Hướng dẫn chuyển định dạng mbr sang gpt

MBR – Viết tắt của Master Boot Record [bản ghi quản lý khởi động] là một chuẩn quản lý thông tin phân ra đời vào 1983 cùng thời điểm với IBM PS DOS 2.0. Nhưng cho đến thời điểm hiện nay nó vẫn được sử dụng rất nhiều. MBR có thể hỗ trợ cho các ổ cứng có dung lượng tối đa 2 TB [2000 GB] và có thể hỗ trợ tối đa 4 phân vùng trên ổ đĩa.

Ưu điểm:

Ưu điểm lớn nhất giúp MBR còn tồn tại chính là khả năng tương thích cao.

MBR tương thích với mọi nền tảng Windows hiện nay và đại đa số máy tính.

Nhược điểm

MBR chỉ làm việc với các ổ đĩa kích thước từ 2 TB trờ xuống và hiện nay dung lượng của ổ cứng ngày càng cao đây có thể là nguyên nhân khiên MBR bị đào thải trong tương lai

Ngoài ra MBR chỉ hỗ trợ số lượng phân vùng rất hạn chế [4 phân vùng]. Nếu muốn nhiều phân vùng hơn, bạn phải thực hiện chuyển đổi 1 trong những phân vùng chính thành "extended partition" [phân vùng mở rộng] việc này sẽ gây khó khăn cho người dùng.

GPT - Viết tắt của GUID Partition Table. Đây là một chuẩn mới, đang dần thay thế chuẩn MBR. GPT liên kết với UEFI, UEFI đang thay thế cho BIOS cũ kĩ trên nhiều motherboard mới. Nó được gọi là GUID Partition Table bởi vì mọi phân vùng trên ổ đĩa của bạn có “nhận diện đơn nhất trên tổng thể” GUID [globally unique identifier]. Chuẩn GPT không có những hạn chế như của MBR, chuẩn có thể hỗ trợ ổ cứng tới 256 TB và cho phép sử dụng tối đa 128 phân vùng trên ổ đĩa.

Ưu điểm

Là một chuẩn mới, thích hợp với các dòng máy tính đời mới hiện nay. Và giá thành của các ổ cứng dùng chuẩn GPT cũng thấp so với chuẩn MBR

Bạn chỉ so sánh 2 chuẩn sẽ thấy đó chính là: Chuẩn GPT hỗ trợ lên đến 128 phân vùng Primary, hỗ trợ ổ cứng có kích thước cực lớn, có thể lên đến 256 TB

Tương thích với nhiều hệ điều hành khác chứ không riêng gì Windows, cụ thể là chuẩn GPT có thể sử dụng trên hệ điều hành mở Linux và cả hệ điều hành MAC OS X của Apple.

Nhược điểm

Khả năng tương thích không được đa dạng MBR, không phải máy tính nào cũng sử dụng được định dạng ổ cứng định dạng này. Nhất là những máy tính đời đời cũ.

Chỉ hỗ trợ Windows nền tảng 64-bit, trên ổ cứng định dạng GPT bạn sẽ không cài đặt được Windows 32-bit.

Hướng dẫn chuyển đổi MBR sang GPT

Tùy theo cấu hình tính máy của bạn mà bạn có thể lựa chọn giữa MBR hay GPT. Với những chiếc máy tính năm 2013 trở lại thì chắc chắn nó sẽ hỗ trợ UEFI và bạn nên phân vùng ổ cứng bằng chuẩn GPT để nhận được tối đa các lợi ích từ chuẩn mới này.

Lưu ý: Máy tính phải chạy Windows 7/8/8.1/10 64bit [bản 32 bit không chạy được trên ổ cứng GPT]. Bạn phải chuyển chế độ BIOS sang UEFI nếu không sẽ không vào được Windows, trước khi chuyển ổ cứng sang GPT. Nên cập nhật lên BIOS phiên bản mới nhất.

Để chuyển đổi ổ cứng từ MBR sang GPT mà không mất dữ liệu, không phải phân vùng lại, bạn hãy sử dụng EaseUS Partition Master.

Bước 1: Tải và cài đặt phần mềm EaseUS Partition Master lên máy tính

Bước 2: Click chuột phải vào phân vùng ổ cứng MBR muốn chuyển và chọn Convert to GPT

Bước 3: Tích vào lựa chọn Execute 1 Operation và chọn Apply để bắt đầu chuyển đổi. Sau đó khởi động lại máy tính để Windows nhận diện lại ổ cứng.

MBR và GPT là hai kiểu đĩa khác nhau. Trên đĩa MBR, mọi người có thể tạo nhiều nhất 4 phân vùng chính hoặc 3 phân vùng chính cộng với 1 phân vùng mở rộng. Nếu muốn tạo nhiều phân vùng chính cho các loại dữ liệu khác nhau, sử dụng đĩa GPT là một lựa chọn tốt hơn. Để làm được điều này, người dùng cần chuyển đổi từ MBR sang GPT.

Nếu đang sử dụng hệ điều hành Windows 10 sau v1703, MBR2GPT.exe sẽ là lựa chọn tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách chuyển đổi MBR sang GPT trên Windows 10.

Công cụ MBR2GPT Windows 10

Khi nhắc đến công cụ này có lẽ nhiều người còn cảm thấy lạ lẫm. Nói một cách đơn giản, nó còn được gọi là Windows Creator's Update, bắt đầu từ Windows 10 phiên bản 1703 build 15063. MBR2GPT.exe là một công cụ dòng lệnh nằm trong thư mục System32.

Với nó, người dùng có thể chuyển đổi hiệu quả mà không phá hủy đĩa hệ điều hành Windows 10 từ MBR [cho Legacy BIOS] sang kiểu phân vùng GPT [cho UEFI], không cần sửa đổi hay xóa bất kỳ dữ liệu nào trên đĩa.

