Hóa học 8 bài thực hành 2kẻ bản tường trình

Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản tường trình và trình bày luận điểm mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện và tạo lập văn bản tường trình.

  1. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
  2. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
  4. Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: Yêu cầu hs thực hiện trong vòng 2 phút?

- GV cho HS NX, chốt.

- GV chuyển ý giới thiệu bài học

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Hệ thống lại kiến thức về văn bản tường trình

  1. Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về văn bản tường trình.
  2. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về văn bản tường trình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc lại kiến thức, chuẩn bị trả lời trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

  1. Nhắc lại kiến thức về văn bản tường trình

- Tường trình là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tương trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.

- Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc, người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  2. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  4. Tổ chức thực hiện:

- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1. Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống sau:

  1. Một HS thường đi học muộn. Cô giáo chủ nhiệm muốn bạn ấy nhận rõ khuyết điểm và thành khẩn sửa chữa. Bạn ấy đã làm bản tường trình nộp cho cô giáo.
  1. Để chuẩn bị Đại hội chi đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, chi đội trưởng chuẩn bị bản tường trình báo cáo trước đại hội.
  1. Cô Tổng phụ trách Đội cần biết những công việc tập thể chi đội đã thực hiện và những kết quả đạt được trong học kì 1, bạn Hoa đã thay mặt ban chỉ huy chi đội viết bản tường trình nộp cho cô.

Câu 2. Kẻ vào vở bài tập bảng sau và điền nội dung thích hợp vào cột tương ứng:

Văn bản

So sánh

Tường trình

Thông báo

Giống nhau

Khác nhau

Câu 3. Trong các tình huống sau đây, tình huống nào cần viết văn bản tường trình?

  1. Em vô ý làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành.
  1. Học sinh đá bóng làm vỡ cửa kính của nhà trường.
  1. Hai bạn tình cờ có hai bài kiểm tra giống nhau.
  1. Gia đình em bị kẻ gian đột nhập lấy trộm tài sản.

Câu 4. Sau đây là văn bản tường trình còn một số lỗi. Em hãy chữa lại cho đúng.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN TƯỜNG TRÌNH

Về việc sách của thư viên bị hỏng

Kính gửi: Cô phụ trách thư viện Trường THCS Điện Biên

Em là Nguyền Thị Huệ, học sinh lớp 8A Trường THCS Điện Biên. Cách đây mươi hôm, em có mượn của thư viện cuốn truyện tranh Ha-ri Pót-tơ. Em rất thích đọc cuốn sách này vì nó rất: hấp dẫn, có nhiều bức tranh ngộ nghĩnh. Tuy nhiên, em vô cùng tức giận vì ai đó đã xé đi một số trang của cuốn sách. Việc làm trên là thiếu văn hoá và vi phạm nội quy của thư viện.

Một bạn đọc thường xuyên của thư viện.

- GV gọi một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Gợi ý trả lời:

Câu 1. Để thực hiện yêu cầu của bài tập, em hãy đọc lại phần Ghi nhớ trong SGK và lưu ý:

Tường trình là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả cần phải xem xét. Như vậy, viết văn bản tường trình khi:

- Đã có một sự việc xảy ra gây hậu quả xấu.

- Chưa quy kết trách nhiệm vì người có trách nhiệm chưa nắm chắc sự việc xảy ra như thế nào.

- Cần nói rõ hậu quả, thiệt hại và trách nhiệm của người tường trình. Từ những lưu ý trên, em hãy xem xét các tình huống nêu ra có thích hợp để viết tường trình hay không. Nếu không, theo em, cần phải viết loại văn bản nào.

Câu 2. Cần nhớ lại văn bản báo cáo đã học ở lớp 7 và căn cứ vào kết quả làm bài tập 1 để so sánh. Khi so sánh, tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa hai loại văn bản này, cần chú ý các phương diện:

- Mục đích

- Nội dung

- Yêu cầu

- Thể thức trình bày

Câu 3. Các tình huống: c, d.

Câu 4. Bản tường trình có một số lỗi cơ bản sau đây:

- Nhiều nội dung thừa không cần thiết.

- Thiếu cụ thể.

Có thể sửa lại như sau:

CỘNG HOÀ XÀ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Điện Biên, ngày 20 tháng 4 năm 2003

BẢN TƯỜNG TRÌNH

Về việc sách của thư viện bị hỏng

Kính gửi : Cô phụ trách thư viện Trường THCS Điện Biên

Em là Nguyễn Thị Huệ, học sinh lớp 8A Trường THCS Điện Biên xin được trình bày với cô một việc như sau:

Ngày 18 tháng 4 năm 2003, em có mượn của thư viện cuốn truyện tranh Ha-ri Pót-tơ. Vì sơ ý nên em không kiểm tra cẩn thận trước khi ra khỏi thư viện, về nhà, em mới phát hiện cuốn sách dã bị mất ba trang: 40, 41, 42. Em làm bản tường trình này trình bày để cô biết và thông cảm cho em.

Người làm tường trình

Nguyễn Thị

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Chủ Đề