Hướng dẫn cài dặt phần mèm enterprise architecturre

[Vấn đề này tương đối mới ở nước ta. Do đó cách diễn giải cần phải dài, chi tiết một chút. Tên và link đến tài liệu trích dẫn xem ở Danh mục tài liệu trích dẫn. Ký hiệu [4:2] có nghĩa là tài liệu số 4, trang 2 hoặc mục 2].

Năm 1996, đạo luật liên bang Mỹ Clinger–Cohen Act[1]quy định và các bước triển khai tiếp theo đã cho ra đời Kiến trúc Chính phủ liên bang Mỹ [U.S. federal enterprise architecture – FEA [2]] như một yêu cầu bắt buộc với mọi hệ thống thông tin quản lý nhà nước.

Năm 2011, tại Diễn đàn Thương mại điện tử Việt Nam 2011 thứ trưởng bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã nhấn mạnh “Tái cơ cấu theo hướng xây dựng kiến trúc doanh nghiệp ….Các tập đoàn, công ty, hệ thống ngân hàng thương mại và doanh nghiệp là những đối tượng cần đi đầu trong công tác đổi mới và xây dựng kiến trúc Doanh nghiệp phù hợp với tầm nhìn kinh doanh trong 5 năm tới.”[3].

Như vậy, kiến trúc chính phủ, kiến trúc doanh nghiệp có tầm quan trọng rất lớn, nhất là trong giai đoạn tái cơ cấu hiện nay. Đó cũng là nội dung chính của đề tài này mà dưới đây sẽ làm rõ hơn một số vấn đề đặt ra.

a.Khái niệm, thuật ngữ.

Trong các đặc điểm lớn của ngành đóng tàu có một đặc điểm đáng chú ý: Cung về năng lực đóng tàu luôn lớn hơn cầu về nhu cầu đóng mới dẫn đến cạnh tranh khốc liệt ở quy mô quốc gia [4]. Với mức độ cạnh tranh như vậy, công nghệ thông tin là một trong những công cụ cơ bản và chủ yếu đảm bảo năng lực cạnh tranh. “ … bất kỳ một sự cải tiến nào trong quá trình đóng tàu, bất kể là cải tiến sản phẩm hoặc tối ưu hóa quá trình công nghệ hiện nay đều không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ rất lớn của công nghệ thông tin” [5:1]. Trong “Chương trình Quốc gia Nghiên cứu Phát triển ngành Đóng tàu Mỹ” có 6 hạng mục thì công nghệ thông tin chiếm tỷ trọng vốn đầu tư lớn nhất [chi tiết xem [6]].

Vinashin hiện nay đang thực hiện tái cơ cấu “toàn diện và triệt để”, việc áp dụng công nghệ thông tin để đảm bảo năng lực cạnh tranh lại càng cấp thiết. Nhưng xây dựng, phát triển hệ thống công nghệ thông tin trong tập đoàn như thế nào là vấn đề mà đề tài này mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé. Đó là: trước khi xây dựng hệ thống thông tin, phải xây dựng kiến trúc của hệ thống đó.

[Không chỉ có hệ thống thông tin, các hệ thống tổ chức, quản lý, nghiệp vụ của Vinashin cũng nên có một kiến trúc doanh nghiệp như lời phát biểu của thứ trưởng bộ Công thương đã dẫn ở trên]

Tại sao phải xây dựng kiến trúc hệ thống thông tin.

Các đô thị lớn ở Việt nam hiện nay đang gặp phải nhiều vấn đề lớn, nan giải: ùn tắc giao thông, ngập lụt, ô nhiễm nặng nề, phải áp dụng các giải pháp đối phó, chắp vá như đường trên cao, cầu vượt, v.v… và muốn giải quyết hoặc xây dựng một cái mới thì tiền đền bù, phá cái cũ gấp nhiều lần tiền thực sự dành cho xây mới, tạo ra “những con đường đắt nhất hành tinh”.

