Hướng dẫn cài hệ điều hành win 10 64 bit năm 2024

Trước phiên bản mới nhất hiện nay là Windows11, thì Windows 10 là hệ điều hành thành công nhất của Microsoft dành cho máy tính cá nhân. Chính thức được công bố vào năm 2014, nó đã giới thiệu một hệ thống cập nhật liên tục [rolling updates] cho các tính năng [features] và chức năng [functionality] cho hệ điều hành và phần mềm được cài đặt trên đó. Ý tưởng là liên tục cải thiện hệ thống với các bản cập nhật nhỏ, giảm lượng gián đoạn tạo ra bởi các bản cập nhật lớn hơn.

Những điểm cộng cực lớn của việc cài đặt Win 10 mang lại

Thời gian khởi động và vận hành nhanh hơn: Tình trạng “ngán ngẩm” vì mở máy lâu của các phiên bản trước bị xóa bỏ. Win 10 chỉ mất khoảng chưa đến 10 giây [với ổ SSD] là máy tính đã sẵn sàng để làm việc tính từ lúc bật nút công tắc khởi động.

Tính bảo mật được nâng cao hơn: Microsoft đã tập trung cải tiến đáng kể về tính bảo mật và cung cấp hẳn một chương trình chống vi-rút và các phần mềm độc hại rất hiệu quả tên là Windows Security, được cập nhật thường xuyên qua mỗi lần update cho Win 10. Vậy nên. bạn hoàn toàn không cần cài thêm bất cứ phần mềm diệt vi-rút nào khác.

Giao diện cải tiến đơn giản, dễ nhìn hơn: Toàn bộ các biểu tượng, giao diện cửa sổ làm việc và cả thanh menu Start đều được thiết kế lại, khiến cho màn hình làm việc trở nên gọn gàng và rộng rãi hơn.

Hỗ trợ màn hình cảm ứng nhanh và mượt mà hơn: Sự thành công của máy tính bảng Surface đã là một minh chứng rõ ràng nhất cho những cải tiến về màn hình cảm ứng của Windows 10, khiến cho nó ngày càng được đón nhận là trải nghiệm sử dụng tốt không thua kém gì các màn hình cảm ứng của iPad hay các máy tính bảng Android cao cấp trên thị trường.

Tính ổn định và quản lý RAM được nâng cao đáng kể: Với Win 10, bạn sẽ tránh được tình trạng máy chậm hoặc treo sau 1 khoảng thời gian sử dụng; cũng như tình trạng thiếu bộ nhớ khiến nhiều ứng dụng phải chạy ì ạch.

Có thể bạn cũng quan tâm đến các bài viết cùng chủ đề khác: Cách reset Win về trạng thái ban đầu chỉ trong 5s ai cũng làm được [Mới nhất 2023] Cách cài Win cho Macbook và tất tật thông tin hữu ích từ A - Z 3 cách cài Win không cần USB cực đơn giản và chi tiết

Yêu cầu về phần cứng khi cài đặt Win 10

Để cài đặt Win 10, máy bạn cần đáp ứng những tiêu chí sau để có thể sở hữu trải nghiệm tuyệt vời:

Bộ vi xử lý [CPU]: Tốc độ xử lý 1 GHz hoặc hơn Bộ nhớ [RAM]: 1 GB đối với hệ điều hành 32-bit & 2GB đối với hệ điều hành 64-bit Không gian đĩa cứng: 16 GB đối với hệ điều hành 32-bit & 32 GB đối với hệ điều hành 64-bit Card Đồ họa: Hỗ trợ DirectX 9 hoặc mới hơn với trình điều khiển WDDM 1.0 Màn hình: Độ phân giải tối thiểu 800x600

Với những yêu cầu về phần cứng để cài đặt Win 10 ở trên, thì các máy tính được sản xuất trong vòng 10 năm trở lại đây đa phần sẽ đáp ứng được hết.

