Hướng dẫn đo huyết áp năm 2024

Một nghiên cứu mới được công bố tháng 4.2023 trên tạp chí Circulation, đã phân tích dữ liệu từ 7,7 triệu lần đo huyết áp từ tháng 1.2014 đến tháng 10.2018 tại Hệ thống Y tế Yale New Haven [Mỹ]. Các tác giả đã báo cáo rằng trong khoảng 13 lần thăm khám, huyết áp của bệnh nhân luôn thay đổi giữa các lần khám liên tiếp.

Phát hiện của họ khiến các nhà nghiên cứu đặt vấn đề liệu bệnh nhân có cần theo dõi huyết áp tại nhà hay không, theo chuyên trang sức khỏe Verywellhealth.

Người huyết áp cao và hơi cao, người cao tuổi và người có các yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh tim, bao gồm tiền sử gia đình huyết áp cao hãy tự đo huyết áp tại nhà

Shutterstock

Theo tổ chức về huyết áp cao của Anh Blood Pressure UK, tất cả người lớn nên kiểm tra huyết áp. Biết huyết áp của mình là bước đầu tiên để có một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh.

Huyết áp cao có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và hầu hết mọi người không cảm thấy có gì khác biệt. Cách duy nhất để biết huyết áp có ổn định hay không là đo và tiếp tục kiểm tra thường xuyên.

Những ai nên kiểm tra huyết áp?

Đối với hầu hết mọi người, huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. Người dưới 40 tuổi nếu không biết chỉ số huyết áp của mình, nên kiểm tra, đặc biệt người thừa cân, hút thuốc hoặc có vấn đề về sức khỏe sẽ dễ có khả năng bị cao huyết áp hơn.

Huyết áp cao trở nên phổ biến hơn theo tuổi tác, vì vậy người trên 40 tuổi nên kiểm tra huyết áp.

Nên đo mỗi ngày 1 lần vào cùng một thời điểm

Shutterstock

Tần suất nên kiểm tra phụ thuộc vào chỉ số huyết áp.

Huyết áp hơi cao: Chỉ số huyết áp trong khoảng từ 120/80 mmHg đến 139/89 mmHg

Huyết áp cao: Nếu chỉ số từ 140/90 mmHg trở lên, cần thực hiện các bước để giảm huyết áp.

Người huyết áp cao và huyết áp hơi cao, người cao tuổi và người có các yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh tim, bao gồm tiền sử gia đình huyết áp cao hoặc tiền sử bệnh tim, [cholesterol cao, thừa cân], hãy tự đo huyết áp tại nhà, theo Verywellhealth.

Nên đo bao lâu một lần?

Bệnh nhân mới bắt đầu đo huyết áp tại nhà nên đo vài lần mỗi ngày trong khoảng một tuần.

Tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Yuan Lu, Phó giáo sư tại Trường Y khoa Yale [Mỹ] và bác sĩ Joseph Ebinger, phó giám đốc đơn vị chăm sóc đặc biệt tại Trường Y Cedars-Sinai [Mỹ] đều khuyên khi đã quen, nên đo mỗi ngày 1 lần vào cùng một thời điểm, theo Verywellhealth.

Cách đo huyết áp tại nhà

Theo bác sĩ Ebinger, có một số bước cần thực hiện để có được kết quả đo huyết áp chính xác tại nhà như sau:

Trước khi đo, hãy đi tiểu rồi nghỉ 5 phút

Ngồi trên ghế, 2 chân đặt trên nền, không bắt chéo và cánh tay ngang với tim.

Quấn vòng bít đúng vị trí quanh cánh tay [cần hỏi bác sĩ hướng dẫn về điều này]. Hầu hết các vòng bít đo huyết áp đều có đánh dấu để giúp đặt đúng vị trí.

Cập nhật: 11:58 - 19/05/2021 | Lần xem: 57804

1. Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp.

2. Không dùng chất kích thích [cà phê, hút thuốc, rượu bia] trước đó 2 giờ. Không nói chuyện khi đang đo huyết áp.

3. Tư thế: người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu tay ngang mức với tim, chân chạm sàn, không bắt chéo chân [Ngoài ra, có thể đo ở các tư thế nằm, đứng]. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm huyết áp tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư thế hay không.

4. Quấn băng quấn đủ chặt trên cánh tay, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim.

5. Nếu không dùng thiết bị đo tự động, trước khi đo phải xác định vị trí động mạnh cánh tay để đặt ống nghe. Bơm hơi thêm 30mmHg sau khi không còn thấy mạch đập. Xả hơi với tốc độ 2-3mmHg/nhịp đập. Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập.

6. Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có chỉ số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau.

7. Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng.

8. Trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Việc đo huyết áp sẽ giúp bác sĩ đánh giá đúng về tình trạng sức khỏe thể chất chung của người bệnh cũng như các vấn đề mà bệnh nhân đang và sẽ có thể gặp phải để xử lý kịp thời.

1. Đo huyết áp là gì?

Đo huyết áp là một trong những phương pháp thăm khám thủ công để nhằm đánh giá chỉ số huyết áp của cơ thể hỗ trợ cho quá trình khám và điều trị bệnh.

Đo huyết áp được thực hiện dựa trên nguyên lý bơm căng một băng tay bằng cao su để làm mất mạch đập của một động mạch rồi sau đó xả hơi dần dần giúp quan sát và ghi lại những phản ứng của động mạch, lấy đó làm cơ sở cho việc chẩn đoán bệnh tật.

