Húng chanh như thế nào với kinh giới

Trị hen suyễn: Lá húng chanh 12g, lá tía tô 10g. Hai thứ rửa sạch, sắc uống. Khi uống thuốc nên kiêng các thức ăn chiên xào, thức uống lạnh, hải sản.

Trị cảm cúm, cảm sốt, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm: Lấy 15 – 20g húng chanh, giã vắt lấy nước cốt để uống, hoặc có thể cho thêm gừng, hành (mỗi loại 12g), nấu uống và xông cho ra mồ hôi.

Trị sốt cao không ra mồ hôi: Lấy 20g húng chanh, 15g lá tía tô, 5g gừng tươi (cắt lát mỏng), 15g cam thảo đất. Tất cả đem nấu lấy nước dùng lúc nóng ấm để cho ra mồ hôi.

Trị ho: Hái vài lá húng chanh nhai, ngậm, rồi nuốt nước.

Trị ho cho trẻ: Húng chanh kết hợp với lá hẹ, mật ong. Cả 3 thứ đem hấp, cho trẻ uống rất sạch miệng và đỡ ho.

Trị viêm họng, khản tiếng: Lấy 20g húng chanh rửa sạch, thái nhỏ. Cho vào chén rồi thêm 20g đường phèn, hấp cách thủy. Lọc lấy nước và uống từ từ. Sử dụng 3 – 5 ngày, mỗi ngày 1 lần.

Trị cảm sốt, không ra mồ hôi: Lấy 20g lá húng chanh kết hợp với 15g cam thảo đất, 5g gừng và 15g tía tô. Sắc thuốc và uống.

Trị chảy máu cam: Lấy 20g húng chanh sắc chung với 10g hoa hòe sao đen, 15g lá trắc bá sao đen và 15g cam thảo đất. Uống thuốc sắc kết hợp với dùng lá húng chanh vò nát và nhét vào mũi mỗi khi bị chảy máu cam.

Chữa hôi miệng: Sử dụng lá húng chanh đã phơi khô, sắc lấy nước và ngậm 5 – 7 lần mỗi ngày.

Bị rắn, bò cạp cắn hoặc ong đốt: Dùng 20g lá húng chanh tươi, giã nát và đắp

Chữa dị ứng da bằng húng chanh: Sắc 15g lá húng chanh khô với 2 bát nước. Thuốc cạn còn 1 bát, chia làm 3 phần và uống trong ngày. Bên cạnh đó, dùng lá húng chanh tươi giã nát, trộn thêm ít muối hạt và đắp lên vùng sưng tấy.

Điều trị ho kéo dài kèm theo đờm: Sử dụng 15 – 16 lá húng chanh tươi, rửa sạch. Cho vào bát rồi thêm mật ong vào, đem hấp cách thủy. Lấy nước uống 2 lần mỗi ngày.

Lưu ý:

Trên thân và lá của cây húng chanh xuất hiện nhiều lông nhỏ màu trắng có thể gây kích ứng với những người có làn da nhạy cảm.

Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cũng không nên sử dụng lá cây húng chanh trong điều trị bệnh vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé

Khi đang sử dụng thuốc để chữa trị một số căn bệnh khác các bạn cần phải trao đổi với bác sĩ vì các chất trong cây húng chanh có thể gây tương tác và làm giảm công dụng của thuốc./.

Mô tả ngắn: Húng chanh là một loại cỏ, sống lâu năm, gốc hóa gỗ, có thể cao từ 25 cm đến 75 cm. Cây có nguồn gốc ở đảo Moluques, được trồng khắp mọi nơi ở Việt Nam để lấy lá. Húng chanh có công dụng: Làm gia vị, chữa cảm cúm, chữa ho hen, dùng ngoài để đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn.

Tên thường gọi: Húng chanh (Lá)

Tên gọi khác: Tần Dày Lá, Rau Thơm Lùn, Rau Thơm Lông, Rau Tần,

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng việt: Húng chanh; tần dày lá; rau thơm lùn; rau thơm lông; rau tần.

Tên khoa học: Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.

Tên đồng nghĩa: Coleus amboinicus Lour.

Họ: Lamiaceae (Hoa môi).

