Hướng dẫn đánh giá chất lượng tổ chức, cơ sở đảng và đảng viên năm 2020

Hướng dẫn chi tiết đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên năm 2020

Để nâng cao ý thức, trách nhiệm, đề ra các giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của đảng viên, hàng năm các cơ quan, tổ chức đều tiến hành đánh giá, xếp loại chất lượng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên năm 2020.

Hướng dẫn đánh giá chất lượng tổ chức, cơ sở đảng và đảng viên năm 2020
Mục lục bài viết
  • 03 đối tượng Đảng viên không phải thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm
  • 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống Đảng viên phải biết

Hướng dẫn đánh giá chất lượng tổ chức, cơ sở đảng và đảng viên năm 2020

Hướng dẫn chi tiết đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên năm 2020 (Ảnh minh họa)

Hướng dẫn đánh giá chất lượng tổ chức, cơ sở đảng và đảng viên năm 2020
Mẫu 02 - Bản kiểm điểm cá nhân

Kiểm điểm, đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đảng viên: Cần thực chất, hiệu quả

Đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tổ chức cơ sở đảng và đảng viên là công việc quan trọng trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 08/3/2018 của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị, Hướng dẫn số 21-HD/BTCTW, ngày 18/10/2019 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về hướng dẫn kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập tbhể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, Hướng dẫn số 10-HD/BTCTU, ngày 20/11/2019 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy hướng dẫn một số nội dung cụ thể về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và Công văn số 638-CV/BTCTU, ngày 01/11/2021 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý năm 2021; Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã ban hành Hướng dẫn số 05-HD/ĐUK, ngày 09 tháng 11 năm 2021.

Thời gian qua, việc đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đảng viên trên địa bàn toàn tỉnh luôn bám sát các hướng dẫn của Trung ương và Tỉnh ủy, trong đó, các tổ chức đảng chú trọng đánh giá thực chất, hiệu quả, không chạy theo bệnh thành tích. Qua đó, góp phần giúp các cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và từng cá nhân tự soi, tự sửa; phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ.Theo hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh, việc đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng và đảng viên được tiến hành vào dịp cuối năm. Cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện kiểm điểm sau khi các tập thể lãnh đạo, quản lý của chính quyền, chuyên môn, đoàn thể đã hoàn thành kiểm điểm. Tập thể, cá nhân phải hoàn thành việc kiểm điểm mới được đánh giá, xếp loại chất lượng. Đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể cấp dưới trước, cấp trên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý trước, cá nhân thành viên sau.

Bên cạnh đó, các cấp uỷ, tổ chức đảng đã đổi mới quy trình kiểm điểm tự phê bình, phê bình và đánh giá theo hướng đa chiều, bằng sản phẩm cụ thể, có sự so sánh giữa các vị trí tương đương và công khai kết quả; gắn đánh giá, xếp loại chất lượng cá nhân với tập thể và với kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị; đảm bảo nghiêm túc, dân chủ, khách quan. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kiểm điểm, đánh giá, xếp loại tổ chức Đảng và đảng viên được chú trọng tăng cường, bảo đảm khách quan, toàn diện, thực chất. Phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên đã góp phần nâng cao nhận thức tư tưởng về tính tổ chức, kỷ luật, sự nỗ lực phấn đấu của tổ chức đảng và đảng viên.

Tuy nhiên, vẫn còn một số cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng viên chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình; quá trình kiểm điểm chưa sâu, chưa thẳng thắn, còn tình trạng nể nang, ngại va chạm; một số cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của bản thân đối với nhiệm vụ được giao, ý kiến góp ý còn chung chung hoặc chủ yếu nêu thành tích, chưa xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với những khuyết điểm, hạn chế.

