Hộp lúa mạch là gì

Giá cao nhưng thông tin mập mờ

Sau mo cau, bã mía, dừa,... gần đây, xuất hiện thêm nhiều sản phẩm chén, dĩa, muỗng làm từ bột than, sợi tre, bột lúa mạch thay thế cho nguyên liệu nhựa, giấy. So với các loại chén, dĩa, muỗng bằng nhựa thông thường, các sản phẩm được quảng cáo làm từ bột than tre, lúa mạch có giá cao gấp 5-7 lần. 

Giới thiệu cho chúng tôi một bộ gồm sáu món ly, chén, muỗng, nĩa, dĩa, đũa, nhân viên cửa hàng Đặt Hàng Sỉ (Q.Tân Bình, TP.HCM) báo giá sỉ 47.500 đồng/bộ áp dụng cho đơn hàng trên 20 bộ. Giá bán lẻ bộ sản phẩm này dao động từ 80.000-100.000 đồng tùy nơi. Theo lời người bán, các sản phẩm này có giá cao vì được làm từ chất liệu bột lúa mạch và than hoạt tính, không chứa chất có nguy cơ gây ung thư như các vật liệu dùng một lần.

Hộp lúa mạch là gì
Bộ dao, kéo làm từ thân cây lúa mạch, được cho là hàng nhập từ Mỹ nhưng không có thông tin gì trên sản phẩm

​“Than hoạt tính còn có công dụng ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại. Sản phẩm chịu được nhiệt 1200C và không sản sinh ra các chất độc hại như các sản phẩm nhựa thông thường” - nhân viên này thao thao, nhưng lại không đưa ra được cơ sở nào chứng minh cho những công dụng đó. 

Sản phẩm trên chỉ được đóng gói sơ sài trong hộp giấy có in duy nhất một dòng chữ tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt là “thời trang, an toàn, thân thiện môi trường”, không có thông tin về thành phần, chất liệu, nguồn gốc, cảnh báo an toàn, hướng dẫn sử dụng. Chúng tôi thắc mắc thì người bán nói trớ: “Nhiều bà mẹ có con nhỏ đều mua chén, muỗng lúa mạch về cho con ăn dặm để an toàn cho bé”.

Ngoài chén, dĩa, đũa, muỗng, trên thị trường còn xuất hiện dao, kéo làm từ bột lúa mạch, nhưng xuất xứ của các sản phẩm này cũng đều mập mờ. Tại cửa hàng đồ gia dụng Duyên (đường Võ Thành Trang, Q.Tân Bình, TP.HCM), các bộ dụng cụ dao, kéo làm từ bột lúa mạch được chất đầy kệ, có giá 150.000 đồng/bộ (năm sản phẩm), được quảng cáo “vừa thân thiện môi trường, vừa có chức năng kháng khuẩn”. Vỏ hộp sản phẩm có vài dòng tiếng Anh, trên sản phẩm không có thông tin gì ngoài dòng chữ được in khá lem luốc là EAEAABCH. Người bán giới thiệu, đây là thương hiệu của Bắc Âu. Trong khi đó, cũng bộ sản phẩm tương tự, các điểm bán khác lại giới thiệu chúng thuộc nhãn hiệu EverRich của Mỹ nhưng không có thông tin gì chứng minh thuộc nhãn hiệu EverRich.

Trên các trang thương mại điện tử, dụng cụ nhà bếp được làm từ bột than, lúa mạch được rao bán rầm rộ, nhưng có một điểm chung là trong phần giới thiệu, sản phẩm lại ghi chất liệu là nhựa và đều không có nhãn hiệu. Trong các đề mục “chứng nhận không chứa PVC, BPA, chì”, người bán ghi chữ “không”. Với thông tin này, người mua không biết sản phẩm không chứa PVC, BPA, chì hay không có các chứng nhận trên. 

Không ít sản phẩm cũng được gắn thêm các thương hiệu nổi tiếng và rao bán trên “chợ mạng” với giá khá cao. Như trên trang Shopee, rất nhiều sản phẩm chén ăn dặm, cà mèn được rao là của thương hiệu Lock&Lock và được bán với giá gấp đôi sản phẩm cùng loại nhưng không kèm tên thương hiệu trên. Bộ chén bình thường từ lúa mạch có giá khoảng 105.000 đồng, nhưng khi được quảng cáo của Lock&Lock thì có giá 390.000 đồng/bộ. Khi chúng tôi hỏi nhân viên của gian hàng Lock&Lock thuộc một siêu thị trên đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình, TP.HCM), họ cho biết không hề bán những sản phẩm này. 