Đặc điểm tự nhiên

Húng chanh là một loại cỏ, sống lâu năm, gốc hóa gỗ, có thể cao từ 25 cm đến 75 cm. Thân mọc đứng, có lông. Lá có cuống, mọc đối, rộng, hình bầu dục, dày. Lá dài 7 cm đến 10 cm, rộng 4 cm đến 6 cm, mép lá khia tai bèo, mặt trên có lông đơn, đầu mang hạch, trong, bóng; mặt dưới lá nhiều lông bài tiết hơn, gân nổi rõ. Hoa nhỏ, màu tím mọc thành cụm hoa tự, bao gồm các vòng hoa từ 20 đến 30 bông mọc sát nhau.

Lá Húng chanh có mùi thơm dễ chịu như mùi chanh, vị trước thì thơm, sau khá hắc, nhưng mát nên hay được dùng làm gia vị.

Quả bế tư có kích thước nhỏ, dạng cầu, màu nâu.

Húng chanh có lông rất nhỏ ở toàn cây, mùi thơm như chanh.

Mùa ra hoa - quả: Tháng 3 đến tháng 5.

Húng chanh như thế nào với kinh giới
Cây Húng chanh

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây Húng chanh có nguồn gốc từ đảo Moluques, được trồng khắp mọi nơi ở Việt Nam để lấy lá. Tại các nước khác: Indonexia, Malaixia, Trung Quốc, Campuchia Húng chanh có tên là sak đam ray. Húng chanh ưa sáng, ẩm, đôi khi chịu hạn.

Chế biến: Hái lá hay cành non, rửa sạch để dùng.

Bộ phận sử dụng

Lá dùng tươi.

Thành Phần Hóa Học Của Húng chanh (Lá)

Trong Húng chanh có một chất màu đỏ gọi là colein và một ít tinh dầu mùi thơm nhẹ. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất cacvacrola. Hoạt chất khác chưa rõ.

Tác Dụng Dược Lý Của Húng chanh (Lá)

Theo y học cổ truyền

Húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm và 2 kinh can và phế, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, thoái nhiệt, tiêu độc.

Húng chanh như thế nào với kinh giới
Một trong những công dụng của cây Húng chanh là giải cảm

Theo y học hiện đại

Chưa có tài liệu nghiên cứu. Năm 1961 phòng Đông y Viện vi trùng có nghiên cứu tác dụng kháng sinh của tinh dầu Húng chanh đối với các loại vi trùng theo phương pháp Rudat và thấy tinh dầu Húng chanh có tác dụng kháng sinh mạnh đối với vi trùng: Staphyllococcus 209 p. Salmonella typhi, Shigella flexneri-Shigeila sonnet, Shigella dysenteria (Shiga) Subiilis, Coli paihogène, Coli bothesda Streptococcus, Pneumococcus, Diphteri và Bordet Gengou.

Liều Dùng, Cách Dùng Của Húng chanh (Lá)

Ngoài công dụng làm gia vị, Húng chanh còn dùng chữa cảm cúm, chữa ho hen, dùng ngoài để đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn. Dùng lá tươi, liều 10 g đến 16 g mỗi ngày.

Dùng dưới dạng thuốc sắc, xông hoặc giã đem vắt lấy nước uống.

Với thuốc xông, lá Húng chanh thường phối hợp với nhiều loại lá khác (sả, hương nhu, hoắc hương) chứ ít khi dùng một mình.

Bài Thuốc Có Húng chanh (Lá)

Chữa ho, viêm họng

Dùng 5 – 7 lá Húng chanh, rửa sạch, ngâm muối, rồi nhai và ngậm.

Chữa ho gà

Húng chanh 10 g, mạch môn 12 g, vỏ rễ dâu 12 g, bách bộ 10 g, rau sam 10 g. Sắc uống liên tục 15 - 30 ngày, mỗi ngày một thang.

Chữa cảm mạo do lạnh

Húng chanh 10 g, bách bộ 12 g, tía tô 12 g, xạ can 10 g, trần bì 8 g, bạch chỉ 6 g. Sắc uống trong 5 ngày, mỗi ngày 1 thang.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Húng chanh (Lá)

Một số lưu ý khi sử dụng Húng chanh:

  • Lá và thân Húng chanh có nhiều lông nên những người có làn da nhạy cảm cần cẩn thận khi dùng để tránh gây kích ứng da.
  • Chưa có nghiên cứu nào về tác dụng của Húng chanh với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn Tham Khảo

1. https://tracuuduoclieu.vn/hung-chanh.html.

2. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất Lợi: https://drive.google.com/file/d/11HYLqPu7eW-p5LePwUl4L2z18YnIRfQH/view?usp=sharing.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng dược liệu phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.