Hướng dẫn cách chơi ô ăn quan

- Sỏi làm quân[ 50 viên/ 2 người chơi]. Sỏi to làm quan [ 2 Viên ], Bàn chơi kẻ 10 ô vuông và Ở hai đầu của hình chữ nhật vẽ hình bán nguyệt. Chia hình chữ nhật thành 10 ô nhỏ. Ô bán nguyệt ở 2 phía đầu gọi là ô quan. Ngoài ra có thể thay đổi thành hình tam giác, hình vuông để phù hợp chơi 3 và 4 người.

III.Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cho trẻ hát bài : Yêu Hà Nội

- Bài hát có tên là gì?

- Bài hát nói về ai?

- Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho chúng mình một trò chơi vận động có tên “Ô ăn quan”. Chúng mình có thích chơi không nào?

2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “Ô ăn quan”

- Cô hướng dẫn luật chơi, cách chơi

+ Đầu tiên cô chia đều số quân và quan cho mỗi người : 25 quân và 1 quan. Mỗi quan có giá trị bằng 10 quân. Sau đó 2 người xếpsỏi vào mỗi ô hình vuông của mình 5 quân và 1 quan, sau đó, chơi oẳn tù tì để lựa chọn người được đi trước.Người chơi đầu tiên bốc quân trong một ô tùy theo sự tính toán của mình rồi rải vào mỗi ô 1 viên theo chiều đi bên phải hoặc bên trái cho đến hết lượt. Khi rải hết quân trên tay đến đâu thì lại bốc quân của ô kế tiếp để rải. Nếu rải đến ô cuối cùng mà ô kế tiếp là ô quan thì không được đi nữa mà phải nhường quyền cho người đối diện chơi.Nếu rải đến viên cuối cùng mà gặp ô trống thì được quyền ăn ô tiếp theo của ô trống đó. Nếu tiếp theo ô vừa ăn là ô trống và liền kề lại là ô có quân thì người chơi lại được ăn liên tục một ô nữa [kể cả ô cái], có thể ăn một lúc liên hoàn nhiều ô nếu biết tính toán cách đi thông minh.Trong khi chơi, nếu những ô trước mặt mình không còn quân nhưng vẫn còn ô quan thì người chơi phải lấy viên của mình ra tiếp tục rải mỗi ô 5 viên để chơi tiếp cho đến khi 2 ô quan bị ăn hết mới coi là kết thúc ván chơi.Nếu người thiết quân thì phải vay người cùng chơi theo thỏa thuận về cách trả nợ [ví dụ một ô chữ nhật nhỏ của nhà mình sẽ đổi lấy 20 – 30 viên quân].Cuộc chơi kết thúc khi một bên phải bán hết nhà hoặc không đủ quan để tham gia chơi.

Ô ăn quan hay gọi tắt là ô quan, ô làng, là trò chơi dân gian quen thuộc, hấp dẫn, gắn liền với tuổi thơ của hầu hết các trẻ em người Kinh, Việt Nam. Trò chơi ô ăn quan mang đến cho người chơi nhiều ích lợi: rèn luyện tính kiên trì, tính toán và ghi nhớ nên được cả trẻ nhỏ và người lớn yêu thích. Từng rất phổ biến nhưng gần đây trò chơi này không còn được nhiều trẻ em chơi nữa vì nhiều lý do. Trong bài viết này, mình tổng hợp cách chơi, luật chơi ô ăn quan để lỡ như bạn đã quên thì ôn lại rồi hướng dẫn cho các thành viên gia đình mình nhé.

1. Chuẩn bị trước khi chơi

Bàn chơi

Bàn chơi ô ăn quan được vẽ trên một mặt phẳng, có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân. Vì vậy mà bàn chơi có thể được vẽ ở bất cứ đâu: trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng....

Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia thành 10 ô vuông, mỗi bên có 5 ô đối xứng nhau. Ở 2 cạnh chiều rộng của hình chữ nhật, vẽ 2 ô hình bán nguyệt hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn 2 ô hình bán nguyệt gọi là ô quan.

Quân chơi

Bao gồm 2 loại quân: Dân và Quan và có thể được làm bằng từ nhiều vật liệu như sỏi, gạch, đá, hạt … có kích thước vừa phải để người chơi dễ cầm nắm cùng lúc nhiều quân. Quan có kích thước to hơn hẳn các quân Dân để dễ dàng phân biệt. Số lượng quân chơi quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi, phổ biến nhất là 50.

Bố trí quân chơi

Quan được đặt trong 2 ô hình bán nguyệt, mỗi ô 1 quân. Dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau.

Người chơi

Thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó.

2. Luật chơi ô ăn quan

Tiến hành trò chơi

Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. Người chơi đầu tiên cầm lên 5 quân trong bất kỳ 1 ô vuông nào trong 5 ô ở phía bàn bên mình, rồi rải lần lượt từng quân vào các ô vuông bên cạnh, mỗi ô là 1 quân, bắt đầu ngược hay xuôi tùy vào người chơi.

Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:

- Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn. Tuy nhiên nếu ô đó là một ô Quan thì chỉ được phép lấy 1 quân để rải.

- Nếu liền sau đó là một ô trống [không phân biệt ô quan hay ô dân] rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Lưu ý: Ô quan có ít dân [thường là 3 hoặc 5 dân] gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.

- Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này... Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình.

- Nếu liền sau đó là ô quan không có dân hoặc 2 ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.

Các lượt chơi Ô quan quan

Từng người chơi sẽ chơi lần lượt nối tiếp nhau như vậy theo các tính toán đã đặt ra. Trường hợp đến lượt đi nhưng cả năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.

Chiến thắng trò chơi Ô ăn quan

Trò chơi sẽ kết thúc khi Quan của hai bên đều bị ăn mất. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng.

Người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1

Trò chơi ô ăn quan thông thường có bao nhiêu người chơi?

Ô ăn quan.

Chơi ô ăn quan cần bao nhiêu viên?

Phổ biến nhất là 5 viên ở mỗi ô, tổng 50 viên. Mỗi vòng chơi sẽ có 2 người chơi ngồi đối diện nhau dọc theo chiều dài của hình chữ nhật. Người chơi có nhiệm vụ giám sát các ô vuông thuộc bên mình ngồi, thường là 5 ô. Để bắt đầu lượt chơi đầu tiên, người chơi có thể thỏa thuận với nhau hoặc oẳn tù tì.

Trò chơi ô ăn quan cần bao nhiêu viên sỏi?

Quan ăn 10 viên sỏi. Cách chơi ô ăn quan được nói lên rất đơn giản nhưng người chơi ô ăn quan đã giỏi thì việc tính toán rất tài tình mà người đối diện phải thua cuộc vì không còn quan [sỏi] bên phần mình để tiếp tục cuộc chơi...

Trò chơi ô ăn quan xuất phát từ đâu?

Trò chơi ô ăn quan thực ra gốc từ châu Phi có tên gọi là Awalé. Awalé có nghĩa là túi hạt. Hạt từ một loại quả cây hiếm ở châu Phi. Trò chơi xuất phát từ Bờ Biển Ngà, Nigeria sau trở nên phổ biến ở châu Phi.

Chủ Đề