So với sản phẩm làm từ bột than, lúa mạch thì sản phẩm làm từ sợi than tre có giá cao hơn, nhưng mỗi nơi mỗi giá. Một bộ ly, chén, dĩa trên Shopee có giá 180.000 đồng, nhưng ở cửa hàng Tinistore (Q.1, TP.HCM) lại bán 90.000 đồng. Người bán cho biết, sản phẩm có thương hiệu Tây Ban Nha, xuất xứ Trung Quốc, được làm từ 35% hỗn hợp sợi tre, 30% bột ngô, 5% sợi gỗ, 30% nhựa melamin. 

Tìm hiểu kỹ lại thấy bất an

Hầu hết các nơi bán nhấn mạnh, sản phẩm làm từ bột than, lúa mạch, sợi tre an toàn, chịu được nhiệt độ cao không chứa nhựa, không chứa chất độc hại. Thế nhưng, các chuyên gia hóa học khẳng định ngược lại: các sản phẩm kể trên đều chứa nhựa và không sử dụng được ở nhiệt độ cao. 

Hộp lúa mạch là gì
Nhiều người tiêu dùng đang ngộ nhận SP từ lúa mạch, than, bột tre an toàn… nhưng chưa có gì để chứng minh

Tiến sĩ Hoàng Minh Nam - nguyên Trưởng khoa Hóa, Trường đại học Bách khoa TPHCM - cho biết, các sản phẩm làm từ bột tốt ở hai góc độ: ít có nguy cơ chứa hóa chất độc hại, dễ phân hủy. Chúng vẫn tốt hơn so với các sản phẩm làm từ 100% nhựa. Tuy nhiên, mặt ưu điểm này chỉ đúng với những sản phẩm làm từ nguyên liệu thực phẩm như bột lúa mạch, bột gạo và chỉ sử dụng một lần như ống hút, chén, muỗng, dĩa dùng một lần… 

Những sản phẩm chén, dĩa, ly, muỗng… dùng lâu dài thì nhà sản xuất thường phải pha thêm nhựa PP để tăng độ bền và theo đúng nguyên tắc thì hàm lượng nhựa này phải nằm trong mức kiểm soát để không có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế, chỉ có nhà sản xuất mới biết hàm lượng nhựa được cho vào sản phẩm là bao nhiêu. Do đó, nhà sản xuất cần phải minh bạch thông tin này với người tiêu dùng. 

Tiến sĩ Nam lưu ý: “So với các sản phẩm làm từ 100% nhựa PP, melamin thì sản phẩm làm từ nguyên liệu thiên nhiên giảm bớt tính độc hại, nhưng cũng chỉ giảm phần nào chứ không giảm nhiều và vẫn không an toàn tuyệt đối. Cần lưu ý, tất cả sản phẩm dù làm từ bột than, lúa mạch, sợi tre đều có chứa thành phần nhựa nên chỉ dùng được ở nhiệt độ dưới 700C chứ không dùng ở nhiệt độ cao hơn vì sẽ sinh ra chất độc hại”. 

Theo tiến sĩ Nam, ngoại trừ một số loại nhựa kỹ thuật, nhựa cứng có thể dùng ở nhiệt độ cao, tất cả các sản phẩm làm bằng nhựa dẻo hay có thành phần nhựa dẻo đều chỉ được sử dụng ở nhiệt độ 700C trở xuống. Nếu ở nhiệt độ cao hơn, sản phẩm sẽ sinh ra chất độc hại và cũng dễ hư vì thành phần dầu trong nhựa dẻo (làm tăng khả năng tạo hình cho sản phẩm) đều bị biến tính ở nhiệt độ trên 700C, tạo ra những chất độc hại có thể gây ung thư cho người dùng. Chỉ có sản phẩm làm từ nhựa vô cơ dùng được trong lò vi sóng, còn PP, PE là nhựa hữu cơ thì không dùng được trong lò vi sóng. “Chén, dĩa làm từ gốm, sứ là an toàn nhất nhưng nhiều người lại không thích xài, có người lo ngại sản phẩm được sơn, vẽ nhưng thực tế, chúng được tráng men, men không phải là sơn” - tiến sĩ Nam nói. 