Nguyên nhân chủ yếu là do trước đây không có quy hoạch kiến trúc tổng thể, mạnh ai nấy làm, cần gì làm nấy, không có một kỷ cương chung.

Cách đây khoảng 25 năm, hệ thống thông tin của các tổ chức cũng gặp phải vấn đề tương tự. Sau một thời gian phát triển liên tục, người ta nhận ra rằng [7]:

  • Hệ thống thông tin càng ngày càng phức tạp, tốn kém, khó điều hành. Chi phí và mức độ phức tạp của hệ thống tăng theo cấp lũy thừa, trong khi đó
  • Mức độ hệ thống thông tin đáp ứng nhu cầu của tổ chức càng ngày càng kém đi. Mỗi khi có nhu cầu mới hoặc thay đổi, rất khó điều chỉnh một hệ thống thông tin cồng kềnh, đắt tiền đáp ứng được các nhu cầu mới đó.

Các vấn đề nói trên không chỉ riêng của xây dựng thành phố hay hệ thống thông tin. Bất kỳ một tổ chức, hệ thống nào khi phát triển tự phát đến một quy mô nhất định cũng gặp tình trạng cồng kềnh, phức tạp, tốn kém, khó thay đổi và hiệu năng bị giảm.

Để khắc phục tình trạng đó, năm 1987 một lĩnh vực mới ra đời: Kiến trúc hệ thống.[Enterprise Architecture].

Hệ thống ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là mọi tổ chức [cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, đoàn thể,..], tập hợp các tổ chức [tập đoàn, hiệp hội] có cùng các mục tiêu, hoặc một ngành dọc trong một tổ chức, ví dụ: hệ thống tài chính – kế toán của một tập đoàn. Trong thuật ngữ tiếng Anh Enterprise Architecture, từ enterprise được hiểu theo nghĩa rộng này mà doanh nghiệp chỉ là một trường hợp riêng[8:1.2]. Vì vậy dưới đây thống nhất gọi chung là Kiến trúc hệ thống. Trong từng lĩnh vực cụ thể, từ enterprise có nghĩa khác nhau. Ví dụ: kiến trúc chính phủ điện tử, kiến trúc doanh nghiệp, kiến trúc hành chính, kiến trúc hệ thống thông tin, v.v….

Kiến trúc hệ thống là gì?

Có nhiều định nghĩa khác nhau về kiến trúc hệ thống. Dưới đây đưa ra một định nghĩa theo ISO/IEC 42010:2007 [8:2.2], kiến trúc là:

“Tổ chức cơ bản của một hệ thống bao gồm:
  • các bộ phận cấu thành nên hệ thống đó,
  • quan hệ giữa các bộ phận với nhau và với môi trường ngoài và
  • các nguyên tắc chỉ đạo việc thiết kế và phát triển các bộ phận đó”

“The fundamental organization of a system, embodied in its components, their relationships to each other and the environment, and the principles governing its design and evolution.”

Hiểu một cách tổng quát nhất, kiến trúc của một tổ chức, hệ thống là bản thiết kế, quy hoạch tổng thể thống nhất từ đầu cho toàn bộ quá trình xây dựng, phát triển tổ chức, hệ thống đó sau này, khắc phục được các vấn đề nan giải nói trên.

Để các tổ chức, hệ thống hoạt động tốt, thông tin phải thông suốt và do đó công nghệ thông tin [tin học] với tư cách như một mạng thần kinh trung ương là không thể thiếu. Vì vậy, các thành phần chủ yếu của kiến trúc hệ thống hiện đại như sau [8:2.3]:

  • Kiến trúc nghiệp vụ [Business Process Architecture]: bao gồm chiến lược phát triển, hệ thống quản lý, cơ cấu tổ chức và các quy trình nghiệp vụ chủ yếu của một hệ thống.
  • Kiến trúc dữ liệu [Data Architecture]: cấu trúc các tài sản dữ liệu vật lý [văn bản, sách,…] và logic [dữ liệu số hóa] của hệ thống và các công cụ để quản lý các tài sản dữ liệu đó.
  • Kiến trúc ứng dụng [Application Architecture]: bản thiết kế tổng thể các phần mềm ứng dụng phải được sử dụng, tương tác giữa chúng với nhau và quan hệ của chúng với các quy trình nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống.
  • Kiến trúc công nghệ [Technology Architecture]: mô tả các hạ tầng phần cứng và phần mềm cần thiết để có thể khai triển ba lớp kiến trúc nói trên. Kiến trúc công nghệ gồm: hạ tầng công nghệ thông tin, các phần mềm lớp giữa [midleware], mạng, truyền thông, các tiêu chuẩn, …

Khung kiến trúc hệ thống

Đối với các tổ chức lớn, đa dạng, phức tạp và chưa ổn định như Vinashin, không thể có một kiến trúc chung cho toàn bộ hệ thống. Mỗi đơn vị thành viên, mỗi ngành dọc [sản xuất, kinh doanh, tài chính – kế toán, v.v…] cần phải có một kiến trúc riêng, phù hợp với mình. Bên trong mỗi kiến trúc đó lại có thể có các kiến trúc con cho từng bộ phận.

Để thống nhất những cái cần thống nhất, tạo một khuôn khổ, quy củ chung và đảm bảo tính tương thích của các hệ thống với nhau cần xây dựng và ban hành một khung kiến trúc hệ thống chung cho toàn tập đoàn.

Có nhiều định nghĩa khung kiến trúc, dưới đây đưa ra một định nghĩa theo ISO/IEC/IEEE 42010 [10]:

Khung kiến trúc xác lập các quy định chung để tạo lập, giải thích, phân tích và sử dụng các kiến trúc trong một lĩnh vực phần mềm riêng biệt hoặc trong cộng đồng những người có liên quan.

“An architecture framework establishes a common practice for creating, interpreting, analyzing and using architecture descriptions within a particular domain of application or stakeholder community.”

Hiểu nôm na, nó tương tự như tài liệu hướng dẫn lập các dự án đầu tư, quy định các nội dung phải làm, các bước phải thực hiện, các văn bản pháp lý phải theo thậm chí cách trình bày, tính toán để đảm bảo tính đầy đủ, tính thống nhất chung và mọi người có liên quan [stakeholders] đều hiểu và sử dụng được.

Mấy yêu cầu cần lưu ý

  1. Khung kiến trúc, kiến trúc cần có tính trung lập đối với nhà cung cấp các sản phẩm, công nghệ IT. Nó không thiên vị cũng không hạn chế bất kỳ một công nghệ, sản phẩm nào.
  2. Khung kiến trúc, kiến trúc phải đảm bảo tính tương hợp [interoperability] giữa các bộ phận của hệ thống, giữa các hệ thống con với nhau, nghĩa là các bộ phận, hệ thống con đó phải trao đổi thông suốt được dữ liệu với nhau và sử dụng được dữ liệu đó.
  3. Khung kiến trúc, kiến trúc phải đưa ra được một bộ tiêu chuẩn kỹ thuật chung cho toàn hệ thống.

Tại sao phải xây dựng khung kiến trúc riêng cho Vinashin?

Hiện nay có rất nhiều khung kiến trúc, phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng quát và được sử dụng rộng rãi như TOGAF, Zachman, FEAF, … Về nguyên tắc, có thể áp dụng trực tiếp các khung/phương pháp luận đó vào xây dựng một kiến trúc cụ thể nhưng có những bất cập sau:

  • Vì các khung/phương pháp luận đó là tổng quát, áp dụng được cho mọi loại tổ chức/hệ thống nên rất phức tạp, khó hiểu, khó sử dụng và có nhiều cái thừa, không cần thiết với một tổ chức/hệ thống cụ thể.
  • Cũng do tính tổng quát, chúng lại có nhiều cái thiếu, không phản ánh được các đặc điểm riêng biệt, các quy định riêng, trình độ phát triển riêng của từng tổ chức/hệ thống cụ thể.
  • Mỗi khung/phương pháp luận đều có ưu nhược điểm riêng. Chỉ theo một cái có thể phải chấp nhận cả những nhược điểm của nó và có thể nhược điểm đó có ảnh hưởng lớn tới một tổ chức/hệ thống cụ thể.

