Học phí CPA Việt Nam

Chứng chỉ CPA được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai học tập hoặc làm việc trong ngành kế toán kiểm toán, tài chính, quản trị, hay theo đuổi công việc cố vấn tài chính. Sau đây, bài viết sẽ cung cấp chi tiết thông tin về chứng chỉ này, cụ thể là chứng chỉ dành cho người làm kế toán CPA tại Việt Nam để bạn đọc có thể nắm rõ nội dung và ứng dụng cho nhu cầu công việc dễ dàng, hiệu quả hơn.

1. Chứng chỉ CPA là gì?

CPA là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Certified Public Accountants, có thể hiểu là Kế toán viên công chứng được cấp phép. Những người có chứng chỉ này được công nhận là một kế toán/ kiểm toán viên chuyên nghiệp, có thể tự do làm nghề, nâng cao thương hiệu của bản thân và chứng tỏ năng lực với xã hội.

Học phí CPA Việt Nam

Ảnh minh họa Chứng chỉ CPA Việt Nam  Nguồn Internet

Với những người làm trong nghề kế toán, kiểm toán, tài chính, thì chứng chỉ CPA là một chứng chỉ vô cùng quan trọng. Ở nhiều quốc gia hiện nay, còn có những chứng chỉ tương đương với CPA, điển hình là chứng chỉ kế toán CA (Charter Accountant).

Tại Việt Nam, chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA) là giấy chứng nhận hành nghề kế toán được Bộ Tài Chính cấp cho cá nhân khi đã trải qua một kỳ thi đạt chuẩn của Bộ Tài Chính. Chứng chỉ này là cơ sở để xác định năng lực, phẩm chất của một kế toán viên xem có phù hợp với những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra.

>>> Mô tả công việc kế toán tổng hợp

Khi sở hữu chứng chỉ này, bạn có thể trở thành kế toán viên chuyên nghiệp, tham gia các công việc làm sổ sách kế toán, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán; có cơ hội trở thành Kế toán trưởng, hay như chủ sở hữu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán.

2. Ý nghĩa của chứng chỉ CPA

Chứng chỉ CPAcó ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết với những người làm nghề lĩnh vực kế toán, cũng như doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.

Nó minh chứng cho kỹ năng công việc và trình độ chuyên môn cao của người tham gia đào tạo đã đáp ứng đủ điều kiện tương xứng để được cấp chứng chỉ. Khi có chứng chỉ cao nhất trong nghề, mỗi cá nhân không chỉ có thêm bằng chứng giúp đơn vị tuyển dụng tin tưởng vào khả năng của bạn, mà còn giúp bạn được tự do lựa chọn công việc mình mong muốn, chẳng hạn như: đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân về lĩnh vực kế toán; tư vấn, quản lý tài chính cho cá nhân hoặc các công ty, doanh nghiệp (phân tích kế hoạch kinh doanh, quản lý đầu tư, sổ sách kế toán, kiểm toán, quản lý tiền lương); giám đốc tài chính (CFO)...

Bên cạnh đó, chứng chỉ CPA đồng thời là văn bằng giúp Nhà nước có thể dễ dàng quản lý các hoạt động kế toán ở Việt Nam một cách cụ thể.

Với các doanh nghiệp đang có nhu cầu thuê tuyển kế toán, thông qua chứng chỉ CPA giúp doanh nghiệp sàng lọc được ứng viên dễ dàng, hay như đưa ra tiêu chí tuyển dụng để tìm được ứng viên phù hợp cho các vị trí quan trọng trong bộ phận kế toán.

Với những công việc kể trên, mức thu nhập của kế toán viên có chứng chỉ CPA vô cùng hấp dẫn, dao động từ 1.000-2.000 USD/tháng tùy theo số năm kinh nghiệm.

3. Điều kiện để thi chứng chỉ CPA tại Việt Nam

Dễ thấy rằng, có rất nhiều lợi ích về thu nhập cũng như công việc cho kế toán viên nếu sở hữu chứng chỉ CPA. Thực tế, để có được chứng chỉ này, bạn cần thỏa mãn những điều kiện nhất định để dự thi, cũng như ứng viên thi CPA còn có thể sẽ phải trải qua kỳ thi về tiêu chuẩn đạo đức.

Cụ thể, theo Điều 4,Thông tư 91/2017/TT-BTCthay thế Thông tư 129/2012/TT-BTC quy định về việc quản lý, thi cử cũng như cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán thì những người dự thi chứng chỉ kế toán CPA cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Đảm bảo về đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp, có tính trung thực thật thà, chấp hành tốt các quy định của pháp luật.

Có bằng tốt nghiệp từ cấp bậc Đại học trở lên chuyên ngành: tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán; hoặc bằng Đại học các chuyên ngành khác với điều kiện tổng số học trình các môn: tài chính, kế toán, thuế, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh từ 7% trở lên so với số học trình khóa học. Ngoài ra, người tốt nghiệp chuyên ngành khác và có chứng chỉ hoàn thành khóa học do các tổ chức quốc tế kế toán, kiểm toán tổ chức.