Tiến sĩ Huỳnh Khánh Duy (Khoa Kỹ thuật hóa học, Trường đại học Bách khoa TP.HCM) chia sẻ thêm, nhiều người nghĩ rằng sản phẩm làm từ bột than, bột gỗ, bột tre an toàn nhưng nếu thử phân tích bột gỗ, sẽ thấy chứa rất nhiều chất độc hại. Các nhà sản xuất thích sử dụng gỗ công nghiệp, họ nghiền các cây gỗ rừng ngắn ngày rồi trộn với keo để tạo ra sản phẩm và trong keo này có chứa formaldehyde.

Đối với các nước châu Âu và Mỹ, hàm lượng formaldehyde được kiểm soát nghiêm ngặt, được tính bằng ppm (nhỏ hơn 0,11ppm) để không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Nhưng trong sản phẩm bột gỗ tại các nước khác, nhất là Trung Quốc, hàm lượng formaldehyde thường vượt xa ngưỡng an toàn. Đây là chất sẽ phóng thích ở nhiệt độ thường và tồn tại trong không khí nên nhiễm vào cơ thể con người liên tục và có tính tích lũy. Riêng về bột than, quy trình đốt cũng phát sinh nhiều chất độc hại, nếu dùng sản phẩm để ăn hằng ngày thì càng nguy hiểm.

“Người dùng không biết thành phần nhựa trong sản phẩm là gì, phụ gia để chế tạo nhựa ra sao. Phụ gia sử dụng trong nhựa chính là chất ảnh hưởng đến sức khỏe. Với mỗi loại nhựa, người ta sử dụng phụ gia khác nhau. Nhựa PVC an toàn nhưng do cứng, gia công rất khó nên nhà sản xuất phải cho chảy dẻo ở nhiệt độ cao và thêm nhiều phụ gia độc hại để dễ gia công, khiến sản phẩm không an toàn. Giả sử đó không phải là nhựa PP mà là nhựa PVC, PET, LDPE, PS, thậm chí là loại nhựa nguy hiểm như PC, người tiêu dùng cũng không biết vì không có giấy tờ gì để chứng minh. Một nhà sản xuất nghiêm túc sẽ ghi số hiệu nhựa dưới sản phẩm, không có gì phải che giấu” - tiến sĩ Huỳnh Khánh Duy nói. 

(Theo Phụ Nữ TP.HCM)

  • 28/ 09/ 2019
  • Quà tặng gia hưng
  • 0 Nhận xét

Thị trường nhựa thế giới tăng trưởng trên 5% mỗi năm, sử dụng khoảng 200 triệu tấn/năm. Ở Việt Nam sử dụng nửa triệu tấn, các nước công nghiệp sử dụng nhiều nhất, riêng nước Đức tới 14 triệu tấn nhựa mỗi năm. Cùng với lượng nhựa tái chế ở các cơ sở nhỏ và vừa, làm cho số lượng sản phẩm nhựa ngày càng tăng mạnh. Nhựa không phân hủy có thời đã là “niềm tự hào” của người sản xuất và tiêu dùng. Cách đây gần 30 năm, ở nước ta, người tiêu dùng rất thích sản phẩm từ nhựa, từng có người bán dạo các chai, túi nhựa đã qua sử dụng…đến khi nhìn thấy đàn gia súc kiếm ăn trong bãi rác túi ni lon, và các hộp nhựa tái chế đựng suất ăn, thì sự hoảng sợ đã rập rình… làm vơi sợ hãi đó, nhiều nhà khoa học đau đấu kiếm tìm công nghệ mới, các nhà môi trường tất bật vận động chống lại tác hại của sản phẩm nhựa, cùng nhau tìm về sản phẩm nhanh phân hủy sinh học. Các nhà khoa học đã tìm ra giải pháp hữu ích đó là nghiên cứu và sản xuất ra nguyên liệu nhựa sinh học, đó là giảm dần hàm lượng sử dụng nhựa thông thường (PE, PP…)  và độn thêm vào đó là một loại chất độn có nguồn gốc từ tinh bột: bột sắn, lúa mì, khoai,……….. Tiêu biểu là các sản phẩm làm từ nhựa sinh học lúa mạch.

Hộp lúa mạch là gì

Quá trình phân hủy sinh học (Bio-degradable process):

  • Là quá trình nhựa bị phân hủy nhờ vào enzim của vi sinh vật tiết ra giúp phân huỷ phân tử polyplastic thành CO2 và H2O. Quá trình này đòi hỏi thời gian rất lâu, để tăng thời gian và hiệu quả phản ứng của enzim người ta bổ sung vào một số phụ gia có hoạt tính sinh học để tạo ra các sản phẩm tự nhiên như H2O + CO2 và sinh khối trong một khoảng thời gian hợp lý, ví dụ như túi nhựa phân hủy sinh học có thể phân hủy gần như hoàn toàn sau có thể từ 3 đến 6 tháng.
  • Thời gian cần thiết để phân hủy hoàn toàn phụ thuộc vào chất liệu, điều kiện môi trường như nhiệt độ,

Nhựa sinh học lúa mạch là gì?