Vì vậy, trên cơ sở các khung/phương pháp luận tổng quát, sửa đổi, tổng hợp để xây dựng một khung riêng của một tổ chức/hệ thống là việc cần làm. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay của nước ta nói chung và Vinashin nói riêng, những cán bộ kỹ thuật am hiểu về kiến trúc hệ thống rất hiếm hoi, việc xây dựng một khung kiến trúc riêng dễ hiểu, dễ sử dụng với những hướng dẫn tỷ mỷ, chi tiết là việc bắt buộc phải làm.

Tính “riêng” như nói ở trên là về nguyên tắc. Đề tài sẽ tìm hiểu, so sánh, phân tích các khung/phương pháp luận hiện có để xem cần sửa đổi, tổng hợp đến mức độ nào cho phù hợp với Vinashin. Mức độ đó có thể rất lớn, nhưng cũng có thể rất nhỏ tùy theo kết quả các nghiên cứu sẽ chỉ ra.

Theo một nghiên cứu khảo sát năm 2005[11], có khoảng 22% tổ chức sử dụng khung kiến trúc riêng, 25% dùng khung Zachman, 11% dùng TOGAF, v.v…

Kiến trúc doanh nghiệp hay kiến trúc hệ thống thông tin?

Tùy theo điều kiện cụ thể, có ba cách xây dựng một kiến trúc hệ thống:

  1. Khi kiến trúc nghiệp vụ đã có, việc xây dựng kiến trúc hệ thống chỉ mô tả, hệ thống hóa lại kiến trúc nghiệp vụ làm cơ sở cho các thành phần kiến trúc tiếp theo. Nội dung xây dựng chủ yếu là ở ba thành phần kiến trúc tiếp theo, tức là kiến trúc hệ thống thông tin của một tổ chức. Sau quá trình đó, sẽ có những đề xuất, kiến nghị điều chỉnh kiến trúc nghiệp vụ để sử dụng, lưu chuyển thông tin hiệu quả hơn.
  2. Khi kiến trúc nghiệp vụ chưa có [một tổ chức mới thành lập] hoặc đã có nhưng còn nhiều bất cập. Việc xây dựng kiến trúc hệ thống sẽ bao gồm cả xây dựng kiến trúc nghiệp vụ [trọng tâm] và kiến trúc hệ thống thông tin phục vụ cho nó. Trong trường hợp này có thể gọi là xây dựng kiến trúc tổ chức [trường hợp riêng: kiến trúc doanh nghiệp].
  3. Như trên đã nói, nhiều tổ chức phát hiện ra đã đầu tư rất lớn cho công nghệ thông tin nhưng kết quả không như mong đợi. Điều đó không đơn thuần là lỗi của hệ thống công nghệ thông tin mà do các hệ thống tổ chức, nghiệp vụ hiện có không thể nào tận dụng được sức mạnh, lợi thế của công nghệ thông tin [ví dụ: chỉ dùng văn bản giấy]. Điều này đặc biệt rõ trong các hệ thống chính phủ điện tử của ngay cả các nước tiên tiến. Vì vậy hiện nay đang có một cách làm mới: cải cách các tổ chức, nghiệp vụ hiện có sao cho tận dụng được tối đa sức mạnh công nghệ thông tin, tức là cải cách quản lý, tổ chức theo công nghệ, không như trước công nghệ phải uốn mình theo các hoạt động nghiệp vụ. Trong hệ thống chính phủ, cách làm đó tạm dịch là “Chính phủ cải cách” [Transfomational Government [12]].

