Học bổ túc có được thi quân đội không

Bộ giáo dục và đào tạo luôn tạo những cơ hội tốt nhất cho học sinh cũng như sinh viên theo học tại các trường. Chú ý như các học sinh khi không đỗ và theo học được các trường THPT thì vẫn có sự lựa chọn thay thế về việc theo học các trường THPT bổ túc. Qua đó vẫn hoàn thành tốt về chương trình học cấp 3 kết thúc tốt nghiệp phổ thông và đưa ra định hướng tốt nhất cho tương lai về nghề nghiệp theo đuổi. 

Trả lời về “Học bổ túc có thi đại học được không?”

Tuy nhiên, vấn đề được nhiều học sinh quan tâm hơn đó chính là về việc theo học bổ túc liệu có thi đại học được không? Theo đó thì quy định mới nhất của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành, đối tượng dự tuyển đại học và cao đẳng đã mở rộng hơn. Tức đối tượng dự thi sẽ gồm có: 

+  Các thí sinh tốt nghiệp THPT qua hình thức giáo dục chính quy. 

+  Các thí sinh tốt nghiệp THPT với hình thức giáo dục thường xuyên, giáo dịch trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục trung học nghề cùng hệ tương đương. 

Khi thí sinh đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ cần nhanh chóng hoàn thiện thủ tục hồ sơ

Vậy nên mà từ chính quy định này thì thí sinh cũng đã thấy câu trả lời cho câu hỏi, đó là học bổ túc “có” thể thi đại học. Tất cả các học sinh theo học bổ túc THPT ngay sau khi hoàn tất quá trình thi tốt nghiệp phổ thông đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ cần nhanh chóng hoàn thiện thủ tục hồ sơ xét tuyển vào các trường. Tức là lựa chọn về trường đại học, cao đẳng hay trung cấp có ngành nghề mà bản thân yêu thích tương ứng với năng lực học tập. 

Thực tế cũng đã có rất nhiều thí sinh theo học hệ bổ túc với kết quả thi tốt nghiệp cao hơn các thí sinh theo học hệ chính quy. Vậy nên, việc tạo cơ hội công bằng cho mọi thí sinh thi tuyển đại học đủ điều kiện là điều cần thiết. Giúp các thí sinh mở rộng cơ hội cho bản thân, đóng góp sức lực của cá nhân sau ra trường cho đất nước. 

Tham khảo: Nghề nghiệp là gì? Thế nào là một định hướng nghề nghiệp

Tất nhiên việc phân chia hệ đào tạo từ phía Bộ giáo dục là điều kiện tốt nhất để sàng lọc học sinh nhưng riêng về đối với việc thi tuyển đại học thì từ phí Bộ không hề có sự phân biệt. Luôn mở rộng cánh cửa ước mơ cho những thí sinh ấp ủ tương lai vì một lý do nào đó ngăn cản theo học hệ chính quy. 

Quy định bổ sung mở rộng thi tuyển cho học sinh bổ túc THPT

Mục đích của hệ đào tạo bổ túc thực tế là giúp học sinh hoàn thiện kiến thức văn hóa phổ thông để sau hoàn thiện có thể mở rộng cơ hội tương lai theo mong muốn. Cụ thể hơn về quy định thông tin mới nhất có lợi dành cho các học sinh theo học bổ túc THPT là: 

+ Tấm bằng tốt nghiệp THPT sẽ không hề có sự phân biệt về chính quy hay đào tạo bổ túc chuyên nghiệp. 

+ Tấm bằng tốt nghiệp sau nhận sẽ không hề ghi rõ về hệ đào tạo là bổ túc hay hệ chính quy/ hệ vừa học vừa làm. 

+ Cùng đó là tấm bằng tốt nghiệp cũng không ghi rõ về việc phân loại bằng tốt nghiệp ra sao với các thí sinh. 

Xem thêm: Các khối thi đại học 2021

3. Đánh giá sơ lược nhất về việc theo học bổ túc hiện nay

Mọi bậc phụ huynh sẽ luôn có một tâm lý chung nhất là mong muốn con em mình có thể theo học bậc THPT chính quy vì cho rằng theo học bổ túc tại các trung tâm sẽ chịu thiệt thòi. Cũng như là nghĩ rằng về việc chuyên môn đào tạo không đủ như bậc THPT nhưng thực tế lại có nhiều sự khác biệt khi theo học bổ túc. 

