Hướng dẫn ghép hoa sứ

Phương pháp ghép cây hoa sứ theo phương pháp ghép ngồi có ưu điểm là tiết kiệm được chồi ghép và cho vết ghép đẹp. Mỗi người làm vườn sẽ có bí quyết của riêng mình, làm thế nào để cây ghép đẹp hơn, cây bo bo phát triển tốt hơn, v.v. Đối với Bonsai Bonsai chúng ta cũng có một số lưu ý nhỏ khi setup biện pháp này. Tất cả xin được chia sẻ ngắn gọn qua bài viết sau.

Ưu điểm: Thời gian thực hiện nhanh, tiết kiệm mảnh ghép, nhanh lành sẹo, tính thẩm mỹ cao. Phương pháp này được những người chơi sứ ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới áp dụng.

1. Chuẩn bị

Gốc ghép: là cây sứ dùng để ghép. Gốc ghép phải là cây sinh trưởng tốt. Đường kính cành ghép tốt nhất khoảng 1-2cm. Vỏ của gốc ghép phải hơi xám và không bị nhiễm bệnh.

Bo ghép: Chọn ván ghép có màu hơi xám. Nếu có điều kiện nên chọn cành ghép có màu càng gần gốc ghép càng tốt, sau này sẽ cho chồi ghép rất đẹp. Bo được chọn phải có tốc độ sinh trưởng tương đương với gốc ghép, tránh trường hợp gốc ghép phát triển mạnh nhưng bo thì thấp hoặc ngược lại. Bo được chọn từ trên xuống dưới, chiều dài bo khoảng 1cm, có khoảng 1-3 mắt lá, chỗ này sẽ ra nụ khi ghép thành công. Với những chiếc lá già, bạn có thể cắt để tạo thành mắt lá, nhưng đối với những chiếc lá non, bạn cần dùng dao lam để cắt.

Dao: Cây cảnh thường dùng dao để xử lý. Dao nên có kích thước nhỏ và tầm với ngắn thì thao tác sẽ “mượt” hơn. Dao phải sạch và vô trùng.

Túi nylon và dây nylon: Nên chọn túi nylon và dây có màu trắng để không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của bo bo.

2. Thời điểm ghép

Ghép vào mùa khô sẽ cho tỷ lệ thành công cao hơn. Vì khi ghép sứ vào mùa mưa [miền Nam] hoặc thời tiết lạnh [miền Bắc] túi nynon dễ sinh hơi nước và làm hỏng vết ghép.

3. Các bước để làm theo

Bước 1: Đầu tiên, bạn cắt ngang thân [nhánh] sứ muốn ghép sao cho vết cắt thật phẳng - dùng dao có lưỡi cứng để cắt thì mặt cắt sẽ phẳng hơn so với dùng dao lam.

Bước 2: Đặt tấm ghép lên gốc ghép đã cắt sao cho hai mặt phẳng của tấm ghép và gốc ghép thật gần nhau.

Bước 3: Dùng tay giữ bo cố định, đứng trên gốc ghép, tay kia dùng tay kéo một vòng dây ni lông qua đầu gốc ghép rồi ấn bo ghép vào gốc ghép. Sau đó dùng băng dính quấn quanh gốc ghép để cố định dây sao cho ván ghép bám chắc vào gốc ghép.

Bước 4: Lấy túi nylon trùm kín vết ghép, sau đó dùng dây chun hoặc dây ni lông buộc miệng túi lại. Có thể để cây ngoài nắng. Sau 1 tuần, nếu vết ghép không bị mềm, ở đầu lá có dấu hiệu nảy chồi thì ghép thành công. Nếu cành ghép bị mềm nhanh chóng cắt chỉ tránh làm ảnh hưởng đến gốc ghép.