Vì kiến trúc nghiệp vụ của Vinashin đã là nội dung của các đề tài khác, nhiệm vụ khác [tư vấn của KPMG, DNV, chương trình ISO, …] nên trong đề tài này phần kiến trúc nghiệp vụ chỉ tập hợp, hệ thống hóa và mô tả lại bằng các công cụ của kiến trúc hệ thống để phục vụ cho các bước tiếp theo. Tức là chủ yếu theo cách làm 1 nói trên.

Mặt khác, quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các hệ thống thông tin đóng tàu tiên tiến, quá trình xây dựng, thí điểm khung/kiến trúc sẽ làm xuất hiện những đề xuất cải tiến hệ thống tổ chức/nghiệp vụ đã và đang định xây dựng cho tốt hơn, hiệu quả hơn. Tức là phần nào có theo cách 2 và 3.

Vinashin hiện đang trong quá trình tái cơ cấu toàn diện và triệt để. Hệ thống thông tin toàn tập đoàn trước đây phát triển hoàn toàn tự phát và còn thiếu rất nhiều. Đó là các điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng khung kiến trúc hệ thống thông tin toàn tập đoàn, đặt một cơ sở khoa học cho quá trình phát triển hệ thống thông tin hiện tại và trong một tương lai gần.

b.Tình hình nghiên cứu ngoài nước:

Ngành kiến trúc hệ thống có thể coi như bắt đầu vào năm 1987 khi J.A Zachman viết bài báo “A Framework for Information Systems Architecture,”. Sau 25 năm phát triển đến nay đã có hàng chục khung/phương pháp luận kiến trúc hệ thống ra đời [ví dụ xem [13], [14]].

Một trong những nơi áp dụng kiến trúc hệ thống mạnh nhất là các hệ thống chính phủ điện tử. Nước Mỹ có Khung Kiến trúc Liên bang [FEAF [15]] và Kiến trúc Hành chính Liên bang [FEA [2]] áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước. Bộ Quốc phòng Mỹ lại có kiến trúc riêng của mình DoDAF [16]. Chính phủ Đức có Chuẩn và Kiến trúc cho Chính phủ điện tử SAGA [17]. Nhiều nước khác cũng có khung/kiến trúc chính phủ điện tử của mình [ví dụ xem [18]]. Các kiến trúc này liên tục được cập nhật, ví dụ tài liệu SAGA của chính phủ Đức hiện có là phiên bản 5.0 [2011]. Các kết quả này rất có giá trị tham khảo khi xây dựng kiến trúc doanh nghiệp.

Đáng chú ý là Nga, một nước đi sau trong việc xây dựng chính phủ điện tử, đã chủ trương “xây dựng từng bước chính phủ điện tử bắt đầu từ phát triển kiến trúc hệ thống”[19]. Điều này nói lên, cũng như quy hoạch kiến trúc tổng thể cho các dự án xây dựng, kiến trúc hệ thống là nội dung cơ bản cần đi trước một bước khi phát triển một hệ thống thông tin lớn và phức tạp. [Vinashin có thuận lợi này: hệ thống thông tin hiện nay gần như bắt đầu xây dựng từ đầu.]

Các doanh nghiệp lớn cũng là nơi xây dựng và áp dụng kiến trúc hệ thống mạnh mẽ. Trong danh sách 27 công ty được giải “Annual Enterprise & IT Architecture Excellence Award 2012” [20] có thể thấy những tên tuổi lớn như Credit Suisse, Intel, v.v… Trong các công ty lớn hiện có một chức danh: Nhà kiến trúc doanh nghiệp [Enterprise Architect].

