Hướng dẫn cách làm mồi câu lươn

Show

Thả câu lươn

Trong vô vàn những cái thú ở miền quê, ta phải kể đến cái thú thả câu lươn. Không giống như cắm câu cá, thả câu lươn có thú vị riêng, rất dễ thực hiện và không cần phải tốn nhiều công sức.                                                                                                                                                                   Thú thả câu lươnỞ ĐBSCL, lươn có nhiều trên ruộng, mương, ao, hồ. Lươn có thể sống được 2- 3 tháng dưới lớp đất sâu cả mét ở ruộng khô. Lươn là loài sinh sản lưỡng tính, thường đẻ trứng vào khoảng tháng 5- 6, có thể đẻ vào tháng 8- 9 (Dương lịch). Lươn trưởng thành có trọng lượng khá lớn (có con nặng 2kg), lươn càng lớn thì càng có giá trị. Lươn là loài hay đi ăn đêm, thích ăn tạp nhưng ăn động vật có chất tanh là chính. Khi thiếu thức ăn, lươn có thể ăn thịt lẫn nhau, chúng tìm thức ăn chủ yếu nhờ vào khứu giác. Nhờ đặc điểm này, người dân đã tận dụng để thả câu lươn. Cần câu lươn là một thanh cây bằng ngón tay, dài khoảng 4cm, một sợi dây gân cỡ lớn, dài khoảng 50cm, một đầu được tóm vào giữa thân cây, một đầu được tóm vào lưỡi đúc hình vuông. Mồi cắm lươn phổ biến là ốc, thòi lòi, cá biển, sình thì lươn càng khoái.  Thời gian thả câu bắt đầu lúc chiều tối. Tuy nhiên, việc lựa chọn địa điểm cắm hết sức quan trọng. Theo kinh nghiệm dân gian, những nơi nước ít ra vô nhưng không quá sâu, có nhiều cỏ thối, bùn lầy là có lươn to. Khi đi cắm, ta kéo một ít cỏ ra, thả đại lưỡi câu vào một lỗ trống nhỏ nào đó sao cho thân câu nằm ngang, gác lên những mớ cỏ hoặc rau dại để khi lươn dính cây chúng không lôi câu đi mất. Ta nên thăm câu nhiều lần trong đêm, vì nếu đợi đến sáng lươn có thể chết nếu nuốt lưỡi sâu quá, còn nếu không thăm sớm cũng có thể sẩy những con lớn vì chúng có thể làm đứt dây câu như chơi. Cũng có trường hợp chúng lôi câu đi mất tăm, vài ngày sau lại nổi lên phình lên vì bị đứt ruột. Cũng giống như cá, khi thấy dính lươn ta không nên vội vàng kéo lên ngay mà phải lựa thế rồi từ từ kéo lên bờ, còn nếu không thì dùng vợt vớt lên là chắc ăn nhất.  Ngoài hình thức đó, người dân còn dùng cần câu đi dọc theo các con kinh, mé mương hay đường nước ruộng để câu lươn. Cách này chỉ áp dụng vào ban ngày. Khi thấy mà lươn (hang lươn), người ta xe cục mồi vào miệng hang, khi nhận thấy mùi thức ăn, chúng chui ra ngậm mồi. Khi ấy, nước trong hang sẽ trào ra, lươn kéo mồi vào bên trong, còn người câu thì đợi lươn dính câu rồi từ từ kéo ra ngoài. Hình thức câu này khá đơn giản, nhưng thường chỉ dính lươn nhỏ, còn lươn bự rất khôn, chúng ít khi ở những nơi trống trải và mạo hiểm ăn mồi giữa ban ngày. Những món ăn quên... no từ lươnDùng tro bếp để tuốt nhớt lươn, và nhớ phải lấy chỉ máu để không còn mùi tanh. Những người sành ăn cho rằng, lươn nhỏ thì không bổ, lớn quá thì thịt không ngọt, lươn có màu vàng dưới bụng là ngon nhất. Sau khi làm sạch, lươn được chế biến nhiều món như: chiên giòn, nướng sả ớt, nướng ống tre, hấp, rang muối, um, lẩu, xào lăn, xào sa tế, nướng nghệ, om nước dừa, hấp mướp hương, Riêng với dân nhậu có lẽ món lươn băm, lẩu lươn, cháo lươn và lươn hấp mướp là những món khoái khẩu nhất.

Hướng dẫn cách làm mồi câu lươn

Món lẩu lươn rất hấp dẫn. Với món lươn băm, thịt phải băm nhuyễn, ướp gia vị, sả rồi xào chín, cho vào đĩa, rắc thêm nhiều rau húng, đậu phộng... Món này ăn với bánh tráng, vị bùi của bánh tráng, vị mằn mặn beo béo của lươn xào, thử một miếng mới hiểu tại sao dân nhậu ưa món này. Còn với cháo lươn, trước tiên phải luộc lươn vừa phải, để nguội, sau đó gỡ thịt khỏi phần xương. Giã nhỏ xương lươn, lọc lấy nước cốt; thịt ướp gia vị cho thấm, khử qua dầu rồi đổ vào nồi um. Đổ hỗn hợp nước cốt xương và thịt vào nồi cháo đã chín nhuyễn, vài phút sau trộn đều, rắc một ít tiêu. Cháo lươn ăn kèm với chuối cây xắt mỏng, một ít ngò, húng mới đúng điệu. Quen thuộc nhất và hấp dẫn nhất có lẽ là món lẩu lươn. Lươn làm sạch, chặt thành từng khúc để ngoài đĩa riêng, bên trên điểm nhiều rau om và những lát ớt. Nồi nước lẩu nấu với me giầm, thêm hành tỏi phi chín, vừa lúc sôi thì thả những khúc lươn sống vào. Kế đến là thả cà chua, thơm, bạc hà, đậu bắp, bắp chuối,... Nước lẩu sôi chan vào bún và gắp các thứ đã chín chấm vào chén nước mắm nhỉ với những lát ớt cay thật thú vị. Một món ăn độc đáo khác là lươn hấp mướp hương. Lươn được làm sạch, ướp sơ với gia vị rồi cho vào giữa trái mướp hương đã khoét hai đầu, sau đó đem hấp cách thủy. Mướp hương vốn ngọt, nước tiết ra xâm xấp và thấm vào thịt của lươn khiến món ăn càng đậm đà. Khi bày ra bàn, mùi thơm của mướp, vị ngọt thịt của lươn khiến ta ngất ngây hương vị đồng quê.
                                             Theo XUÂN SẮC (Vĩnh Long Online)

Video liên quan