Hướng dẫn cài mạng khách trên modem

Câu hỏi thường gặp Cập nhật mới nhất : 2020/7/14

  1. Kết nối với WiFi của Tenda AC5 v3
  1. Mở trình duyệt web [Chrome, Firefox, Safari, Cốc Cốc…] và truy cập địa chỉ tendawifi.com để vào trang cấu hình
  1. Chọn mục Wireless Settings -> chọn Enable mục Guest Network
  1. Đặt tên và mật khẩu WiFi cho mạng khách
  1. Mục Validity để cài đặt thời gian mạng khách hoạt động [4 tiếng, 8 tiếng hoặc luôn bật]
  1. Mục Shared Bandwidth for Guests có thể chọn giới hạn băng thông cho mạng khách
  1. Chọn OK

Router WiFi không chỉ có tính năng cơ bản đó là đổi tên WiFi, hay đặt lại mật khẩu WiFi mà còn nhiều tính năng hữu ích khác để người dùng khai thác chúng như tính năng mạng khách Guest Access chẳng hạn. Tính năng này về cơ bản sẽ tạo điểm truy cập ảo, thường dùng cho khách tới chơi để tách biệt hoàn toàn với mạng WiFi cá nhân, nhằm bảo mật mạng riêng.

Bên cạnh đó người dùng có thể thiết lập số lượng người truy cập vào mạng này hoặc chỉ truy cập Internet và không thể thực hiện tao tác gì. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách thiết lập tính năng Guest Access trên router Linksys, D-Link, ASUS.

  • Hướng dẫn thay đổi mật khẩu WiFi iGate VNPT
  • Hướng dẫn cách đổi mật khẩu WiFi FPT
  • Hướng dẫn thay đổi mật khẩu WiFi modem Viettel
  • Làm sao để đổi mật khẩu wifi Tp-Link?

1. Cách thiết lập mạng khách cho router Linksys

Bước 1:

Trước hết người dùng cài phần mềm Linksys Connect xuống máy tính. Không phải thiết bị routuer nào cũng phù hợp với phần mềm nên người dùng cần phải kiểm tra trước khi tải xuống. Bạn truy cập vào link dưới đây để kiểm tra.

//www.linksys.com/us/support-article?articleNum=142381

Bước 2:

Sau khi cài đặt xong khởi động phần mềm rồi từ màn hình chính của Linksys Connect, chúng ta nhấn chọn vào nút Change tại Guest access.

Bước 3:

Hiển thị giao diện Guest access settings, nhìn xuống bên dưới chúng ta tích chọn vào Yes tại mục Allow guest access to enable the feature.

Trong phần Guest network name, người dùng nhập tên mạng khách rồi nhập mật khẩu truy cập cho mạng khách đó. Nhấn vào nút Change để tiến hành thay đổi.

Mật khẩu phải có số lượng ký tự từ 4 - 32.

Bước 4:

Số lượng người được truy cập vào mạng khách này cũng có thể được điều chỉnh tại Total guests allowed. Tối đa được 10 người kết nối với mạng khách. Sau khi điều chỉnh xong cho mạng khách nhấn Finish bên dưới để kết thúc.

2. Thiết lập mạng khách cho router D-Link

Bước 1:

Đầu tiên bạn truy cập địa chỉ IP 192.168.1.1 rồi nhập username và mật khẩu quản trị routuer. Khi đã vào được giao diện người dùng nhấn Advanced ở bên trên rồi nhấn vào Guest Zone ở danh sách bên trái màn hình.

Bước 2:

Tiếp đến chúng ta click hoạt chế độ Guest Zone ở giao diện bên cạnh. Tiếp đến tại phần Name chúng ta nhập tên cho mạng khách muốn tạo. Phần Security Mode nhấn vào biểu tượng tam giác chọn chế độ bảo mật WPA-Personal.

Bước 3:

Phần Pre-Shared Key người dùng nhập mật khẩu cho mạng khách rồi nhấn Save Settings bên dưới để lưu lại.

3. Cách tạo Guest Access cho router ASUS

Bước 1:

Đầu tiên người dùng cũng cần truy cập vào giao diện quản lý router ASUS qua địa chỉ IP truy cập mặc định là 192.168.1.1 với username và password mặc định là admin.

Tiếp đến ở giao diện Guest Network, bạn chọn Enable để bắt đầu thiết lập mạng khách cho máy tính.

Bước 2:

Trong giao diện màn hình tiếp theo bạn cần đặt tên cho mạng khách tại Network Name [SSID].

Tiếp đến phần Open System nhấn chọn vào WPA2-Personal để thay đổi phương thức bảo mật.

Bước 3:

Phần mã hóa bên dưới chúng ta chọn TKIP + AES.

Tiếp đến nhập mật khẩu tại dòng WPA Pre-Shared key và nhấn Apply để lưu lại.

Bên cạnh những thiết lập cơ bản trên cho mạng khách thì chúng ta cũng có thêm một số dòng thiết lập khác.

  • Acesss Time: Thời gian truy cập của các thiết bị trong bao lâu hoặc không giới hạn.
  • Access Intranet: Bật hoặc tắt cho phép truy cập mạng riêng cá nhân.
  • Enable MAC Filter: Tính năng lọc địa chỉ MAC cho phép thiết bị nào kết nối, nên nhấn No để bỏ qua.

Như vậy bạn đã biết cách thiết lập mạng khách cho 3 routuer Linksys, D-Link và Asus. Những router cũ hơn không hỗ trợ tính năng Guest mode này nên người dùng phải cài đặt firmware mã nguồn mở như DD-WRT để mở rộng thêm nhiều chức năng khác cho router.

Chủ Đề