Hướng dẫn doanh nghiệp tự công bố nhãn năng lượng năm 2024

Doanh nghiệp nộp văn bản xác nhận đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương cho những hàng hóa nào? Việc đăng ký dán nhãn năng lượng này được thực hiện ra sao? Đây là câu hỏi của anh Minh Nhã đến từ Long An.

Doanh nghiệp nộp văn bản xác nhận đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương cho những hàng hóa nào?

Theo Mục 1 Công văn 5010/TCHQ-GSQL năm 2017 hướng dẫn như sau:

Văn bản xác nhận đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng có thể sử dụng thay cho Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu để thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa. Do vậy, đối với hàng hóa thuộc danh mục kiểm tra hiệu suất năng lượng, doanh nghiệp nộp văn bản xác nhận đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương [bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp] cho cơ quan hải quan để xem xét giải quyết thủ tục thông quan. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra hiệu suất năng lượng trực tiếp với Bộ Công Thương.

Như vậy, doanh nghiệp nộp văn bản xác nhận đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương cho hàng hóa thuộc danh mục kiểm tra hiệu suất năng lượng.

Danh mục này quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quyết định 1182/QĐ-BCT năm 2021 quy định về danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về hiệu suất năng lượng: Tải về

Dán nhãn năng lượng [Hình từ Internet]

Việc đăng ký dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng được thực hiện ra sao?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định như sau:

Đăng ký dán nhãn năng lượng
1. Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương.
2. Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm:
a] Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1;
b] Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
c] Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện [Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài];
d] Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
3. Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu tại khoản 2 Điều này bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.

Theo đó, việc đăng ký dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng được thực hiện như trên.

Kiểm tra việc dán nhãn năng lượng định kỳ sẽ do cơ quan nào thực hiện?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 36/2016/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Thông tư 42/2019/TT-BCT quy định như sau:

Kiểm tra, giám sát thực hiện dán nhãn năng lượng
1. Định kỳ hoặc đột xuất, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra việc dán nhãn năng lượng của doanh nghiệp.
2. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các tổ chức thử nghiệm có trách nhiệm lập báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Công Thương [Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững] theo phương thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được thử nghiệm để dán nhãn năng lượng trong năm liền kề trước kỳ báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 4. Tải về Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương vừa chính thức công bố bản hướng dẫn chi tiết về lập hồ sơ đăng ký, thực hiện và báo cáo thực hiện dán nhãn năng lượng đối với bốn nhóm sản phẩm gồm điều hòa không khí, tủ lạnh, nồi cơm điện và quạt điện.

Theo quyết định này, có 4 nhóm ngành hàng ưu tiên dán nhãn năng lượng “Ngôi sao năng lượng Việt” bao gồm nhóm thiết bị gia dụng, nhóm thiết bị văn phòng và thương mại, nhóm thiết bị công nghiệp và nhóm phương tiện giao thông vận tải. Trong số này, bốn dòng sản phẩm gồm điều hòa không khí, tủ lạnh, nồi cơm điện và quạt điện nói trên được tính trong nhóm thiết bị gia dụng.

Quạt nằm trong nhóm đồ gia dụng được ưu tiên dán nhãn năng lượng

Nhãn năng lượng so sánh áp dụng cho các sản phẩm được quy định theo 5 cấp được quy định trong bộ tiêu chuẩn Việt Nam, theo đó cấp 1 [1 sao] là mức tối thiểu và cấp 5 [5 sao] là cấp có hiệu suất năng lượng lớn nhất. Sau khi được cấp giấy chứng nhận, doanh nghiệp có quyền sử dụng nhãn năng lượng so sánh dán hoặc in trên sản phẩm, bao bì và trên cataloge, tờ rơi để quảng cáo... Hàng năm doanh nghiệp được cấp chứng nhận dán nhãn năng lượng sẽ phải lập báo cáo theo mẫu để gửi về Bộ Công Thương.

Đối với nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp, việc dán nhãn năng lượng tự nguyện được khuyến khích thực hiện đến hết ngày 31/12/2012. Từ ngày 1/1/2013 sẽ thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc. Các doanh nghiệp thực hiện dán nhãn tiết kiệm năng lượng trước ngày 01/01/2013 sẽ được tham gia miễn phí các chương trình truyền thông do Bộ này tổ chức. Các sản phẩm được dán nhãn tiết kiệm năng lượng cũng sẽ được ưu tiên lựa chọn trong các chương trình mua sắm công của nhà nước.

Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp nên sớm nộp hồ sơ để được chứng nhận dán nhãn năng lượng trước ngày 1/1/2013, và nộp càng sớm càng tốt, tránh để sản phẩm phải dán nhãn mà lại không có nhãn lưu thông sau ngày 1/1/2013. Tại thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp sẽ không phải trả chi phí dán nhãn năng lượng cho Bộ. Các sản phẩm được dán nhãn tiết kiệm năng lượng cũng sẽ được ưu tiên lựa chọn trong các chương trình mua sắm công của nhà nước.

Chủ Đề