  • Lúa mạch hay còn gọi là lúa mì, lúa miến, tiểu mạch, tên khoa học: Triticum spp: là cây lương thực, thuộc một nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng từ khu vực Levant và được gieo trồng rộng khắp thế giới. Về tổng thể, lúa mì là thực phẩm quan trọng cho loài người, sản lượng của nó chỉ đứng sau bắp và lúa gạo trong số các loài cây lương thực.

Nhựa sinh học lúa mạch ( lúa mì) là loại nhựa được tạo nên từ sự kết hợp của nhựa PP và thân cây lúa mạch (lúa mì). Nhựa PP là loại nhựa có độ bền cơ học rất cao khác hẳn với nhựa dẻo PE. Nhựa PP chính là chất liệu cơ bản của túi vải không dệt – loại túi vải thân thiện đang gây sốt trên thị trường quà tặng và thời trang hiện nay. Đặc tính của nhựa PP là trong suốt, độ bóng bề mặt cao nên cho khả năng in ấn cao, nét in rõ, cực kì phù hợp để thể hiện logo công ty trên thân sản phẩm. PP không màu, không mùi, cũng không độc hại, chịu được nhiệt độ trên 100 độ C của lò vi sóng, do vậy hầu như tất cả các sản phẩm hộp đựng đồ ăn uống đều được chế tác bằng chất liệu này. Việc kết hợp nhằm giảm thiểu thành phần dầu mỏ, tăng khả năng phân hủy sinh học của sản phẩm, hạn chế sự ô nhiễm từ rác thải nhựa không phân hủy.

Nhựa sinh học lúa mạch là một giải pháp khả thi có thể cho phép tạo ra các loại vật liệu bao bì thân thiện với môi trường. Đó là giảm dần hàm lượng sử dụng nhựa thông thường (PE, PP…)  và độn thêm vào đó là một loại chất độn có nguồn gốc từ thân cây lúa cùng kết hợp với một phần các loại polymer có khả năng tự phân hủy sinh học. Đây là một giải pháp thực sự khả thi, trong điều kiện hiện tại trong nước, với ưu điểm là quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, tính chất sản phẩm tạo thành có thể chấp nhận và đặc biệt là giá thành sản xuất sản phẩm chỉ có thể rẻ hơn hoặc bằng so với loại bao bì thông thường hiện nay. Thuận lợi của loại vật liệu bao bì mới này là có chứa hàm lượng chất độn phân hủy sinh học cao (>35%) sẽ có khả năng thứ nhất là làm giảm giá thành sản phẩm (so với loại bao bì làm từ 100% hạt nhựa PE) và giảm dần sự phụ thuộc của ngành nhựa vào các loại hat nhựa này, vốn là nguồn tài nguyên khai thác từ dầu mỏ đang cạn kiệt dần; Thuận lợi thứ hai là vật liệu này cũng sẽ có khả năng gây kích thích phân rã sinh học nhanh (từ hàng trăm năm xuống còn một vài năm) cho hạt nhựa (PE, PP…) khi tồn tại chung với các loại chất độn thực vật này, và nhất là khi được chôn trong môi trường đất tự nhiên. Và nếu như các sản phẩm này được xử lý bằng các phương pháp đốt rác thải thì qua tính toán, cho thấy hàm lượng khí thải CO2 thải ra giảm đi gần 30% so với lượng khí thải ra từ sản phẩm truyền thống.

Hộp lúa mạch là gì

Quá trình phân hủy của nhựa sinh học lúa mì

Những đặc điểm của nhựa sinh học lúa mạch:

– Chịu được nhiệt độ cao lên tới 120 độ C,

– Không sản sinh ra các chất độc hại khi đựng thức ăn nóng, hoặc tráng trần qua nước sôi, hơn nữa còn có các thành phần than hoạt tính ngăn chặn sự sinh sôi và xâm nhập của vi khuẩn.

– Tiết kiệm thời gian khi có thể bỏ qua bước tráng qua hay là nhúng qua nước sôi như các loại bát thông thường, chỉ cần rửa và để nơi thoáng mát

– Dùng được trong lò vi sóng, máy rửa chén bát

– Không chứa BPA (một chất gây ung thư)

– Kiểu dáng , mẫu mã đẹp và năng động.