  • Có đủ kinh nghiệm trong ngành kế toán, kiểm toán, tài chính (ít nhất 5 năm ở vị trí kế toán, tài chính hoặc 4 năm ở vị trí kiểm toán).
  • Đảm bảo đầy đủ các giấy tờ, đúng mẫu hồ sơ dự thi, nộp lệ phí thi đủ theo quy định.

4. Hồ sơ dự thi chứng chỉ CPA tại Việt Nam

Để có thể lấy chứng chỉ CPA, người đăng ký dự thi lần đầu để lấy chứng chỉ kế toán viên, hồ sơ dự thi gồm:

  • Phiếu đăng dự thi điền đầy đủ thông tin cá nhân của người dự thi, đã có đầy đủ dấu xác nhận của đơn vị, cơ quan nơi công tác. Bạn cũng cần chuẩn bị giấy xác nhận thời gian công tác thực tế về kế toán, kiểm toán
  • Bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu (công chứng/chứng thực);
  • Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan/đơn vị nơi công tác;
  • Bản sao văn bằng, chứng chỉ có xác nhận của cơ quan/đơn vị cấp bằng. Ngoài ra, bạn cũng cần nộp kèm bảng điểm các môn học và điểm trung bình cuối cấp.
  • Ảnh chân dung màu, cỡ 3x4 chụp từ 6 tháng trở lại.
  • Phong bì có dán tem và ghi rõ thông tin như yêu cầu.

Trường hợp, những người đã có chứng chỉ hành nghề kế toán mà muốn thi để lấy chứng chỉ CPA, thì hồ sơ dự thi cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Phiếu đăng ký dự thi điền đầy đủ thông tin cá nhân người dự thi, đã có dấu xác nhận của cơ quan/đơn vị nơi công tác.
  • Bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu có (công chứng/chứng thực).
  • Sơ yếu lý lịch đã được xác nhận của cơ quan/đơn vị nơi công tác.
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề kế toán có chứng thực.
  • Ảnh chân dung màu, cỡ 3×4 chụp từ 6 tháng trở lại.

Lưu ý, hồ sơ dự thi chứng chỉ CPA do Hội đồng thi phát hành theo mẫu thống nhất. Người đăng ký dự thi phải nộp hồ sơ cho Hội đồng thi hoặc đơn vị được Hội đồng thi uỷ quyền trong thời hạn theo thông báo của Hội đồng thi. Đơn vị nhận hồ sơ dự thi chỉ nhận hồ sơ khi người đăng ký dự thi nộp đầy đủ giấy tờ trên và nộp đủ chi phí dự thi.

Chi phí dự thi chứng chỉ CPA được hoàn trả nếu người không đủ điều kiện dự thi hoặc người có đơn xin không tham dự kỳ thi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Hội đồng thi công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi.

Khi đã đáp ứng đầy đủ tiêu điều kiện dự thi trên, người dự thi sẽ trải qua kỳ thi cấp chứng chỉ CPA gồm 7 môn:

  1. Pháp luật về kinh tế và Luật Doanh nghiệp
  2. Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
  3. Thuế và quản lý thuế nâng cao
  4. Kế toán tài chính, Kế toán quản trị nâng cao
  5. Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo nâng cao
  6. Phân tích hoạt động tài chính nâng cao
  7. Ngoại ngữ (tùy chọn: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung).

Vượt qua kỳ thi thành công, người thi sẽ được công nhận là CPA chuyên nghiệp.

5. Lưu ý khi học chứng chỉ CPA tại Việt Nam

Để có thể học thành công chứng chỉ CPA, người làm kế toán viên cần nắm vững các kiến thức của chuyên ngành, có tinh thần không ngừng học hỏi những kiến thức mới mẻ, trau dồi thêm kỹ năng, kinh nghiệm. Bên cạnh đó, luôn phát huy tính tỉ mỉ, cẩn trọng trong công việc vì đây là yêu cầu bắt buộc về tố chất của người làm nghề kế toán.

Hơn nữa, các bạn cần lựa chọn cho mình địa chỉ đào tạo chứng chỉ CPA uy tín. Tốt nhất, nên đến trực tiếp các trung tâm đào tạo để tìm hiểu, học chứng chỉ thay vì học các lớp quảng cáo qua mạng. Vì hiện nay, có nhiều cơ sở đào tạo online kém chất lượng đưa ra nhiều chiêu trò để lừa đảo các học viên mới.

Vừa rồi là những thông tin hữu ích về chứng chỉ CPA, hi vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất chứng chỉ này cũng như chuẩn bị hành trang để bước vào con đường kế toán chuyên nghiệp. Chúc bạn thành công, và tiến xa trên con đường sự nghiệp của mình.

Có thể bạn quan tâm:

Video liên quan