* Thứ nhất, vấn đề học phí

Đối với học phí tại hình thức bổ túc thông thường sẽ cao hơn so với bậc học THPT chính quy. 

Đánh giá sơ lược nhất về việc theo học bổ túc hiện nay

* Thứ hai, chương trình giảng dạy

Dù là hệ bổ túc hay theo học chính quy thì sẽ đều sử dụng chung nhất về một loại sách giáo khoa đúng theo quy chuẩn từ Bộ giáo dục và đào tạo. Chỉ là đối với quá trình giảng dạy bổ túc giáo viên có thể lược bớt giúp phù hợp hơn cho học lực mặt bằng chung. 

* Thứ tư, các môn học

Theo đó chương trình đào tạo bổ tục vấn cần đảm bảo về 7 môn học chính như chính quy gồm [Toán, Ngữ Văn, Sinh học, Sử, Địa Lý, Hóa, Vật lý]. Còn về bộ môn tiếng anh sẽ là tùy thuộc theo cơ sở và có thể là thay thế các ngoại ngữ khác. 

Số lượng tiết học của tất cả các bộ môn từ 18 đến 10 tiết/ 1 tuần

* Thứ năm, tiết học cần đảm bảo

Về chương trình bổ túc thì số lượng tiết học của tất cả các bộ môn là từ 18 đến 10 tiết/ 1 tuần, mỗi tuần học 5 buổi. 

* Thứ sáu, đề thi sử dụng

Bậc bổ túc vẫn sử dụng về một đề thi chung với hệ chính quy, mức điểm đạt được sẽ là căn cứ để xét tốt nghiệp và thi tuyển các trường mong muốn. 

* Thứ bảy, các chế độ ưu tiên 

Bất kỳ học sinh nào theo học hệ bổ túc sẽ được cộng tối đa nhất về 4 điểm cho tổng điểm thi. Tức gồm có chứng chỉ tin học A - 1 điểm, chứng chỉ Anh A - 1 điểm và chứng chỉ nghề giỏi - 2 điểm. 

Như vậy có thể được rằng chương trình học bổ túc sẽ thường chú về các môn học trọng tâm qua đó giúp chính thí sinh giảm tải và rút ngắn được thời gian ôn luyện. Hay như qua đó giúp thí sinh thuận lợi hơn về việc tự học tiến tới tham gia kỳ thi THPT quốc hoàn hảo nhất. 

Thí sinh thực sự cố gắng trau dồi bản thân nhiều hơn để tạo ra kết quả

Sau khi hoàn tất quá trình học tập THPT với sự công bằng thì các thí sinh theo học bổ túc vẫn sẽ được tham gia thi tuyển các trường đại học. Trực tiếp chuẩn bị về hồ sơ, các thủ tục xét tuyển và chú ý về những điều cần để tránh việc hồ sơ bị sai và cần làm lại. Đặc biệt là khi đáp ứng đủ điều kiện thí sinh vẫn được cấp bằng tốt nghiệp THPT không có sự phân biệt về hệ đào tạo hỗ trợ thí sinh trong chọn trường. 

Đào tạo học sinh bổ túc trong các trường đại học, cao đẳng giúp các sinh viên tiến xa hơn trong con đường học tập. Tạo động lực lớn nhất để giúp các học sinh xét tuyển công bằng vậy nên các học sinh đang theo học bổ túc cũng không cần quá lo lắng. Chỉ cần các thí sinh thực sự cố gắng hơn, trau dồi bản thân nhiều hơn và tạo ra kết quả gặt hái tốt nhất. Đem những điểm số cao nhất cho bản thân và tiến tới ngôi trường đại học mong muốn. 

Như vậy có thể thấy về một câu trả lời rất rõ ràng về “học bổ túc có thi đại học được không?”. Mong rằng qua các thông tin chi tiết của bài viết mà work247.vn chia sẻ sẽ giúp các học sinh đang quan tâm đến vấn đề có được sự giải đáp. Cũng như bản thân có sự yên tâm hơn để thẹo học ngôi trường bổ túc mà mình đăng ký trước đó.