Các công ty tin học, tư vấn lớn cũng có các sản phẩm là các khung/phương pháp luận, giải pháp phần mềm, dịch vụ tư vấn xây dựng kiến trúc: IBM [21], Microsoft [22], Gartner [23]…

Các công ty, tổ chức chuyên nghiên cứu về kiến trúc hệ thống liên tục phát triển, cập nhật sản phẩm của mình. Khung kiến trúc TOGAF phiên bản 1.0 [1995] hiện đã có phiên bản 9.1 [2011], khung Zachman hiện có phiên bản 3.0, …

Số lượng khung/kiến trúc hệ thống nhiều đến mức đã xuất hiện một hướng nghiên cứu: xây dựng các công cụ để người sử dụng có thể tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn, sửa đổi các khung/kiến trúc phù hợp. Các công cụ đó có thể là sách hướng dẫn “Làm sao để sống sót trong rừng rậm các khung kiến trúc”[24], báo cáo nghiên cứu [7], [14],[25], khung đánh giá, phân loại [26],[14]v.v….

Các công cụ “vẽ” kiến trúc: cũng như kiến trúc xây dựng có ngôn ngữ chung là các bản vẽ xây dựng, kiến trúc hệ thống hiện nay cũng có nhiều loại ngôn ngữ mô hình kiến trúc [enterprise architecture modelling language] khác nhau cần được lựa chọn trước. Toàn bộ kiến trúc mô tả bằng 1 ngôn ngữ sẽ giúp các “người liên quan” [stackeholders] hiểu được, chia sẻ được công việc cho nhau. Ngoài ra, cũng có nhiều phần mềm hỗ trợ việc xây dựng kiến trúc hệ thống nhanh, chính xác và dễ sử dụng lại hơn là làm bằng tay, ví dụ [27] Chi tiết về các công cụ xây dựng kiến trúc có thể xem ở đây [28]

Tóm lại, kiến trúc hệ thống là một hướng nghiên cứu, ứng dụng đang rất phát triển.

c.Tình hình nghiên cứu trong nước

Kiến trúc hệ thống mới được biết đến ở Việt nam không lâu nhưng nhanh chóng được đánh giá cao, đặc biệt là trong giai đoạn tái cơ cấu doanh nghiệp hiện nay. Tại Diễn đàn Thương mại điện tử Việt Nam 2011 [EcomBiz 2011] thứ trưởng bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã nhấn mạnh [3]: “Tái cơ cấu theo hướng xây dựng kiến trúc DN là một bức tranh kiến trúc đa chiều thể hiện các bộ phận cấu thành nên một DN và mối quan hệ giữa các bộ phận. … diễn đàn cần tập trung thảo luận sâu về vai trò của kiến trúc DN trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh giai đoan 2011- 2015, đáp ứng yêu cầu về tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nêu tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11. Các tập đoàn, công ty, hệ thống ngân hàng thương mại và DN là những đối tượng cần đi đầu trong công tác đổi mới và xây dựng kiến trúc DN phù hợp với tầm nhìn kinh doanh trong 5 năm tới.”

Lĩnh vực quản lý nhà nước là nơi có nhận thức sớm, đã và đang triển khai mạnh mẽ các đề tài nghiên cứu, các công trình xây dựng và áp dụng kiến trúc hệ thống. Đề án 112 bắt đầu triển khai năm 2001, được đánh giá là “đã định hướng được kiến trúc hệ thống thông tin của Chính phủ”[29]. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước”, điều 15 giao nhiệm vụ “Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì xây dựng kiến trúc chuẩn hệ thống thông tin quốc gia”.

