Hướng dẫn điều trị f0 năm 2024

Bản quyền thuộc Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Giấy phép thiết lập Website số 18/GP-TTĐT do Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 27/02/2013.

Địa chỉ cơ quan: ngõ 135/1 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội. ĐT: [024] 38430040, Fax: [024] 37367379

Từ tháng 10/2021, Việt Nam nói chung và UEH nói riêng đã chuyển sang giai đoạn thích ứng với điều kiện bình thường mới. Với tinh thần chủ động, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và sẵn sàng đoàn kết, chia sẻ khó khăn để cùng vượt qua tác động của đại dịch COVID-19, UEH đã tổng hợp thông tin từ các nguồn uy tín và xây dựng “Cẩm nang Hướng dẫn F0 cAách ly điều trị tại nhà” nhằm giúp người học, viên chức tự theo dõi sức khỏe tại nhà một cách hiệu quả và khoa học nhất.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM, hiện nay có hơn 80% các ca mắc COVID-19 đều không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Do đó, tự cách ly và điều trị tại nhà là mô hình chăm sóc sức khỏe hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch, giúp giảm tải áp lực cho ngành y tế. Người bệnh dưới sự giám sát thường xuyên và có sự hỗ trợ từ lực lượng y tế kịp thời sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh trong trạng thái bình thường mới.

Vì thế, với mục đích cung cấp các kiến thức hữu ích và hướng dẫn thực hành tại nhà cho người học, viên chức đang được cách ly y tế, “Cẩm nang Hướng dẫn F0 cách ly điều trị tại nhà” ra đời để có thể hỗ trợ người học, viên chức F0 tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ nhận được cẩm nang kèm theo thông tin liên hệ đến các đơn vị hỗ trợ sau khi khai báo trên hệ thống //pccovid.ueh.edu.vn/.

Thấu hiểu những khó khăn mà UEHer có thể gặp phải trong mùa dịch Covid-19, “Cẩm nang Hướng dẫn F0 cách ly điều trị tại nhà” là tài liệu do Trạm Y tế UEH tổng hợp thông tin từ các nguồn uy tín, giúp người bệnh bổ sung kiến thức khoa học và giải đáp được một số vấn đề sau:

  1. F0 nào được điều trị tại nhà
  2. Những việc F0 cần làm để theo dõi sức khỏe hằng ngày
  3. F0 điều trị tại nhà theo dõi nhịp thở như thế nào
  4. Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà
  5. Các dấu hiệu suy hô hấp F0 cần biết
  6. 11 dấu hiệu F0 điều trị tại nhà cần được xử lý cấp cứu và chuyển viện kịp thời
  7. F0 điều trị tại nhà được dỡ bỏ cách ly khi nào
  8. Vệ sinh nơi ở, xử lý chất thải khi có F0 cách ly, điều trị tại nhà
  9. F0 phải làm gì?
  10. Người mắc covid-19 nên

Chi tiết cẩm nang xem tại: //dsa.ueh.edu.vn/cam-nang-covid/index.html

UEH hy vọng cẩm nang sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị tại nhà cũng như tạo tâm lý an tâm, thoải mái cho Quý Thầy/Cô và người học trong giai đoạn dịch bệnh để sớm quay lại trường và tiếp tục công tác giảng dạy/học tập trực tiếp tại UEH!

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Bác sĩ Truyền nhiễm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, F0 [người mắc bệnh Covid 19] điều trị tại nhà cần thực hiện các biện pháp tự theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày vào buổi sáng - chiều. Nếu sau khi bệnh nhân sử dụng thuốc hạ sốt 2 lần nhưng vẫn không đỡ, bệnh nhân cần thông báo ngay cho cơ sở quản lý F0 điều trị tại nhà để được xử trí kịp thời.

  • Bệnh nhân mắc COVID-19 [được khẳng định nhiễm virus SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên] nhưng không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng ở mức độ nhẹ như: sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy nước mũi, mất mùi, mất vị;
  • Bệnh nhân mắc COVID-19 không có dấu hiệu viêm phổi hoặc dấu hiệu thiếu oxy; nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96% khi thở khí trời; không có tình trạng thở bất thường [thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít ở thì hít vào];
  • Bệnh nhân mắc COVID-19 không mắc bệnh nền hoặc người bệnh có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

Bên cạnh đó, bệnh nhân F0 tự điều trị tại nhà có thể tự chăm sóc bản thân: có khả năng tự ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh cá nhân, có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe theo hướng dẫn của nhân viên y tế, có thể tự liên lạc với nhân viên y tế để được hỗ trợ khi có tình trạng cấp cứu, có khả năng giao tiếp, có sẵn có phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính... Trong trường hợp F0 cách ly tại nhà không có khả năng tự chăm sóc, khi đó gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên.

Xem ngay: F0 điều trị tại nhà nên ăn gì?

