hướng dẫn bầu cử hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được thực hiện theo luật nào

Điểm mới thứ nhấtlàtheo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội (được sửa đổi năm 2020), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (được sửa đổi năm 2019),đề án về phương hướng bầu cử và Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị thì mục tiêu phấn đấu đại biểu là người dân tộc thiểu số ít nhất18%; đại biểu nữ ít nhất 35%, tăng 5% so với trước; số lượngĐBQHchuyên trách tăng lên ít nhất 40% (Quốc hội khóa XIV xác định 35%); số lượng đại biểu HĐND các cấp giảm đều từ 5 đến 10 đại biểu tùy thuộc vào từng cấp chính quyền và từng loại hình đơn vị hành chính. Tuy nhiên, song hành với việc với tăng số lượng đồng thời phải tăng chất lượng đại biểu chuyên trách. Chính vì vậy, để bảo đảm nguồn nhân sựĐBQHchuyên trách, công tác quy hoạch đã được Đảng đoàn Quốc hội triển khai định kỳ hằng năm với nguyên tắc "động" và "mở", tạo sự chủ động cho các cơ quan của Quốc hội trong việc lựa chọn nhân sự làmĐBQHchuyên trách khóa XV. Đồng thời, việc lựa chọn nhân sự cũng được tiến hành kỹ lưỡng, chặt chẽ, bảo đảm tiêu chuẩn, đúng quy định.

Điểm mới thứ hailàvề tiêu chuẩnĐBQHvà đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Lần này ngoài những điều kiện, tiêu chuẩn chung củaĐBQHthì cácĐBQHchuyên trách cũng có những yêu cầu, tiêu chuẩn riêng về trình độ chuyên môn (từ đại học trở lên); về chức vụ công tác; về độ tuổi và sức khỏe... Với đại biểu chuyên trách ở các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói chung phải kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức danh từ vụ trưởng, giám đốc sở, ngành và tương đương; là cán bộ quân đội phải kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức danhcục trưởng, vụ trưởng, chỉ huy trưởng bộ CHQS tỉnh, chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Người ứng cử làmĐBQHchuyên trách để làm phó trưởng đoàn ở địa phương phải đang giữ chức giám đốc sở (hoặc tương đương) trở lên, là ủy viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh, quy hoạch một trong các chức danh ủy viên ban thường vụ, phó chủ tịch HĐND, phó chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Việc xác định độ tuổi người tham gia ứng cửĐBQHvà đại biểu HĐND khi áp dụng độ tuổi nghỉ hưu theo lộ trình của Bộ luật Lao động năm 2019 và việc tính tuổi (theo lộ trình) được áp dụng đối với cả đại biểu chuyên trách và không chuyên trách. Riêng những người ứng cửĐBQH, đại biểu HĐND là cán bộ quân đội, công an thực hiện theo độ tuổi quy định tại Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân.

Về quy địnhĐBQHchuyên trách tiếp tục giữ chức vụ và tham gia công tác khi đến tuổi nghỉ hưu, theo Hướng dẫn 36 đã bổ sung nội dungĐBQHchuyên trách ở Trung ương khi đến tuổi nghỉ hưu được giữ chức vụ công tác đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.ĐBQHchuyên trách ở địa phương khi đến tuổi nghỉ hưu thì thôi giữ các chức vụ và tiếp tục làm nhiệm vụĐBQHđến hết nhiệm kỳ.

Điểm mới thứ balàdanh sách giới thiệu người ứng cử trình ra hội nghị hiệp thương lần thứ hai đối với người ứng cửĐBQH, đại biểu HĐND phải bảo đảm số dư cần thiết để hội nghị xem xét lựa chọn lập danh sách sơ bộ. Danh sách giới thiệu người ứng cử trình ra hội nghị hiệp thương lần thứ ba phải bảo đảm có số dư lớn hơn số dư quy định tại khoản 6, Điều 57, Luật Bầu cửĐBQHvà đại biểu HĐND.

Điểm mới thứ tưlàviệc tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác và nơi cư trú, kỳ bầu cử này có quy định về điều kiện thời gian sinh sống thường xuyên liên tục 6 tháng trở lên, không quy định việc xác định nơi lấy ý kiến nơi cư trú của người ứng cử đang ở nhà công vụ, nhà khách, người ứng cử là sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Yêu cầu về tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác: Số lượng cử tri tham dự ở những nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể nhưng phải bảo đảm có ít nhất 2/3 tổng số cử tri tham dự. Nơi có từ 100 cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị đại diện cử tri nhưng phải bảođảmít nhất 70 cử tri tham dự. Yêu cầu về tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú: Yêu cầu số lượng cử tri tham dự ở những nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể nhưng phải bảođảmcó trên 50% tổng số cử tri tham dự. Nơi có từ 100 cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị đại diện cử tri nhưng phải bảođảmít nhất 55 cử tri tham dự. Việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét cử tri lần này có điểm mới để giải quyết tình huống người ứng cử không đạt 50% cử tri nơi công tác, nơi cư trú tín nhiệm.

Điểm mới thứ nămlàtheo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thì người ứng cử ĐBQH tiếp xúc cử tri ít nhất là 10 cuộc, người ứng cử HĐND cấp tỉnh tiếp xúc cử tri ít nhất là 5 cuộc, ứng cử HĐND cấp huyện, cấp xã tiếp xúc cử tri ít nhất là 3 cuộc. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, theo hướng dẫn mới, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử và ủy ban bầu cử cùng cấp thống nhất số cuộc và hình thức tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương; phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, vận dụng linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Quá trình bầu cử phải thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn các khu vực bầu cử.

Điểm mới thứ sáulàngoài những vấn đề đã nêu trên,việc bầu cử tại TP Hồ Chí Minh còn được điều chỉnh bởi Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16-11-2020 về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minhsẽ không tổ chức bầu HĐND cấp phường, cấp quận.Tại TP Đà Nẵng, việc bầu cử còn điều chỉnh bởi Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19-6-2020 của Quốc hội khóa XIVvề thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng, sẽ không tổ chức bầu HĐND cấp phường, cấp quận.Tại TP Hà Nội, việc bầu cử còn điều chỉnh bởi Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27-11-2019 của Quốc hội khóa XIVvề thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, không bầu cử HĐND cấp phường.

Điểm mới thứ bảylàmột số quy định cụ thể đối với các đơn vị lực lượng vũ trang rõ hơn trongNghị quyết số 41/NQ-HĐBCQGngày 18-1-2021 của Hội đồng Bầu cử quốc gia và Thông tư số 01/2021/TT-BNV ngày 11-1-2021 của Bộ Nội vụnhư:Trường hợp một đơn vị quân đội có doanh trại đóng quân tập trung trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên, thì chỉ huy đơn vị trao đổi với UBND cấp huyện, đề nghị chỉ định UBND của một trong các đơn vị hành chính cấp xã liên quan phối hợp thực hiện việc lập danh sách cử tri, phát thẻ cử tri theo hướng dẫn. Đơn vị vũ trang được xác định là khu vực bỏ phiếu riêng được thành lập một tổ bầu cử, do chỉ huy đơn vị quyết định thành lập một tổ bầu cử.

Cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, là ngày hội lớn của toàn dân.Để thực hiện thắng lợi cuộc bầu cử, mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân phải ra sức làm tốt công tác chuẩn bị và tiến hành cuộc bầu cử, nhất là thực hiện tốt quyền của công dân, bảo đảm cho cuộc bầu cử được tiến hành thực sự dân chủ, thực sự là ngày hội của toàn dân.

ĐẶNG MINH CHÂU

Video liên quan