Một số bộ ngành, tỉnh, thành phố cũng đã triển khai công tác theo hướng này:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường “trên cơ sở kiến trúc hệ thống thông tin quốc gia, cần xây dựng và ban hành kiến trúc hệ thống thông tin ngành TN&MT”[30].
  • Bộ Ngoại giao “thiết kế, xây dựng khung kiến trúc chuẩn CNTT và một lộ trình phát triển ứng dụng CNTT cho giai đoạn từ nay đến 2015.”[31]
  • Bộ Thông tin Truyền thông: Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng kiến trúc công nghệ thông tin và truyền thông và các giải pháp công nghệ phù hợp cho việc triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam”, mã số KC.01.18 thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm về Công nghệ thông tin và truyền thông KC.01, giai đoạn 2006 – 2010 .
  • Mới đây “Dự án Tư vấn khung và các tiêu chuẩn ứng dụng CNTT Chính phủ điện tử [dự án MIC 1.4] do Bộ TT&TT là chủ đầu tư, nằm trong khuôn khổ dự án Phát triển CNTT-TT tại Việt Nam do Ngân hàng Thế giới [WB] tài trợ, vừa được chính thức khởi động chiều ngày 9/3/2012.” [32].
  • Năm 2008, Hà nội triển khai đề tài CNTT/01-2008-2 “Nghiên cứu đề xuất chuẩn và kiến trúc cho các ứng dụng chính phủ điện tử trong hệ thống thông tin của Hà nội ”
  • Cũng có thông tin không chính thức cho biết Ủy ban Nhân dân tp Đà nẵng và Tổng cục Thống kê đã hoàn thành kiến trúc hệ thống của mình [33]

Với các doanh nghiệp thì không có thông tin. Gần đây, cũng theo tin không chính thức, tập đoàn Dầu khí đang quan tâm đến vấn đề này.

Riêng với Vinashin, Thiết kế Kiến trúc tổng thể là một trong những nội dung chính của đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tập đoàn kinh tế Vinashin [giai đoạn 2006-2010] phiên bản 1.0” nhưng không có điều kiện thực hiện.

f.Tài liệu tham khảo, trích dẫn

1. Wikipedia contributors. Clinger–Cohen Act. Wikipedia, the free encyclopedia, 2012. //en.wikipedia.org/w/index.php?title=Clinger%E2%80%93Cohen_Act&oldid=499844098.

2. Federal Enterprise Architecture [FEA] | The White House. //www.whitehouse.gov/omb/e-gov/fea/.

3. Tái cơ cấu theo hướng xây dựng kiến trúc doanh nghiệp- Báo Công thương Điện tử. //www.baocongthuong.com.vn/p0c259n16071/tai-co-cau-theo-huong-xay-dung-kien-truc-doanh-nghiep.htm.

4. Cạnh tranh không lành mạnh trong ngành đóng tàu và vai trò của nhà nước. Tản mạn. //phanvinhtri.wordpress.com/2011/08/11/canh-tranh-khong-lanh-manh-trong-nganh-dong-tau-va-vai-tro-cua-nha-nuoc/.

5. The Role of IT in Shipbuilding . Kruger, TU Hamburg- Harburg. //www.ssi.tu-harburg.de/doc/Veroeffentlichungen/2003/compid03.pdf.

6. CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐÓNG TÀU MỸ- Công nghệ hệ thống. //phanvinhtri.files.wordpress.com/2011/08/nsrp-cc3b4ng-nghe1bb87-he1bb87-the1bb91ng.pdf.

7. A Comparison of the Top Four Enterprise-Architecture Methodologies. //msdn.microsoft.com/en-us/library/bb466232.aspx.

8. TOGAF® 9.1. //pubs.opengroup.org/architecture/togaf9-doc/arch/index.html.

9. TOGAF® 9.1. //pubs.opengroup.org/architecture/togaf9-doc/arch/index.html.

10. ISO/IEC/IEEE 42010: Conceptual Model. //www.iso-architecture.org/ieee-1471/cm/.

11. Enterprise Architecture Survey 2005 IFEAD v10.pdf. //www.enterprise-architecture.info/Images/EA%20Survey/Enterprise%20Architecture%20Survey%202005%20IFEAD%20v10.pdf.