Mẫu CV xin việc

Đại lý hải quan là gì? Thủ tục hải quan dễ dàng hơn nhờ đại lý

Các chủ hàng xuất nhập khẩu hiện khá là e ngại làm việc trực tiếp với phía cơ quan hải quan. Vậy nên bạn sẽ cần tìm hiểu về đại lý hải quan là gì để có thể làm việc theo quy trình nhanh hơn nhé!

Đại lý hải quan là gì?

Những điều cần biết khi dự thi khối các trường Quân đội
Khối các trường quân đội chỉ tuyển sinh những đối tượng trong độ tuổi không quá 21 đối với thí sinh dân sự và không quá 23 tuổi đối với thí sinh quân sự. Thời gian xác định độ tuổi tính đến hết tháng 9.  

Theo quy định của Bộ Quốc phòng, thí sinh muốn đăng ký dự thi vào khối các trường quân đội bắt buộc phải sơ tuyển tại Ban chỉ huy quân sự nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú. Thời gian sơ tuyển từ ngày 10/3 đến 15/4.  

Chỉ những thí sinh đáp ứng được điều kiện sơ tuyển mới được cấp hồ sơ đăng ký dự thi [theo mẫu của Bộ quốc phòng]. Sau khi nhận hồ sơ ĐKDT theo đường nội bộ, các trường sẽ gửi giấy báo dự thi cho thí sinh, phiếu báo thi nhận tại Ban TSQS quận, huyện, thị, đơn vị [nơi thí sinh đăng ký dự thi]. 

1. Đối tượng tuyển sinh vào khối các trường quân đội? 

- Quân nhân tại ngũ: là Hạ sỹ quan, binh sỹ, quân nhân chuyên nghiệp nhập ngũ từ năm 2009 về trước. Công nhân viên quốc phòng có thời gian phục vụ quân đội từ 12 tháng trở lên [tính đến tháng 7/2010]. Số lượng đăng ký dự thi theo chỉ tiêu đã phân bổ cho các đơn vị. [Những thí sinh đang ở trong quân ngũ muốn được dự thi ĐH thì phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị mình] 

- Nam thanh niên ngoài quân đội [kể cả quân nhân đã xuất ngũ], số lượng ĐKDT không hạn chế. 

- Nữ thanh niên ngoài quân đội và nữ quân nhân: vào đào tạo Dược sỹ, Bác sỹ quân y tại Học viện Quân Y [10% chỉ tiêu]; vào đào tạo kỹ sư quân sự ngành Tin học và Điện tử viễn thông tại Học viện kỹ thuật quân sự [10%] chỉ tiêu của hai ngành trên]; vào đào tạo các ngành Ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân sự [10% chỉ tiêu]. 

2. Những tiêu chuẩn để được dự thi vào khối các trường quân đội?  

Thí sinh đăng ký dự thi vào khối các trường quân đội phải đáp ứng được các yêu cầu sau:  

* Yêu cầu tự nguyện: Thí sinh tự nguyện ĐKDT vào một trường quân sự; Khi trúng tuyển chấp hành phân công công tác Bộ quốc phòng; Khi trúng tuyển chấp hành sự phân công ngành học. 

* Yêu cầu về chính trị, đạo đức: Có lịch sử chính trị gia đình và bản thân rõ ràng; có đủ điều kiện để nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam; Có phẩm chất đạo đức tốt; phải là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Riêng quân nhân phải hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ quân ngũ. 

* Yêu cầu về văn hoá: Phải tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT; không hạn chế ngưỡng về học lực.  

* Yêu cầu về sức khoẻ:  

- Các học viện, trường đào tạo về Y, kỹ thuật, Năng khiếu [bao gồm: Học viện kỹ thuật quân sự; Học viện Quân Y; Học viện khoa học quân sự, hệ đào tạo kỹ sư không quân thuộc Học viện Phòng không-Không quân; Trường ĐH văn hoá Nghệ thuật Quân đội; Trường CĐ Kỹ thuật Vinhempich] Tuyển chọn học viên đạt sức khoẻ loại 1 ở 5 chỉ tiêu [Nội, ngoại, tâm thần kinh, da liễu-hoa liễu, tai-mũi-họng]. 