Trong đo huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu được xác định ở thời điểm máu bắt đầu đi qua lòng mạch khi sức ép ở băng cao su bắt đầu giảm. Huyết áp tâm trương tương ứng với thời điểm máu hoàn toàn được tự do lưu thông trong lòng động mạch khi không còn sức ép từ băng cao su lên động mạch đó.

2.1.Dụng cụ đo huyết áp

Dụng cụ đo huyết áp gồm có máy đo huyết áp [hay còn gọi là huyết áp kế] và ống nghe tim phổi.

Máy đo huyết áp: Hiện nay trên thị trường có 2 loại máy đo huyết áp khác nhau bao gồm:

  • Máy đo huyết áp cơ: Tiện sử dụng, tuy nhiên chỉ số có thể không chính xác do còn phụ thuộc vào kỹ thuật đo và khả năng nghe của người sử dụng.
  • Máy đo huyết áp điện tử: Số đo chính xác và không cần sử dụng đến ống nghe tim phổi, mọi đối tượng đều có thể sử dụng được.

Khi đo huyết áp, việc chọn máy đo phù hợp là rất quan trọng. Cần phải chọn loại có kích thước túi hơi thích hợp với chu vi vùng đo của từng bệnh nhân. Việc dùng sai cỡ túi có thể dẫn tới đo sai chỉ số huyết áp lên tới 25mmHg.

Máy đo huýet áp điện tử cho số đo với độ chính xác cao

2.2.Các tư thế đo huyết áp và cách đo huyết áp tư thế đúng

Vị trí đo huyết áp thường là ở cánh tay 2 bên, đo ở vị trí trên nếp gấp khuỷu tay 3cm, đoạn có động mạch cánh tay chạy qua. Trong những trường hợp không thể thực hiện đo huyết áp ở cánh tay thì có thể thực hiện đo huyết áp ở cổ chân.

Có 3 tư thế để đo huyết áp bao gồm:

  • Tư thế ngồi: Là tư thế thường xuyên được sử dụng trong thăm khám và điều trị.

Chỉ nên thực hiện đo huyết áp ở tư thế ngồi khi bệnh nhân ngồi thoải mái trên ghế có tựa lưng.

Lưu ý khi đo huyết áp ở tư thế ngồi, để chỉ số đo được chính xác nhất cần đặt cánh tay ngang với vị trí của tim.

  • Tư thế đứng: có thể là tư thế đứng thẳng hoặc tư thế đứng nghiêng trong nghiệm pháp bàn nghiêng. Tư thế này được ứng dụng trong việc kiểm tra huyết áp để xác định chẩn đoán hạ huyết áp tư thế đứng
  • Tư thế nằm ngửa: Là tư thế sử dụng nhiều cho các bệnh nhân có sức khỏe yếu, gặp khó khăn trong việc vận động, đứng ngồi.

3 tư thế được vận dụng và kết hợp linh hoạt trong các nghiệm pháp và phương pháp đo khác nhau.

Nghiệm pháp bàn nghiêng trong chẩn đoán hạ huyết áp tư thế

Sau khi đã chuẩn bị xong dụng cụ và bệnh nhân thì tiến hành đo huyết áp:

  • Xác định vị trí đo và tìm động mạch vùng đo. Để đánh giá chính xác về tình trạng huyết áp, khi kiểm tra giữa các lần khác nhau nên đo cùng 1 bên, cùng 1 vị trí và cùng một máy đo huyết áp.
  • Đặt ống nghe tim phổi vào vị trí của động mạch đập [nếu là máy đo huyết áp cơ].
  • Quấn băng cao su vòng quanh vị trí đo [quấn lên cả vị trí áp ống nghe].
  • Bóp bóng hơi liên tục cho đến khi không nghe thấy mạch đập qua ống nghe tim phôi nữa rồi từ từ xả hơi liên tục cho đến khi kim hoặc cột thủy ngân của máy đo huyết áp hạ về không.
  • Nghe, quan sát và ghi lại chỉ số huyết áp đo được trên phiếu theo dõi huyết áp của bệnh nhân.

2.3.Những lưu ý khi đo huyết áp

Cho bệnh nhân nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh có nhiệt độ ổn định ít nhất trong 5-10 phút trước khi đo huyết áp.

Kiểm tra dụng cụ trước khi tiến hành đo huyết áp.

Giải thích cho bệnh nhân về phương pháp trước khi đo.

Bệnh nhân không sử dụng các chất kích thích như rượu chè, cà phê, thuốc lá trong vòng 2 giờ trước khi đo huyết áp.

Trong khi đo huyết áp tâm lý người bệnh phải thật sự thoải mái, tránh lo lắng, sợ hãi, căng thẳng vì những điều này sẽ làm thay đổi nhịp tim và huyết áp.

Không nói chuyện trong khi đang đo huyết áp.

Lần đầu đo huyết áp nên đo ở cả 2 bên cánh tay, bên nào có chỉ số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi về sau.

Nên đo huyết áp tối thiểu 2 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 phút. Nếu chỉ số huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg cần đo lại thêm vài lần sau khi đã cho bệnh nhân nghỉ ngơi trên 5 phút.

Ghi lại chỉ số huyết áp sau mỗi lần đo để tiện cho việc theo dõi và đánh giá kết quả.

Đo huyết áp tuy chỉ là một phương pháp hỗ trợ thăm khám sức khỏe và chẩn đoán bệnh tật nhưng vô cùng quan trọng. Nếu đo sai kỹ thuật có thể đưa ra những kết quả đo sai lệch dẫn tới việc chẩn đoán bệnh không chính xác gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Hãy cẩn trọng trong việc chọn lựa phương pháp cũng như cách đo phù hợp để đem lại hiệu quả chính xác nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chủ Đề