Ghép bằng Ghép Cây Con sẽ làm cho lá mới mọc chậm hơn ghép hình nêm, nhưng ghép hình nêm sẽ rất đẹp vì gốc ghép và vỏ bo bo dính vào nhau. Xem chi tiết: Hướng dẫn ghép sứ và chọn ván: Ghép chữ V

4. Một Số Lưu Ý Khi Áp Dụng Phương Pháp Ghép Cây Sứ

Trong quá trình cắt gốc ghép và cành ghép nên cắt thật nhẹ nhàng và dứt khoát, không cắt đi cắt lại. Vì vậy, để đảm bảo vết cắt phẳng không lồi lõm, khi ghép mặt cắt ngang của gốc ghép và ván ghép mới, tiếp xúc giữa chúng nhiều hơn thì tỷ lệ thành công cao hơn.

Cắt xong phải ghép ngay, thao tác ghép phải cẩn thận, tuyệt đối không được để cát, nước dính vào phần tiếp xúc giữa gốc ghép và cành ghép.

Ở giai đoạn 3, nhiều người dùng dây chun để giữ cố định dây ni-lông trên gốc ghép. Nhưng Bonsai Bonsai khuyên mọi người không nên làm điều này. Vì dây chun khi buộc chặt có thể gây giữ nước, cản trở dinh dưỡng gốc ghép tăng bo. Từ đó, tỷ lệ sống của bo cũng sẽ thấp hơn. Nếu dùng dây chun thì không buộc quá chặt vào gốc ghép.

Cây hoa sứ Thái được mệnh danh là “ hoa hồng sa mạc” được trồng và ưa chuộng ở nước ta. Sở hữu bộ rễ dài và đa màu sắc đã trở thành cây cảnh được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ghép cây hoa sứ thái nhiều màu được.

Bài viết dưới đây của Hoacanhquangvy.com sẽ hướng dẫn cách ghép hoa sứ để cho ra nhiều màu cực đơn giản và chi tiết. Xem ngay bài viết này nhé!

Cây hoa sứ Thái là gì?

Hoa sứ Tháo còn gọi với tên là Adenium obesum, thuộc dòng cây mọng nước. Cây sứ thái cũng được xem là cây phong thủy được yêu thích nhờ màu hoa và bộ rễ to phình của của chúng.

Cây hoa sứ Thái ra hoa nhiều màu

Về phần hoa của hoa sứ thường có dạng hình phễu với 5 cánh xòa to. Đối với một số dòng thì cánh hoa có thể lên đến 6 đến 7 cánh khá đặc biệt. Sau tầm 8 đến 12 tháng là mùa hoa sứ Thái được nở rộ khắp nơi.

Loại cây hoa sứ thường rất dễ trồng, có thể nhân giống hoặc ghép cây để cho ra nhiều giống cây hoa sứ nhiều màu đẹp. Ngoài vẻ đẹp của hoa sứ thì nhiều người có thể uốn nó thành nhiều hình dáng đem lại lợi nhuận hiệu quả kinh tế cao.

Ý nghĩa phong thủy của hoa sứ Thái

Theo quan niệm phong thủy, màu đỏ thể hiện sự may mắn, ung túc cho gia chủ. Do đó, trồng cây hoa sứ sẽ mang đến sự sung túc, công việc thuận lợi. Nhiều người cho rằng hoa sứ nở càng rộ thì cuộc sống của họ càng phát đạt, sung túc hơn.

Đặc biệt, những cây hoa sứ Thái tạo dáng bonsai thì càng cho nhiều giá trị hơn. Không chỉ, chúng có ý nghĩa phong thủy mà còn tạo nên sự sang trọng cho không gian sống của gia chủ. Mỗi hình dàng được uốn lượn mang một ý nghĩa riêng, thể hiện sự khát vọng, may mắn và thịnh vượng.

Cách ghép cây hoa sứ Thái nhiều màu

Hoa sứ Thái phát triển và cho hoa sau tầm một năm sau khi gieo hạt. Do đó, để rút ngắn thời gian thì nhiều người lựa chọn cách cắt ghép cây hoa sứ này sang cây hoa sứ khác.