Để việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tổ chức đảng, cấp uỷ tổ chức đảng, đảng viên trong thời gian tới đảm bảo đúng quy định, thực chất, hiệu quả. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, đảng viên cần thực hiện đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, tăng cường quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm của mỗi tập thể, cá nhân trong việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tổ chức Đảng, đảng viên; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kiểm điểm, đánh giá, xếp loại đảm bảo khách quan, toàn diện, thực chất, đúng mục đích, yêu cầu và tiến độ đề ra. Bên cạnh đó, phân công các đồng chí Ủy viên BTV, Ủy viên BCH Đảng bộ dự, theo dõi việc kiểm điểm của tập thể, cá nhân thuộc cơ quan, đơn vị được giao phụ trách; nghiêm túc yêu cầu tập thể, cá nhân kiểm điểm lại nếu kiểm điểm chưa đạt yêu cầu; tập trung củng cố các tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý và giúp đỡ đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ.

Thứ hai, các cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy các cấp cần bám sát, nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của cấp ủy cấp trên; có nhận thức đúng đắn, đầy đủ tầm quan trọng và tác dụng tích cực về tính chiến đấu của Đảng đối với việc đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy các cấp phải giao trách nhiệm, nhiệm vụ chính trị cụ thể cho từng chi bộ; phân công nhiệm vụ cụ thể cho đảng viên. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Thứ ba, các cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại; lấy kết quả kiểm điểm của tập thể làm cơ sở để kiểm điểm cá nhân; lấy kết quả kiểm điểm của cá nhân để bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo kiểm điểm của tập thể, việc kiểm điểm, đánh giá, phân loại đối với tập thể và cá nhân đảm bảo khách quan, thực chất. Trong kiểm điểm phải khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm; nhận diện, xác định rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ gắn với việc thực hiện Quy định số 101-QÐ/TW quy định về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Quy định số 37-QÐ/TW về “Những điều đảng viên không được làm”; Quy định 55-QĐ/TW về “Một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị gắn với nội dung cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm. Bên cạnh đó, bản thân mỗi đảng viên cần đề cao trách nhiệm, tự giác, thẳng thắn, trung thực, nghiêm túc trong quá trình kiểm điểm, đánh giá, phân loại.

Thứ tư, có biện pháp khắc phục tồn tại sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình để khen thưởng đúng, kịp thời những tổ chức cơ sở đảng, đảng viên có nhiều cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ. Tăng cường công tác phối hợp, phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội và trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội trong đánh giá tổ chức đảng, đảng viên.Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, lấy kết quả đánh giá rèn luyện hàng tháng là cơ sở quan trọng để phân loại chất lượng đảng viên hàng năm. Trong kiểm điểm phải gắn với chức trách nhiệm vụ được giao và gắn với kết quả hoạt động của tổ chức. Xuân Ngọc

Lần xem: 5234
Hướng dẫn đánh giá chất lượng tổ chức, cơ sở đảng và đảng viên năm 2020
Go top

GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI ĐỐI VỚI TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐẢNG VIÊN HẰNG NĂM

Đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng và đảng viên cuối năm là giải pháp quan trọng nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên. Thông qua công tác đánh giá nhằm giúp cấp ủy, tổ chức đảng và từng cá nhân tự soi, tự sửa; từ đó đề ra những giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý và thực hiện nhiệm vụ; làm căn cứ để thực hiện các nội dung công tác cán bộ, đảng viên.

Thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị; Hướng dẫn số 21-HD/BTCTW, ngày 18 tháng 10 năm 2019 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về hướng dẫn kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.Trên cơ sở đó, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Quảng Trị đã ban hành Công văn số 14-CV/BTCTU, ngày 04 tháng 11 năm 2020 về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý năm 2020; Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã ban hành Hướng dẫn số 01-HD/ĐUK, ngày 13 tháng 11 năm 2020.

Theo hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh, việc đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng và đảng viên được tiến hành vào dịp cuối năm. Tập thể, cá nhân phải hoàn thành việc kiểm điểm mới được đánh giá, xếp loại chất lượng. Cá nhân vắng mặt hoặc chưa được đánh giá, xếp loại chất lượng thì phải tổ chức đánh giá, xếp loại chất lượng trong thời gian sớm nhất. Đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể cấp dưới trước, cấp trên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý trước, cá nhân thành viên sau.

Thực hiện theo Hướng dẫn, để việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tổ chức đảng, cấp uỷ tổ chức đảng, đảng viên đúng quy định, cần thực hiện đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, các cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại.