Một số lưu ý khác khi cài đặt Win 10

Nếu bạn muốn nâng cấp từ các phiên bản Windows trước đó lên Win 10 thì bạn cần chú ý thêm:

- Win 10 chỉ cho phép nâng cấp trực tiếp từ phiên bản Windows 7 SP1 trở về sau - Nếu các phiên bản Windows cũ hơn Windows 7 SP1 thì bạn phải hoặc cài đặt mới Win 10 hoặc nâng cấp lên Windows 7 SP1 trước khi nâng cấp lên Win 10. - Sử dụng “Trình trợ giúp Cập nhật Windows 10” [Windows Update Assistant] để giúp bạn kiểm tra độ tương thích của phần cứng và phần mềm cũng như các bản cập nhật tính năng trên máy tính của bạn.

Nếu máy tính của bạn đã được sao lưu [backup] các dữ liệu quan trọng qua nơi khác [ngoài máy tính] và máy tính của bạn không cài đặt các phần mềm đặc thù cũng như bạn không thể nhẫn nại ngồi chờ vài tiếng đồng hồ để chờ quá trình nâng cấp [upgrade] lên Win 10, thì lời khuyên của tôi ở đây là bạn hãy cài đặt mới [Clean Installation] Win 10 cho máy tính của bạn và các chương trình phần mềm làm việc khác.

Cách cài đặt Win 10 cực chi tiết bằng USB Boot

Sơ lược các bước cài đặt Win 10 bằng USB Boot

Thông thường quá trình cài Win mất tầm 20-60 phút. Bao gồm 3 bước lớn như sau:

Bước 1: Tải file cài đặt Windows 10 [file ISO]. Bước 2: Sử dụng USB để tạo USB Boot cho file cài đặt Win 10 vừa tải về. Bước 3: Sử dụng USB Boot vừa tạo để cài đặt Win 10 trên máy tính, laptop.

Chi tiết các bước tải file IOS để cài đặt Win 10 - Truy cập đường link sau: //www.microsoft.com/en-us/software-download/Windows10ISO để tải công cụ tạo bộ cài đặt Windows 10 về máy.

- Sau khi tải về, bạn tiến hành khởi chạy tập tin lên, nhấp chọn Accept để tiếp tục.

Sau khi download bạn nhấn vào Accept

- Tiếp theo, giao diện mới hiện ra và bạn chọn vào dòng Create installation media [USB flash drive, DVD, or ISO file] for another PC > Next

Tiếp theo, bạn chọn Next

- Lựa chọn chính xác phiên bản Windows 10 mà bạn muốn cài [32 bit hoặc 64 bit] > Next.

Chọn phiên bản cần cài đặt

- Tiếp theo, chọn dòng ISO file > Next.

- Cuối cùng, bạn chọn nơi lưu bộ cài Win 10 này rồi nhấn Next và đợi phần mềm chạy hết 100% là hoàn thành công đoạn tải bộ cài Windows 10.

Chi tiết các bước tạo USB Boot cho file cài đặt Win 10

Bước 1: Tải phần mềm Rufus mới nhất bằng cách truy cập vào đường link sau: //rufus.ie/vi/ [1.1 MB]

Di chuyển xuống mục Download > Sau đó chọn vào link tải Rufus đầu tiên.

Bước 2: Khởi động Rufus vừa tải về, bạn sẽ thấy giao diện chính của phần mềm như sau. Lúc này hãy nhớ kết nối USB với máy tính vừa cài đặt Rufus nhé!

Bước 3: Trên giao diện chính của phần mềm tạo USB Boot Win Rufus, bạn thao tác theo hình hướng dẫn sau:

[1]: Chọn vào tên USB của bạn. [2]: Nhấn vào SELECT để chọn file ISO [file cài đặt] Windows 7 hoặc Windows 10 bạn đã tải về trước đó. [3]: Partition scheme: Lúc này bạn cần nhấn tổ hợp phím Alt + E để kích hoạt tính năng ẩn tạo USB 2 phân vùng. [4]: Target system: Hệ thống tự động chọn vào BIOS or UEFI. [5]: Volume Label: Đặt tên USB Boot của bạn, gợi ý hãy đặt tên sao cho có ý nghĩa nhất, ví dụ: USB CAI Win 10. [6]: File System: Chọn NTFS [khuyến nghị].

Bước 4: Nhấn START để bắt đầu quá trình tạo USB Boot để cài Win 7, 10 cho máy tính, laptop.