Riêng tiêu chuẩn về thể lực nam giới: Chiều cao từ 1m63 trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên. Được tuyển chọn học viên đạt sức khoẻ loại 2 về răng. 

Được tuyển những học viên có tật khúc xạ cận thị hoặc viễn thị không quá 3 điốp, kiểm tra thị lực qua kính đạt 10/10; tổng thị lực hai mắt 19/10. 

- Đối với các học viện và trường còn lại: Tuyển chọn học viên đạt sức khoẻ loại 1 ở 6 chỉ tiêu [nội, ngoại, tâm thần kinh, da liễu-hoa liễu, mắt, tai-mũi-họng] 

Riêng tiêu chuẩn thể lực về nam giới: Chiều cao từ 1m65 trở lên; cân nặng từ 50 kg trở lên. Được tuyển chọn học viên đạt sức khoẻ loại 2 về răng. 

Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo; thí sinh là người dân tộc ít người được lấy đến sức khoẻ loại hai về thể lực. Trong đó nam giới phải đạt chiều cao từ 1m62 trở lên; cân nặng 47 kg trở lên. 

3. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh quân sự có gì khác biệt so với quy định của Bộ GD-ĐT?  

Tất cả thí sinh thì vào các trường ĐH trong quân đội đều được hưởng chính sách ưu tiên đối tượng và khu vực như Bộ GD-ĐT ban hành trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010. 

Riêng phần ưu tiên đối tượng thì bổ sung hai điểm sau: Đối tượng 02 [thuộc nhóm ưu tiên 1]: Quân nhân tại ngũ được cử đi học, có 01 năm đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở trở lên. 

* Đối tượng 08 [thuộc nhóm ưu tiên 2]: Con sỹ quan quân đội, con quân nhân chuyên nghiệp và con công chức quốc phòng có mức tương đương sỹ quan, đang tại chức hoặc đã nghỉ chế độ, chuyển ngành, nghỉ hưu. 

4. Khối các trường quân đội có chỉ tiêu cho những đối tượng được tuyển thẳng?

Năm 2010, các trường quân đội vẫn dành chỉ tiêu tuyển thẳng cho những đối tượng năm trong quy định tuyển thẳng do Bộ GD-ĐT ban hành. Tuy nhiên những đối tượng được tuyển thẳng  phải đáp ứng được điều kiện sơ tuyển.

5. Thủ tục ĐKDT vào khối các trường quân đội?  

Tất cả các thí sinh muốn dự thi vào các trường quân đội đều phải qua sơ tuyển tại Ban chỉ huy quân sự địa phương: quận, huyện, thị xã, nơi thí sinh đăng ký hộ khẩu thường trú [đối với thanh niên ngoài quân đội], tại đơn vị [đối với quân nhân].  

Thí sinh ĐKDT làm hồ sơ theo quy định, dưới sự hướng dẫn của Ban tuyển sinh Quân sự quận, huyện, thị, đơn vị.

Mỗi thí sinh ĐKDT phải có một bộ hồ sơ tuyển sinh [Hồ sơ tuyệt đối không được tẩy xoá - nếu sửa chữa phải có chữ ký và dấu]. Hồ sơ gồm có: 1 bản thẩm tra xác minh lý lịch; 1 phiếu khám sức khoẻ; 3 phiếu ĐKDT theo mẫu của Ban tuyển sinh Quân sự-Bộ Quốc phòng. 

Phiếu ĐKDT do thí sinh tự khai; bản thẩm tra xác minh chính trị do cán bộ tuyển sinh Ban chỉ huy Quân sự quận, huyện, thị xã [đối với thanh niên ngoài quân đội], đơn vị [đối với quân nhân] đi thẩm tra xác minh theo quy định. 

Nếu thí sinh là diện được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển chọn thì phải có chứng nhận ưu tiên hợp lệ. Giấy chứng nhận ưu tiên đối tượng con thương binh, con bệnh binh, com liệt sỹ…phải là bản sao có công chứng. 