Phương pháp ghép ngọn cây hoa sứ Thái

Hay còn gọi là ghép nêm. Đây là phương pháp ghép hoa sứ bằng ngọn mới được nghệ nhân cây cảnh sử dụng để tạo ra cho cây hoa sứ có nhiều hoa. Tuy nhiên, cách này cần phải cẩn thận và đòi hỏi tỉ mĩ cao.

Những chồi non mới lớn của cây hoa sứ Thái

Thời điểm thích hợp ghép: Bạn có thể ghép ngọn sứ ở mọi thời điểm quanh năm. Nhưng thích hợp nhất vẫn là độ mùa khô[ cuối tháng 10 đến tháng 3 âm lịch] ở Nam Bộ.

Thao tác ghép ngọn: Khi bắt đầu vào việc ghép ngọn hoa sứ thì cây phải được ngưng tưới nước trước 7 ngày và chậu sứ phải thật khô ráo. Sau đó, loại bỏ hết tất cả các cành và chừa lại những cảnh để tạo ghép nối, nên lựa chọn cành ghép tương ứng đầu ngọn ghép. Cuối cùng, lựa chọn điểm ghép cắt theo hình mang cá và ngọn ghép cắt theo hình chữ V và buộc chặt lại bằng ni lông kín chỗ ghép. Đợi đến tầm 7 – 10 có thể tháo bao ni lông và đợi đến 21 ngày sau để quan sát vết nối có nối lại không và đem ra ngoài môi trường để chúng thích nghi và tiếp tục phát triển.

Phương pháp ghép hông hoa sứ Thái

Nhiều người còn gọi phương pháp này là ghép ngồi. Về phương pháp ghép hông thì khó hơn so với ghép ngọn, nhưng thời gian kết nối mối ghép lại tương đối nhanh hơn nhiều.

Thao tác ghép hông: Bạn nên lựa chọn cành sứ đẹp để làm gốc chính và một cành sứ có đặc điểm tốt cần ghép nối. Cây sứ gốc sẽ cắt vạt xéo một đoạn vừa bằng kích cở với cành hoa sứ. Sau đó, điều chỉnh cho vị trí được trùng khớp với nhau và băng kín lại bằng bao ni lông. Cho đến 5- 7 ngày sau thì có thể tháo ra và đưa ra ngoài nắng để chăm sóc.

Một số cách tạo dáng cho cây hoa sứ Thái

Sự nổi bật của cây hoa sứ Thái không chỉ thể hiện ở vẻ đẹp của hoa mà bộ rể và tán lá cũng được nhắc đến. Vậy, cách tạo dáng thật đẹp cho hoa sứ là như thế nào?

Tạo dáng cho bộ củ – rễ của cây hóa sứ

Đứng sau màu sắc của hoa thì chắc chắn phải kể đến bộ củ rễ của hoa sứ rồi. Đặc biệt, với cây sứ được trồng từ hột khó có thể tạo dáng hơn là những cây được tạo từ cành ghép.

Quá trình tạo sáng cho bộ rễ của sứ Thái khá đơn giản, không quá phức tạp. Bạn chỉ cần nhổ cây sứ lên và rửa sạch đất để lộ bộ rễ ra và dùng dao loại bỏ các phần rễ không cần thiết. Sử dụng vôi hoặc sơn bôi vào vết cắt để tránh ảnh hưởng đến vị trí khác của cây hoa sứ Thái.

Đồng thời, bạn cũng nên loại bỏ các lá của cây hoa sứ để có thể tránh mất nước cho cây. Sau đó, ta tiến hành treo cây lên ở chỗ râm mát để rễ có thể mềm thuận tiện cho việc tạo dáng của mình.

Cuối cùng, chúng ta trồng lại cây sứ và sử dụng gạch, nhựa và dùng đất phủ lên tạo cố định cho cây và tưới nước bình thường. Đợi một thời gian sau là ta có thể có được một cây hoa sứ Thái như mong muốn rồi.

Tạo dáng cho bộ tán – lá cây

Thêm một cách tạo dáng cho cây hoa sứ của bạn chính là thường xuyên cắt tỉa cành để tạo nhiều hoa. Hầu hết, các cây hoa sứ có nhiều tán khi đến màu hoa sẽ trông rất đẹp hơn.