Ứng dụng: nhựa sinh học luá mạch chủ yếu đươc dùng để sản xuất các bộ đồ dùng nhà bếp: chén, tô, muỗng, nĩa, ly,……..

Hộp lúa mạch là gì

Sản phẩm làm từ nhựa sinh học lúa mì

Lợi ích của nhựa sinh học lúa mạch

  • Thân thiện môi trường: Sản phẩm có khả năng phân huỷ trong thời gian ngắn dưới tác động vi sinh vật và độ ẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây nên.
  • An toàn khi sử dụng: Sản phẩm không chứa bất kỳ thành phần độc hại hay kim loại nặng nào.
  • Có thể tái chế được: Có khả năng tài chế sau khi sử dụng, tương tự nguyên liệu nhựa truyền thống.
  • Dễ dàng bảo quản: Sản phẩm chỉ phân huỷ khi được chôn vào môi trường đất, dưới tác động của độ ẩm và các vi sinh vật, không giảm cấp trong quá trình sử dụng và lưu kho.
  • Giá cả ổn định hơn: Các dòng sản phẩm là sự kết hợp nguyên liệu tái tạo với chi phí thấp, giảm thiểu lượng nhựa dầu mỏ. Do đó hiệu quả hơn về giá cả và chi phí sản xuất.
  • Sự phối trộn nguồn sinh học vào nguyên liệu nhựa bắt nguồn từ dầu mỏ sẽ giảm sử dụng nguyên liệu nhựa bắt nguồn từ dầu mỏ. Giảm được tối thiểu 30% nguồn nguyên liệu sử dụng là polymer bắt nguồn từ dầu mỏ, và thay bằng 30% thành phần sinh học như tinh bột. Sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và không chứa các thành phần độc tố hoặc hàm lượng kim loại, kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường.

Mỗi năm, gần 8 triệu tấn rác thải nhựa bị đổ ra các đại dương, thậm chí sẽ còn vượt qua cả sản lượng cá (theo ước tính đến năm 2050), giết chết nhiều loài sinh vật biển, phá hủy các rạn san hô và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Hiện tượng nóng lên toàn cầu đã, đang và sẽ trở thành sự quan tâm lớn với toàn nhân loại hiện nay. Điều này ảnh hưởng tiêu cực do làm tan băng trên hai cực của trái đất dẫn đến nguy cơ bị nhấn chìm của một số lục địa, môi trường sinh thái đang bị biến đổi, nhiều loài động thực vật chịu nguy cơ tuyệt chủng nhiều hơn, và sức khỏe con người cũng đang dần bị đe dọa. Trong số các nỗ lực nhằm ngăn chặn thảm họa, nhiều chính phủ đã quy định cấm hoàn toàn một số loại nhựa. Tuy nhiên, đây rõ ràng là một vấn đề phức tạp và đòi hỏi các cách tiếp cận đa hướng, vì thế loại nhựa sinh học có thể được xem là một giải pháp đầy tiềm năng.

Quan điểm phát triển ngành nhựa Việt Nam là phải đạt hiệu quả cao và bền vững, gắn liền với bảo vệ môi trường. Chất thải phải được quản lý và xử lý nghiêm ngặt, theo quy định của pháp luật trước khi thải ra môi trường. Công nghệ sản xuất phải đạt trình độ tiên tiến, đồng bộ và áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn vào sản xuất nhằm giảm chất thải và nguyên nhiên liệu tiêu thụ. Do đó việc nghiên cứu sử dụng nhựa sinh học, hỗn hợp nguyên liệu trong sản xuất các sản phẩm nhựa để tiết kiệm, hạ giá thành sản phẩm hiện đang là mối quan tâm của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam. Việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường trong tiêu dùng sẽ thể hiện tinh thần thông thái, sống xanh, bảo vệ môi trường và thực hiện phát triển bền vững từ những chi tiết tỉ mỉ, nhỏ bé nhất. Có ý thức và hành động cụ thể giảm thiểu vấn nạn rác thải nhựa, nhựa sinh học lúa mạch đóng góp cho cuộc sống trong lành, phát triển bền vững.

Ngoài nhựa sinh học lúa mạch, các nhà khoa học còn nghiên cứu và sản xuất ra nhựa sinh học từ tảo biển (có giá thành rẻ và dễ sinh trưởng), cây mía, mỡ cá, nhựa tự phân hủy ngắn ngày……. Dự đoán trong tương lai, ngành nhựa sinh học sẽ là giải pháp giúp giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.