Lúc này Rufus hỏi bạn có muốn format [xóa dữ liệu] USB hay không? Hãy nhấn OK để bắt đầu quá trình xóa và tạo USB Boot nhé!

Bước 5: Nếu quá trình tạo USB Boot hoàn tất, bạn sẽ nhận được thông báo READ màu xanh.

Lưu ý: Trong quá trình tạo USB Boot nếu gặp lỗi thì rất có thể file ISO [bộ cài đặt Windows] đã bị lỗi, hoặc USB đang để chế độ chỉ đọc [tìm thanh gạt trên USB để chuyển sang chế độ đọc/ghi].

Bước 6: Sau khi tạo USB Boot Win 7 hoặc Win 10 thành công, bạn có thể sử dụng chúng để tự cài đặt hệ điều hành [cài Win] rồi đấy!

Chi tiết các bước sử dụng USB Boot vừa tạo để cài đặt Win 10

Bước 1: Kết nối USB Boot vừa chuẩn bị ở trên vào máy tính, laptop cần cài Win 10.

Bước 2: Nhấn nút nguồn để khởi động máy, khi màn hình máy tính vừa bật bạn hãy nhấn liên tục phím tắt để truy cập vào menu BOOT. Mỗi dòng laptop khác nhau sẽ có phím tắt truy cập BOOT khác nhau, bạn có thể tìm kiếm trên mạng bằng từ khóa "Phím tắt BOOT + tên hãng laptop".​

Mẹo nhỏ: Nếu không biết phím tắt kích hoạt Menu BOOT của laptop bạn có thể thử lần lượt phím từ F2 đến F12, các phím Del hoặc Esc.

Giao diện BOOT là giao diện ưu tiên khởi động, khi truy cập vào đây bạn có thể yêu cầu máy tính khởi động vào USB [để cài Win] hoặc yêu cầu máy tính truy cập vào ổ cứng [để truy cập vào Win]. Bước 2: Chọn vào ngôn ngữ tại mục Language to install [khuyến nghị giữ nguyên English United States] > Chọn định dạng thời gian tại mục Time and currency format [khuyến nghị giữ nguyên English United States] > Chọn định dạng bàn phím tại mục Keyboard or input method [khuyến nghị giữ nguyên US] > Nhấn Next để tiếp tục.

Bước 3: Nhập vào đoạn key cài đặt Windows của bạn [key này bạn có thể mua tại các cửa hàng bán Windows 10 bản quyền như Điện máy XANH chẳng hạn] > Nhấn Next để tiếp tục.

Bước 4: Đồng ý các điều khoản và nhấn Next để chuyển sang bước kế tiếp.

Bước 5: Nhấn chọn Custom [nếu bạn muốn cài đặt Windows 10 mới], hoặc chọn Upgrade để nâng cấp từ phiên bản Windows cũ hơn [Windows 7, 8, 8.1, 10] lên phiên bản Windows 10 mới nhất mà vẫn giữ nguyên các tập tin, phần mềm đã tải về trước đó.

Bước 6: Chọn vào ổ đĩa bạn cài Windows, lưu ý ổ này sẽ bị format [xóa toàn bộ dữ liệu] sau khi cài đặt Windows 10. Ngoài ra, một thông tin quan trọng nữa cần chú ý là phải chọn đúng ổ đĩa cần cài, nếu chọn nhầm ổ khác sẽ khiến máy tính của bạn mất dữ liệu.

Sau khi chọn ổ đĩa hãy nhấn New để tạo phân vùng mới.

Nhập vào dung lượng cần tạo [1024 MB = 1 GB], nếu bạn muốn tạo ổ đĩa chứa hệ điều hành có dung lượng 60GB thì có thể nhập vào 1020*60=61.4040 > Sau đó nhấn Apply để lưu lại.

Đối với một số trường hợp bạn sẽ không nhấn được chữ New, lúc này bạn có thể nhấn Format để bắt đầu tiến hành xóa phân vùng trước khi cài đặt Windows. Hệ thống sẽ hỏi bạn có muốn xóa toàn bộ dữ liệu trong phân vùng trước khi Format hay không? Nhấn chọn OK nhé!

