề hàng xách tay sao có nhiều thế, mua bán tràn lan suốt bao năm nay?

Theo quy định của hải quan, thực tế trong khâu quản lý của ngành hải quan không tồn tại khái niệm “hàng xách tay”...

Hàng xách tay lưu thông trên thị trường mà không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật thì được xác định là hàng hóa nhập lậu [Ảnh minh họa]

Luật sư trả lời:

Pháp luật hiện nay không định nghĩa cũng như quy định về hàng xách tay. Tuy nhiên, người tiêu dùng hiểu rằng hàng xách tay là hàng do cá nhân mua trực tiếp từ nước ngoài và mang về Việt Nam bằng đường hàng không, sau đó sẽ được bán tại các cửa hàng hoặc bán qua các cá nhân. Vì hàng xách tay không phải chịu thuế, không phải kê khai hải quan nên giá thành thường rẻ hơn, đây cũng là lý do người tiêu dùng ưa chuộng mua loại hàng này.

Luật sư Đặng Thành Chung [Giám đốc Công ty Luật TNHH An ninh, phòng 305, tòa nhà số 8 Láng Hạ, Hà Nội]

Tuy nhiên, tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15-10-2020, khoản 6, Điều 3 quy định “hàng hóa nhập lậu” gồm:

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;

- Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;

- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Như vậy, căn cứ quy định trên, hàng xách tay lưu thông trên thị trường mà không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật thì được xác định là hàng hóa nhập lậu. Do đó, việc kinh doanh hàng xách tay không có hóa đơn, chứng từ có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 15, Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Mức phạt tiền căn cứ theo trị giá của hàng hóa nhập lậu, dao động từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đặc biệt, khoản 2, Điều 15 quy định như sau:

“2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:

  1. Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  1. Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
  1. Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi”.

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và buộc khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 4, khoản 5, Điều 15, Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

Chủ Đề