Bệnh nhân F0 tự điều trị tại nhà có thể tự chăm sóc bản thân

2. F0 cách ly tại nhà cần theo dõi sức khỏe hàng ngày

F0 tự điều trị tại nhà cần theo dõi các chỉ số sức khỏe và các triệu chứng sau đây:

  • Theo dõi các chỉ số: nhịp thở, mạch, thân nhiệt, SpO2 và huyết áp [nếu được];
  • Theo dõi các triệu chứng: cơ thể mệt mỏi, ho khan, ho có đờm, cảm giác ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc, mất vị giác hoặc mất khứu giác, tiêu chảy, ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo, đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau nhức cơ...

Nếu phát hiện bất cứ 1 trong các dấu hiệu dưới đây, F0 điều trị tại nhà phải thông báo ngay với cơ sở quản lý F0, trạm y tế xã/phường hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu... để được xử trí cấp kịp thời:

  • Khó thở, thở hụt hơi, trẻ em thở bất thường [thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào];
  • Nhịp thở:
    • Người lớn: ≥ 20 lần/phút;
    • Trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút;
    • Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút. [Lưu ý đối với trẻ em cần đếm đủ nhịp thở trong thời gian 1 phút khi trẻ nằm yên và không khóc].
  • SpO2 ≤ 96% [nếu SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây - 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo];
  • Mạch > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút;
  • Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg;
  • Đau ngực thường xuyên, bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu;
  • Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, mệt lả, quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật...;
  • Tím môi, tím đầu móng, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay/chân;
  • F0 điều trị tại nhà không thể uống nước hoặc trẻ em bú kém/bú giảm, ăn kém, nôn. Trẻ bị hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay/chân sưng phù nổi hồng ban...;
  • Mắc kèm các bệnh lý cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...

3. Khi bị sốt F0 điều trị tại nhà như thế nào?

  • F0 tự điều trị tại nhà là người lớn bị sốt: > 38,5 độ hoặc đau đầu, đau người nhiều uống mỗi lần 1 viên paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ/lần, mỗi ngày uống không quá 4 viên, uống oresol nếu bệnh nhân ăn uống kém/giảm ăn hoặc có thể dùng oresol uống thay nước;
  • F0 tự điều trị tại nhà là trẻ em bị sốt: > 38,5 độ, uống thuốc paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày uống không quá 4 lần.

Nếu sau khi F0 tự điều trị tại nhà dùng thuốc hạ sốt 2 lần không cải thiện, yêu cầu bệnh nhân thông báo ngay cho Cơ sở quản lý để được xử trí.

Nếu F0 có ho thì dùng thuốc giảm ho khi F0 điều trị tại nhà ho khan nhiều.

Lưu ý F0 cách ly tại nhà nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày. Bệnh nhân nên uống nước thường xuyên, không đợi khát mới uống, không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng bằng cách ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả, suy nghĩ tích cực, duy trì tâm trạng thoải mái...

F0 cách ly tại nhà nên kiểm tra nhiệt độ khi bị sốt

4. Danh mục thuốc điều trị cho F0 cách ly tại nhà

4.1. Thuốc hạ sốt, giảm đau

Paracetamol:

  • Trẻ em: gói bột Paracetamol hoặc cốm Paracetamol pha hỗn dịch uống với hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg;
  • Người lớn: viên nén 250mg hoặc 500mg.

4.2. Thuốc kháng virus

Lựa chọn một trong các thuốc kháng virus sau:

  • Favipiravir 200mg hoặc 400mg;
  • Molnupiravir 200mg, 400mg.

4.3. Thuốc kháng viêm corticosteroid đường uống

Thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 của Bộ Y tế ban hành. Chỉ kê đơn corticosteroid một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị, các thuốc cụ thể như sau:

  • Dexamethason 0,5mg;
  • Hoặc Methylprednisolon 16mg.

4.4. Thuốc chống đông máu đường uống

Thuốc không phát sẵn, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định, chỉ kê đơn điều trị trong một ngày khi chờ chuyển đến cơ sở điều trị. Theo đó bác sĩ có thể lựa chọn một trong các thuốc như:

  • Rivaroxaban 10mg;
  • Apixaban 2,5mg.

Thuốc kháng virus có thể dùng sớm ngay sau khi chẩn đoán xác định COVID-19, tốt nhất trong 5 ngày đầu tính từ khi bệnh nhân khởi phát triệu chứng. Ưu tiên sử dụng thuốc kháng virus cho những bệnh nhân có triệu chứng hoặc có nguy cơ cao tiến triển nặng như: người trên 65 tuổi, chưa tiêm đủ vacxin, bệnh nền không ổn định...

Điều trị kết hợp thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu khi bệnh nhân có bất kỳ 1 trong các dấu hiệu suy hô hấp, chỉ kê đơn điều trị trong 1 ngày.

Khi kê đơn thuốc cho F0 điều trị tại nhà cần lưu ý kiểm tra kỹ chống chỉ định, thông tin về thuốc bệnh nhân đang sử dụng để tránh các tương tác thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Điều trị F0 tại nhà cần uống thuốc gì?
  • Bà bầu mắc COVID-19 nên uống thuốc gì?
  • Điều trị F0 tại nhà bao lâu? Khi nào được coi là khỏi bệnh?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Chủ Đề