Hướng dẫn ghi sổ chi tiết tài khoản

Nếu bạn đã và đang học hoặc làm kế toán, chắc hẳn bạn đã từng biết đến Sổ chi tiết các tài khoản kế toán - loại sổ sử dụng cho một số tài khoản thuộc thanh toán nguồn vốn nhưng chưa có mẫu sổ riêng. Trong bài viết hôm nay, Gitiho sẽ hướng dẫn bạn cách lập Sổ chi tiết các tài khoản đúng chuẩn theo mẫu được quy trong Thông tư 133 của Bộ Tài Chính trên Excel.

Kế toán tổng hợp từ A-Z trong 14 giờ

XEM NHANH BÀI VIẾT

Giới thiệu về Sổ chi tiết các tài khoản theo Thông tư 133

Mục đích của Sổ chi tiết các tài khoản

Sổ chi tiết các tài khoản là sổ được sử dụng cho một số tài khoản thuộc loại thanh toán nguồn vốn nhưng chưa có mẫu sổ chung.

Xem thêm: Kiến thức về nguồn vốn và tài sản mà mọi kế toán viên cần biết

Căn cứ ghi Sổ chi tiết các tài khoản

Sổ chi tiết các tài khoản được mở theo từng đối tượng thanh toán và từng tài khoản

Mẫu Sổ chi tiết các tài khoản

Dưới đây là mẫu Sổ chi tiết các tài khoản theo chuẩn Thông tư 133.

Cùng Gitiho tìm hiểu làm thế nào để lập được mẫu Sổ chi tiết các tài khoản trên Excel nhé!

Cách lập Sổ chi tiết các tài khoản theo Thông tư 133 trên Excel

Các khoản mục cần có, phương pháp ghi các khoản mục và cách ghi các khoản mục trên Excel trong Sổ chi tiết các tài khoản như sau:

  1. Đơn vị, Địa chỉ: Ở mục này, cần ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị hoặc đóng dấu của đơn vị để xác định rõ đây là Sổ chi tiết các tài khoản của đơn vị nào
  2. Mẫu sổ: Ghi rõ sổ được lập dựa theo mẫu số bao nhiêu, được quy định tại Thông tư và Nghị định nào và các thông tin cơ bản khác về mẫu sổ. Ở đây, mẫu Sổ chi tiết các tài khoản cần lập được lập theo Mẫu số S19 - DNN theo Thông tư 133, vì vậy, ghi là Mẫu sổ S19 - DNN [Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC Ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính]. Để mục này không bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi độ rộng và cao của các cột, bạn nên sử dụng Textbox để chèn thông tin bằng cách vào thẻ Insert > Textbox, sau đó chèn các thông tin cần thiết vào trong Textbox.
  3. Tài khoản: Ghi rõ số tài khoản được ghi chép và theo dõi trong Sổ chi tiết các tài khoản
  4. Đối tượng: Ghi rõ đối tượng mà tài khoản theo dõi
  5. Loại tiền: Ghi đơn vị tiền tệ dùng trong Sổ chi tiết các tài khoản. Ở đây ghi là VNĐ
  6. Cột A - Ngày, tháng ghi sổ: Cần ghi rõ ngày, tháng thực hiện ghi chép để theo dõi các tài khoản trong sổ.
  7. Cột B - Số hiệu: Ghi chính xác số hiệu của chứng từ dùng để ghi sổ
  8. Cột C - Ngày, tháng: Ghi chính xác ngày, tháng của chứng từ
  9. Cột D: Tóm tắt nội dung các nghiệp vụ phát sinh
    • Phần Số dư đầu kỳ: Lấy từ số liệu của Sổ chi tiết theo dõi thanh toán của kỳ trước đó [phần "Số dư cuối kỳ"] để ghi vào cột 3 hoặc 4
    • Phần Cộng số phát sinh: Tổng số tiền phát sinh trong kỳ [Phần "Số phát sinh trong kỳ"] của bên nợ và bên có
    • Phần Số dư cuối kỳ: Số dư cuối kỳ của tài khoản được theo dõi trong Sổ chi tiết các tài khoản đang ghi chép
  10. Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng
  11. Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có
  12. Cột 3, 4: Ghi số dư bên Nợ hoặc bên Có sau mỗi nghiệp vụ phát sinh

Tổng kết

Như vậy, trong bài viết hôm nay, Gitiho đã giới thiệu tới bạn mẫu Sổ chi tiết các tài khoản cũng như cách lập mẫu sổ này trên Excel. Chúc bạn áp dụng thành công vào công việc của mình.

Dùng để thể hiện các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong kỳ đã được ghi sổ sách kế toán chi tiết liên quan.

Hướng dẫn thực hiện

  • Vào phân hệ Báo cáo\ Sổ sách kế toán\ Sổ chi tiết của một tài khoản.

  • Giải thích một số trường thông tin:
  • * Kiểu báo cáo: tuỳ chọn mẫu sổ theo Thông tư.
    • Kiểu lề trái: tuỳ chọn khoảng cách lề trái khi in mẫu pdf.
  • Màn hình kết quả xuất hiện, sau đó chọn biểu tượng In trên thanh công cụ và in báo cáo:

Xem thêm Hướng dẫn chung khi lên báo cáo.

Lượt xem: 2.067

Mẫu sổ chi tiết các tài khoản áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? Hướng dẫn giúp chị cách điền mẫu này luôn nhé! Cảm ơn em! Đây là câu hỏi của chị M.T đến từ Long An.

Mẫu sổ chi tiết các tài khoản áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?

Mẫu sổ chi tiết các tài khoản áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay được hướng dẫn tại Mẫu số S19 - DNN ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.

Lưu ý: Mẫu này dùng cho các TK: 136, 138, 141, 157, 242, 333, 334, 335, 336, 338, 352, 353, 356, 411, 421,...]

Tải về Mẫu sổ chi tiết các tài khoản áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay.

Mẫu sổ chi tiết các tài khoản

Hướng dẫn cách ghi mẫu sổ chi tiết các tài khoản áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay?

Sổ này dùng cho một số tài khoản thuộc loại thanh toán nguồn vốn mà chưa có mẫu sổ riêng.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ chi tiết các tài khoản áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay được hướng dẫn tại Mẫu số S19 - DNN ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:

Sổ chi tiết các tài khoản được mở theo từng tài khoản, theo từng đối tượng thanh toán [theo từng nội dung chi phí, nguồn vốn...].

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi diễn giải tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

- Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có.

- Cột 3, 4: Ghi số dư bên Nợ hoặc bên Có sau mỗi nghiệp vụ phát sinh.

- Dòng Số dư đầu kỳ: Được lấy số liệu từ sổ chi tiết theo dõi thanh toán của kỳ trước [dòng “Số dư cuối kỳ”] để ghi vào Cột 3 hoặc Cột 4 phù hợp.

Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trong sổ chi tiết các tài khoản áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ được ghi như thế nào?

Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trong sổ chi tiết các tài khoản áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ được ghi theo khoản 3 Điều 85 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:

Lập và ký chứng từ kế toán
1. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
2. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định của Luật Kế toán.
3. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
4. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.
5. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
6. Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng... Chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.
7. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền ký chứng từ thực hiện việc ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký.
8. Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Tổng Giám đốc [Giám đốc], người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản.
9. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.
10. Kế toán trưởng [hoặc người được ủy quyền] không được ký “thừa ủy quyền” của người đứng đầu doanh nghiệp. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác.
11. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.

Như vậy, nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trong sổ chi tiết các tài khoản áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo.

Sổ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.

Chủ Đề