Hướng dẫn đóng dấu công ty

Con dấu của doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác. Trên các hợp đồng công ty thường có đóng dấu. Vậy việc đóng dấu tuân theo quy định nào, trường hợp không đóng dấu thì Hợp đồng có giá trị pháp lý hay không. Hãy cùng Phan Law tìm hiểu về nội dung này thông qua bài viết dưới đây. 

Xem thêm:
>> Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị cháy có được cấp lại nữa hay không?
>> Tìm hiểu các vấn đề xoay quanh việc sáp nhập doanh nghiệp
>> Doanh nghiệp đấu giá tài sản được phép thành lập và hoạt động dưới hình thức nào?

Cách thức đóng dấu trên hợp đồng của công ty.

Có 3 hình thức đóng dấu như sau: Đóng dấu chữ ký, đóng dấu treo, đóng dấu giáp lai.

Cách đóng dấu chữ ký

Đóng dấu sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, không đóng dấu khi chưa có chữ ký; Dấu đóng rõ ràng, đúng chiều và dùng màu mực đúng quy định [màu đỏ]; Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

Cách thức đóng dấu treo lên hợp đồng của công ty

Đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính.  Việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính, ví dụ như đóng dấu treo vào phụ lục văn bản.

Cách thức đóng dấu giáp lai

Đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.

Hợp đồng không đóng dấu thì có giá trị không?

Giá trị con dấu và cách thức đóng dấu trên hợp đồng của công ty.

Kể từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 thì việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Đồng thời Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. 

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì không phải mọi trường hợp đều bắt buộc phải được đóng dấu. Chỉ bắt buộc sử dụng con dấu trong các trường hợp luật định hoặc điều lệ công ty có quy định, thỏa thuận giữa các bên. Văn bản, tài liệu của doanh nghiệp nếu không có con dấu thì cũng không vì thế mà không có giá trị. 

Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam về giá trị con dấu và cách thức đóng dấu trên các hợp đồng công ty xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.

PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email:
Liên hệ Văn phòng Luật Sư

Chuyên mục: Doanh nghiệp - Đầu tư Thẻ: Con dấu, Hợp đồng

Bạn muốn được tư vấn

Lên lịch tư vấn miễn phí ngay hôm nay!

[PLO]-  Để việc đóng dấu có giá trị thì cách đóng dấu vào giấy tờ, văn bản phải đúng theo quy định pháp luật.

Hiện nay, việc quản lý và sử dụng con dấu trong các cơ quan, tổ chức nhà nước được thực hiện theo quy định tại Nghị định 99/2016 và Nghị định 30/2020 của Chính phủ; tùy từng loại dấu mà có cách đóng khác nhau.

Cách đóng dấu chữ ký

Dấu chữ ký là dấu được đóng trên chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản, đây là con dấu khẳng định giá trị pháp lý của văn bản.

Điều 32, 33 Nghị định 30/2020 quy định khi đóng đóng dấu chữ ký cần lưu ý:

- Đóng dấu sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, không đóng dấu khi chưa có chữ ký.

- Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.

Cách đóng dấu chữ ký. Ảnh: QL

Cách đóng dấu treo

Cách thức đóng dấu treo sẽ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định chứ không có chuẩn chung luật định. Thông thường, khi đóng dấu treo thì đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính theo quy định tại Điều 33 Nghị định 30/2020.

Việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính, ví dụ như đóng dấu treo vào phụ lục văn bản.

Cách đóng dấu giáp lai

Dấu giáp lai đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa năm tờ văn bản theo Điều 33 Nghị định 30/2020.

Lưu ý, những quy định nêu trên áp dụng bắt buộc đối với cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp căn cứ quy định trên và các quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp.

QUỲNH LINH

Chủ Đề