Mỗi thí sinh nộp kèm theo hồ sơ ĐKDT tuyển sinh quân sự 4 ảnh [cỡ 4x6] kiểu chứng minh thư mới chụp trong vòng 6 tháng [để tránh nhầm lẫn ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, tỉnh huyện nơi thí sinh ĐKDT vào mặt sau tấm ảnh]. Một ảnh dán vào hồ sơ tuyển sinh, một ảnh dán vào phiếu khám sức khoẻ [đóng dấu Ban TSQS].

Tiêu chuẩn để được dự thi vào các trường khối công an

Theo qui định tuyển sinh của các trường ĐH, học viện thuộc lực lượng công an nhân dân thì tất cả thí sinh dự thi vào học viện, các trường ĐH của Bộ Công an đều phải qua sơ tuyển tại công an các tỉnh, thành phố nơi thí sinh đăng ký hộ khẩu thường trú. Quy định này chỉ áp dụng đối với hệ quân sự, đối với hệ dân sự thì thí sinh không phải tham gia sơ tuyển và nộp hồ sơ ĐKDT giống như các trường ĐH dân sự khác.

Chỉ sơ tuyển sức khỏe và xác minh hồ sơ lý lịch, không yêu cầu sơ tuyển năng khiếu. Thí sinh phải đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn sau mới đủ điều kiện dự thi vào các trường CAND.

1. Yêu cầu về sức khỏe

Về mắt: thí sinh phải đạt yêu cầu: thị lực không kính một mắt 10/10, tổng thị lực 2 mắt có thể từ 19 - 20/10. Thí sinh không có sẹo giác mạc hoặc sẹo đơn thuần, không có biến chứng của bệnh mắt hột, không lác mắt, thị trường không bị hẹp, không được cận, viễn thị, không có rối loạn sắc giác; đồng thời không có các bệnh về đáy mắt, hai mắt phải to đều nhau.

Về chỉ số tai mũi họng: phải có tai ngoài, tai giữa và tai trong bình thường; xương chũm bình thường, mũi bình thường. Trong trường hợp thí sinh viêm mũi dị ứng, viêm mũi mãn tính đơn thuần mà không có rối loạn chức năng hô hấp đáng kể vẫn có thể tuyển. Thí sinh phải có họng bình thường hoặc viêm họng mãn tính đơn thuần, thể trạng tốt thì vẫn được chấp nhận. Một yêu cầu quan trọng nữa là thanh quản bình thường, không nói lắp; các xoang mặt bình thường.

Về răng - hàm - mặt: theo quy định của Bộ Công an thì thí sinh phải đủ răng, không kể răng khôn, hoặc mất 1 đến 2 răng sức nhai còn trên 90% và đã làm răng giả xong không vi phạm tiêu chuẩn chung thì vẫn được chấp nhận.

Thí sinh không có răng sâu hoặc răng sâu men; không có răng viêm tuỷ, răng khôn bình thường hoặc có biến chứng đã điều trị tốt, không viêm lợi, không sứt môi, khe hở vòm miệng và không nói ngọng.

Những yêu cầu về tâm thần - thần kinh, về tuần hoàn, hệ hô hấp, tiêu hoá cũng được Bộ Công an yêu cầu chi tiết. Ví dụ, thí sinh không có bệnh tâm thần phân liệt, không có các loạn thần về triệu chứng, không động kinh, không có hội chứng suy nhược thần kinh của bệnh thần kinh thực tổn. Thí sinh mắc bệnh ra mồ hôi tay, chân ở mức độ nhẹ cũng có thể đạt yêu cầu sơ tuyển.

Huyết áp được coi là đạt tiêu chuẩn phải từ 110 - 125 mmHg, không viêm tắc động tĩnh mạch, không co giãn tĩnh mạch ở khoeo chân, cẳng chân, không có bệnh tim bẩm sinh, không có bệnh của cơ quan tạo máu.

Hệ hô hấp trong đó màng phổi, phế quản phải bình thường; thực quản, dạ dày, tá tràng phải bình thường… Liên quan đến hệ vận động như xương khớp, quy định nêu rõ: không mắc các bệnh mãn tính về khớp, không bị khớp giả hoặc không có chênh lệch chiều dài các chi, không mất các ngón tay, ngón chân, không thừa thiếu ngón tay, ngón chân, không lệch vẹo ngón chân cái…

Các chỉ số đặc biệt bao gồm: Không nghiện các chất ma tuý, màu và dạng tóc bình thường, không bị rối loạn sắc tố da và không có các vết xăm [trổ] trên da.