12. Transformational Government – Wikipedia, the free encyclopedia. //en.wikipedia.org/wiki/Transformational_Government.

13. Enterprise architecture framework – Wikipedia, the free encyclopedia. .

14. Survey of Architecture Frameworks. //www.iso-architecture.org/ieee-1471/afs/frameworks-table.html.

15. Federal Enterprise Architecture Framework. //www.cio.gov/documents/fedarch1.pdf.

16. Enterprise Architecture & Standards. //dodcio.defense.gov/Home/Topics/EnterpriseArchitectureStandards.aspx.

17. IT-Beauftragte der Bundesregierung – Architekturen und Standards. //www.cio.bund.de/DE/Architekturen-und-Standards/SAGA/SAGA%205-aktuelle%20Version/saga_5_aktuelle_version_inhalt.html.

18. Overview of Enterprise Architecture work in 15 countries. //www.vm.fi/vm/en/04_publications_and_documents/01_publications/04_public_management/20071102Overvi/FEAR_ENGLANTI_kokonaan.pdf.

19. Nga chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính phủ điện tử với Việt Nam – PC World VN. //www.pcworld.com.vn/articles/quan-ly/nha-nuoc/2010/09/1220814/nga-chia-se-kinh-nghiem-xay-dung-chinh-phu-dien-tu-voi-viet-nam/.

20. iCMG – Enterprise & IT Architecture Excellence Awards – Architecture Award Winners 2012. //www.icmgworld.com/corp/ArchitectureAwards/2012/global_award_2012_01.asp.

21. IBM – United States. //www-01.ibm.com/software/info/itsolutions/enterprisearchitecture/.

22. Microsoft Architecture Overview. .

23. Gartner’s Enterprise Architecture Process and Framework Help Meet 21st Century Challenges | 486650. //www.gartner.com/id=486650.

24. How to Survive in the Jungle of Enterprise Architecture Frameworks: Creating … – Jaap Schekkerman – Google Sách. //books.google.com.vn/books/about/How_to_survive_in_the_jungle_of_enterpri.html?id=k_9cUrpT4lsC&redir_esc=y.

25. Comparison of the Top Six Enterprise Architecture Frameworks. //www.cioindex.com/enterprise_architecture.aspx.

26. A Framework for Categorizing Enterprise Architecture Frameworks. //eeweb01.ee.kth.se/upload/publications/reports/2009/IR-EE-ICS_2009_011.pdf.

27. UML tools for software development and modelling – Enterprise Architect UML modeling tool. //www.sparxsystems.com/.

28. Enterprise Architecture Tools, Institute For Enterprise Architecture Developments [IFEAD]. //www.enterprise-architecture.info/EA_Tools.htm.

29. Ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước. //vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/Uu-tien-ung-dung-CNTT-trong-quan-ly-Nha-nuoc/65044456/217/.

30. Gấp rút chuẩn bị cho “Chính phủ điện tử” | ICTNews. //ictnews.vn/home/Tin-tuc/71/Gap-rut-chuan-bi-cho-Chinh-phu-dien-tu/71201/index.ict.

31. Bộ Ngoại giao và Microsoft ký kết hợp tác phát triển CNTT – Bộ Ngoại giao, Microsoft, Viet Nam, ký kết hợp tác phát triển CNTT. //www.huesoft.com.vn/Tint%E1%BB%A9c/tabid/58/categoryid/5/itemid/330/Default.aspx.

32. Chuyên gia Đài Loan tư vấn khung Chính phủ điện tử cho Việt Nam | ICTNews. //ictnews.vn/home/Tin-tuc/71/Chuyen-gia-Dai-Loan-tu-van-khung-Chinh-phu-dien-tu-cho-Viet-Nam/101153/index.ict.

33. Chưa Doanh Nghiệp nào có kiến trúc tổng thể trên nền tảng CNTT – Công ty cổ phần công nghệ DTT. //dtt.vn/?p=600&lang=vi.

Chủ Đề