Mọi người có thể chạy công cụ này bằng cách nhập Windows Preinstallation Environment [Windows PE], cũng như hệ điều hành Windows 10 đầy đủ [OS].

Nếu đĩa MBR OS chứa các ổ được mã hóa BitLocker, MBR2GPT.exe vẫn hữu ích để chuyển đổi sang GPT, miễn là bảo vệ đã bị tạm ngừng. Mọi người được phép sử dụng công cụ này để chuyển đổi đĩa hệ điều hành chạy các phiên bản Windows 10 trước đó, bao gồm phiên bản 1507, 1511 và 1607, với điều kiện phải chạy công cụ từ Windows 10 v1703 trở lên và sau đó thực hiện chuyển đổi ngoại tuyến.

Cách chuyển đổi MBR sang GPT với MBR2GPT

Mặc dù chương trình chuyển đổi đĩa MBR sang GPT có sẵn trong cả Windows PE và hệ điều hành Windows 10 đầy đủ nhưng dòng lệnh sẽ khác.

Nhập lệnh để thực hiện chuyển đổi từ MBR sang GPT trong Windows 10

Trong WinPE, nhập mbr2gpt /convert /disk: n

Trong Windows 10, nhập mbr2gpt /convert /disk: n /allowfullOS

Trong đó, n có nghĩa là số đĩa.

Lưu ý: Trước khi cố gắng chuyển đổi đĩa từ MBR sang GPT, hãy đảm bảo máy tính hỗ trợ khởi động UEFI. Sau khi chuyển đổi đĩa OS sang GPT, vui lòng cấu hình lại firmware để khởi động sang chế độ UEFI thay vì Legacy BIOS.

Chuyển đổi MBR2GPT không thành công

Mặc dù MBR2GPT hoạt động bình thường trong hầu hết các trường hợp, nhưng vẫn có thể không thực hiện được. Sau khi nhập dòng lệnh MBR2GPT allowfullos ở trên, mọi người có thể thấy rắc rối vì xác thực bố cục đĩa MBR2GPT không thành công, đó là do các phiên bản Windows 10 không được hỗ trợ.

Ví dụ: Nếu sử dụng công cụ này để chuyển đổi MBR sang GPT trong Windows 10 V1607, thông báo LayoutConversion: Layout conversion failed. Error: 0x00000032[gle=0x00000032]; Cannot perform layout conversion. Error: 0x00000032[gle=0x00000032] sẽ xuất hiện.

Điều này yêu cầu chạy PC từ Windows 10 V1703 và thực hiện chuyển đổi ngoại tuyến như đã đề cập ở trên.

Bên cạnh đó, còn có nguy cơ gặp phải tình trạng MBR2GPT không tìm thấy phân vùng hệ điều hành. Điều này là do công cụ chỉ được sử dụng để chuyển đổi bất kỳ đĩa hệ thống nào có định dạng MBR sang GPT và nó không thể hoạt động đối với đĩa dữ liệu không được cài đặt hệ điều hành.

Ngoài ra, một số vấn đề khác như MBR2GPT không được nhận dạng, không thể truy xuất,... cũng có thể xuất hiện.

Chuyển đổi MBR sang GPT với MiniTool Partition Wizard

Việc chuyển đổi MBR2GPT có thể bị lỗi, vì thế mà để hoàn tất quá trình chuyển đổi từ BIOS cũ [MBR] sang UEFI [GPT], người dùng có thể áp dụng một giải pháp thay thế cho MBR2GPT, cụ thể ở đây là MiniTool Partition Wizard.

Bên cạnh đó, những người không dùng Windows 10 v1703 mà chạy Windows 7/8 / 8.1 sẽ không thể chuyển đổi từ MBR sang GPT với MBR2GPT.exe. Trong trường hợp này, MiniTool Partition Wizard là lựa chọn thay thế tuyệt vời.

MiniTool Partition Wizard có sẵn trong Windows 10/8.1/8/7 và Windows Server 2016/2012/2008. Nó có 6 phiên bản và mỗi phiên bản có các tính năng khác nhau. Nếu cần chuyển đổi đĩa hệ điều hành từ MBR sang GPT, phiên bản Professional hoặc phiên bản nâng cao hơn là phù hợp nhất. Đối với chuyển đổi đĩa dữ liệu, mọi người có thể dùng phiên bản Free.

Nếu máy tính không có MiniTool Partition Wizard, hãy nhấn vào ô tải về một trong hai phiên bản Free và Professional dưới đây.

Trước khi sử dụng MiniTool Partition Wizard, cần lưu ý:

  • Hãy đảm bảo rằng bo mạch chủ hỗ trợ khởi động UEFI.
  • Tạo một bản sao lưu hệ thống với MiniTool ShadowMaker để khôi phục hệ thống trong trường hợp xảy ra một số sự cố.
  • Tạo một đĩa có khả năng khởi động bằng Bootable Media của MiniTool Partition Wizard trong trường hợp có bất kỳ sự cố nào sau khi chuyển đổi.

Để thực hiển chuyển đổi bằng MiniTool Partition Wizard, cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Chọn đĩa MBR muốn chuyển đổi.

Bước 2: Chọn chức năng Convert MBR Disk to GPT Disk thông qua 3 cách sau:

  • Nhấp vào nó trong danh sách Convert Disk.
  • Chọn nó từ danh sách thả xuống của menu Disk ở trên cùng.
  • Nhấp chuột phải vào đĩa đích và chọn nó từ danh sách bật lên.

Bước 3: Nhấn Apply để thực hiện chuyển đổi này. Để khởi động từ đĩa GPT, mọi người cần bật chế độ UEFI trong BIOS.

Chủ Đề