Về thể hình: Nam cao từ 1,64-1,80m, cân nặng từ 48kg đến không quá 75kg; nữ cao từ 1,58-1,72m, cân nặng từ 45kg đến không quá 57kg.

2. Nguyên tắc khám tuyển

Khi khám tuyển, thí sinh phải nộp cho cơ quan Công an 2 ảnh chân dung cỡ 3x4 [ảnh mới chụp không quá 6 tháng] và giấy chứng nhận đủ sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp [bệnh viện cấp huyện trở lên].

Sau khi khám đạt các tiêu chuẩn về lâm sàng thì hội đồng khám tuyển quyết định lựa chọn các xét nghiệm cần thiết cho từng đối tượng và tổ chức làm xét nghiệm theo quy định này để có cơ sở kết luận sức khoẻ cho người dự tuyển.

Nếu thí sinh chưa có các xét nghiệm thì hội đồng khám tuyển quyết định chọn lựa các xét nghiệm cần thiết cho từng đối tượng và tổ chức làm bổ sung tại bệnh xá hoặc các cơ sở y tế quân, dân y của Nhà nước để có cơ sở kết luận.

3. Yêu cầu về tuổi

Đối với cán bộ trong ngành tuổi không quá 28; học sinh THPT hoặc bổ túc THPT tuổi không quá 20; học sinh thuộc khu vực 1 tuổi không quá 22; chiến sĩ nghĩa vụ công an tuổi không quá 24 [tính đến ngày dự thi].

4. Yêu cầu về học lực:

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trong 3 năm học PTTH có học lực từ loại trung bình, xếp loại hạnh kiểm khá, tốt. Trong đó 3 môn thuộc khối dự thi đạt 6.00 điểm/1 môn trở lên.

Đối với học sinh nữ về học lực 3 năm PTTH đạt loại khá trở lên, điểm 3 môn thuộc khối dự thi đạt từ 7,0 điểm/1 môn trở lên. Có hạnh kiểm 3 năm THPT đạt từ loại khá, tốt.

Riêng đối tượng là học sinh đang học lớp 12 chỉ tính hạnh kiểm và học lực học kỳ I của lớp 12.

5. Hồ sơ lý lịch

Bản thân và gia đình chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương. Có thân nhân trong gia đình [ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng...] đảm bảo tiêu chuẩn về chính trị theo quy định của Bộ Công an.

6. Nguyên tắc xét tuyển vào hệ trung học

Bộ Công an chỉ tuyển vào ĐH và trung học CAND đối với những thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển và dự thi vào một trong các Học viện, ĐH CAND.

Thí sinh dự thi ĐH nếu không trúng tuyển sẽ được dự xét tuyển vào trung học. Việc xét tuyển vào trung học được thực hiện theo nguyên tắc lấy điểm liền kề từ cao trở xuống theo chỉ tiêu của công an các đơn vị, địa phương [chỉ tiêu xét tuyển vào trung học được thông báo theo đường nội bộ cho công an các đơn vị, địa phương].

Những thí sinh không trúng tuyển vào các trường công an thi theo đề chung của Bộ GD-ĐT được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ theo qui định chung.

Thí sinh có nguyện vọng dự thi vào các trường công an cần liên hệ với bộ phận tuyển sinh của công an các quận, huyện nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú để đăng ký dự thi, khai và nộp hồ sơ trực tiếp cho công an quận, huyện, thị xã.

Hồ sơ đăng ký dự thi mua tại nơi sơ tuyển, hồ sơ này theo mẫu riêng của ngành công an được cung cấp tại công an các quận, huyện; không sử dụng mẫu hồ sơ của Bộ GD-ĐT.

Theo quy định của Bộ Công an thì các địa phương phải hoàn thành việc sơ tuyển trong tháng 3, hạn cuối để kết thúc khâu sơ tuyển là ngày 31/3.


Video liên quan

Chủ Đề