Lúc này hệ thống sẽ phát sinh ra nhất nhiều phân vùng, đây là những phân vùng có kích thước nhỏ nhưng rất quan trọng, vì thế bạn không được xóa chúng nhé! Thay vào đó hãy chọn vào phân vùng muốn cài đặt Windows 10 và chọn Next.

Bước 7: Quá trình cài đặt Windows 10 sẽ diễn ra hoàn toàn tự động.

Bước 8: Sau khi hoàn tất, máy tính sẽ khởi động lại một lần nữa và yêu cầu người dùng thiết lập một số cấu hình như sau:

Chọn ngôn ngữ, khuyên chọn United States > Nhấn Yes để tiếp tục.

Chọn bàn phím, khuyên chọn US > Nhấn Yes để tiếp tục.

Nhấn Skip để bỏ qua, nếu muốn thiết lập bàn phím thứ 2 bạn hãy nhấn vào Add layout, ở đây mình sẽ nhấn Skip.

Chọn thiết lập mục đích sử dụng, ở đây mình chọn vào Set up for personal use [sử dụng cá nhân].

Nhập vào tên tài khoản Microsoft của bạn, nếu chưa có hãy nhấn vào Create account để tạo tài khoản mới. Ở đây mình sẽ chọn vào một mục khác là Offline Account để tạo tài khoản nội bộ [không phải tài khoản Microsoft] > Sau đó nhấn Next.

Nhấn chọn vào Limited experience để bỏ qua tính năng tải, đồng bộ các ứng dụng mặc định của Microsoft.

Nhập vào tên và mật khẩu đăng nhập máy tính.

Trả lời các câu hỏi bí mật, câu hỏi này dùng để khôi phục lại mật khẩu đăng nhập máy tính nêu như bạn lỡ quên, vì thế hãy ghi nhỡ kỹ hoặc lưu lại những câu hỏi và câu trả lời này bạn nhé!

Nhấn Yes để chuyển qua bước kế tiếp. Sau đó nhấn Accept.

Bước 9: Sau khi hoàn tất, giao diện Desktop quen thuộc của Windows 10 sẽ hiển thị lên. Chúc mừng bạn đã hoàn thành quá trình cài đặt Win 10.

S88 Services - Địa chỉ cài đặt Win 10 uy tín

Bên cạnh sự đa dạng trong các dịch vụ sửa chữa, bạn cũng hoàn toàn có thể đem máy đến S88 Services để trải nghiệm các dịch vụ như cài đặt Win 10 cũng như cài các phần mềm khác.

Trải qua hơn 10 năm trong nghề, S88 Services chính là một trong những địa chỉ UY TÍN trong lĩnh vực dịch vụ sửa chữa mà khách hàng tại địa bàn Hà Nội, TP. HCM và các khu vực lân cận tìm đến khi cần cài Win hay gặp các vấn đề với laptop, máy tính của mình: các vấn đề về phần cứng, phần mềm, laptop lỗi hỏng chậm....

Với S88 Services, bạn có thể hoàn toàn có thể tin tưởng cài đặt Win 10 vì địa chỉ này đã có hơn 10 năm trong nghề sửa chữa với hệ thống hơn 100 nhân viên bao gồm cả kỹ thuật viên, nhân viên chăm sóc và bán hàng được đào tạo bài bản về kỹ năng nghề cũng như kỹ năng giao tiếp với khách hàng.

Với nội dung bài viết trên, S88 Services mong rằng đã có thể giúp bạn có những thông tin hữu ích hơn xung quanh vấn đề cài đặt Win 10. Chúc các bạn thành công và hẹn gặp lại trong những chủ đề tiếp theo.

\=================== S88 Services - Chuỗi trung tâm dịch vụ máy tính, laptop có hơn 10 năm kinh nghiệm, đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ cần thiết để chăm sóc toàn diện cho các thiết bị công nghệ, bao gồm: - Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy tính, laptop - Dịch vụ dán decal, skin làm đẹp cho laptop, điện thoại, máy ảnh,... - Dịch vụ phân phối các linh kiện, phụ kiện điện tử chính hãng đến từ các thương hiệu lớn như Lenovo, Asus, Dell, Sony, Acer, Apple…

Chủ Đề