Thứ hai, cấp uỷ và lãnh đạo cấp trên cần tăng cường lãnh đạo, kiểm tra việc kiểm điểm, đánh giá, phân loại đối với tập thể và cá nhân đảm bảo khách quan, thực chất. Trong công tác kiểm điểm phải khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm; nhận diện, xác định rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến” “tự chuyển hoá”.

Thứ ba, việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể cấp uỷ phải gắn liền với kết quả thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW, ngày 30 tháng 05 năm 2019 của Bộ Chính trị “về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”.

Thời gian qua, việc đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng và đảng viên trong toàn tỉnh đã được các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, hướng dẫn của cấp trên. Tổ chức cơ sở đảng đánh giá, xếp loại chất lượng chặt chẽ, đúng thực chất, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, nâng cao nhận thức về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức, kỷ luật và tinh thần phấn đấu của đảng viên. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng viên chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình; quá trình kiểm điểm chưa sâu, chưa thẳng thắn, còn tình trạng nể nang, ngại va chạm; một số cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của bản thân đối với nhiệm vụ được giao, ý kiến góp ý còn chung chung hoặc chủ yếu nêu thành tích, chưa xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với những khuyết điểm, hạn chế.

Trong thời gian tới, để việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên được thực hiện tốt, đảm bảo thực chất, đúng quy định cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng và đảng viên về vai trò, tầm quan trọng của việc đánh giá chất lượng hằng năm. Từ đó, làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tạo sự chuyển biến nhận thức cho cán bộ, đảng viên, trên cơ sở thực hiện tốt tự phê bình và phê bình để đánh giá đúng chất lượng hoạt động của tổ chức đảng và kết quả thực hiện nhiệm vụ của đảng viên.Trong kiểm điểm phải khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng phải kiên quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh; nhận diện. Việc kiểm điểm phải gắn chặt với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, phải xác định rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" theo 27 biểu hiện, gắn với việc thực hiện Quy định số 101-QÐ/TW quy định về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Quy định số 47-QÐ/TW về “Những điều đảng viên không được làm”; Quy định 55-QĐ/TW về “Một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị gắn với nội dung cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm. Bên cạnh đó, bản thân mỗi đảng viên cần đề cao trách nhiệm, tự giác, thẳng thắn, trung thực, nghiêm túc trong quá trình kiểm điểm, đánh giá, phân loại.

Hai là, các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên nắm vững, bám chặt quy định, hướng dẫn của Trung ương; xây dựng kế hoạch kiểm điểm tập thể, cá nhân phải bám chặt nội dung kiểm điểm, cụ thể hóa từng tiêu chí để làm cơ sở đánh giá, xếp loại. Thực hiện đánh giá đa chiều, chặt chẽ, công khai, theo tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể, đúng quy trình, nguyên tắc, quy định; gắn đánh giá, xếp loại chất lượng cá nhân với tập thể và với kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Ba là, tăng cường công tác phối hợp, phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội và trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội trong đánh giá tổ chức đảng, đảng viên. Thông qua đánh giá đoàn viên, hội viên là đảng viên của các tổ chức chính trị - xã hội là căn cứ quan trọng đối với tổ chức đảng khi tiến hành đánh giá chất lượng đảng viên.

Bốn là, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, lấy kết quả đánh giá rèn luyện hàng tháng là cơ sở quan trọng để phân loại chất lượng đảng viên hàng năm. Trong kiểm điểm phải gắn với chức trách nhiệm vụ được giao và gắn với kết quả hoạt động của tổ chức.

Năm là, cấp uỷ các cấp phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo đảm khách quan, toàn diện, thực chất, kịp thời biểu dương nơi làm tốt, uốn nắn những thiếu sót; coi trọng sơ kết rút kinh nghiệm để kịp thời bổ sung kế hoạch, biện pháp chỉ đạo, bảo đảm thực hiện nền nếp, chất lượng công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên. Phạm Xuân Ngọc

Lần xem: 9099
Hướng dẫn đánh giá chất lượng tổ chức, cơ sở đảng và đảng viên năm 2020
Go top