Sự đa dạng các màu hoa của cây sứ Thái

Đối với các cây sứ có kích thước lớn thì thường dọn bớt cành để trông hài hòa tổng thể hơn. Các tán lá mọc không theo trật tự sẽ làm vẻ đẹp của cây bị mất đi, nhưng cũng hạn chế việc tỉa hết cành vì cành của nó rất lâu mới có thể mọc lại.

Cách để hoa sứ Thái nở đúng dịp Tết

Với ý nghĩa của cây sứ Thái mang lại sự sung túc, may mắn cho gia chủ thì nhiều người mong muốn hoa sứ có thể nở trúng dịp Tết đến Xuân về.

Quy trình chuẩn bị

Một chậu hoa sứ Thái đẹp thì cần biết các kỹ thuật chăm sóc, còn để nó nở hoa đúng vào dịp tết thì lại đòi hỏi nhiều thứ khác nữa. Cụ thể đó là:

  • Theo định kỳ mỗi năm thì nên cho những bộ rễ của cây hoa sứ ra khỏi chậu 1 lần. Thông thường, cở tầm 15 ngày đầu tháng 8 là thời gian thích hợp nhất.
  • Cắt tỉa rễ, tán lá và uốn cây để có một hình dáng đẹp. Cuối tháng 8 âm lịch thì nên cho lại chậu và thay hoàn toàn đất cũ thành đất mới.
  • Đợi đến tháng 9 âm lịch thì nên đưa chậu sứ ra nắng nhẹ và bắt đầu tháng 10 là có thể đem ra ngoài nắng mạnh hơn.
  • Bạn có thể sử dụng rơm hoặc cỏ để điều chỉnh lượng nắng hấp thụ. Nên bón một ít phân vô cơ mỗi tháng cho cây, tránh sử dụng phân đạm. Bạn có thể sử dụng tro trấu, phân bò, xơ dừa,… nó cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây.
  • Theo dõi sự phát triển của cây. Nếu cảm thấy ra nụ chậm thì nên giảm độ nước và tăng lượng ánh sáng cho cây. Cũng lưu ý cho các bạn là nên phun sương chứ không nên tưới nước dưới chậu sẽ làm cây bị ẩm, không thoát nước kịp.

Theo dõi thời tiết để cắt cành cho cây

Ngoài việc dựa vào quy trình có sẵn thì yếu tố thời tiết cũng rất quan trọng. Bởi, thời tiết có sự thay đổi không theo một quy luật nào và ảnh hưởng đến quá trình ra hoa của cây hoa sứ.

Vậy, thời tiết sẽ ảnh hưởng thế nào tới sự ra hoa của cây sứ Thái? Mỗi vùng miền sẽ có những kiểu thời tiết khác nhau, kết hợp sự thay đổi của nó kéo theo quá trình ra hoa của sứ Thái. Chẳng hạn:

  • Những nơi có mưa đều, khí hậu tương đối dễ chịu thì nên cắt cành vào dịp rằm tháng 7[ âm lịch]
  • Nơi có nắng nhiều hơn mưa thì lại cắt cành muộn hơn, tầm đầu tháng 8[ âm lịch]
  • Ngược lại, nơi có mưa nhiều hơn thì nên cắt cành sớm để hoa có thể nở kịp tết

Vào giai đoạn cuối năm, thời tiết thường có mưa và độ ẩm lớn nên côn trùng sẽ phát triển mạnh. Vì thế, bạn nên phun đề phòng ít thuốc trừ côn trùng. Đồng thời, bón thêm cho cây lượng ít phân kali tưới dưới gốc cây để hoa không bị rụng sớm trong dịp ra hoa.

Như vậy, qua bài viết trên đây bạn có thể biết cách ghép cây hoa sứ thái nhiều hoa như thế nào rồi đúng không? Hãy đọc kỹ và thực hiện đúng để có những chậu sứ thật đẹp để chưng cho không gian ngôi nhà của mình nhé!

Chủ Đề