Hướng dẫn google tag manager

Trước khi tìm hiểu về khái niệm Google Tag Manager (GTM), bạn cần phải biết điều này. Nguyên tắc để một bên thứ ba có thể theo dõi, đo lường các chỉ số trên website là phải gắn một đoạn mã code vào website đó. Google Analytics (GA) muốn theo dõi hành vi người dùng trên website, sẽ phải gắn mã code của GA lên trang web đó. Facebook muốn theo dõi chuyển đổi trên website sẽ phải gắn một đoạn mã Pixel vào website đó… Những đoạn mã đó được gọi chung là các thẻ (Tag).

Hướng dẫn google tag manager
Google Tag Manager là gì?

Và Google Tag Manager chính là một công cụ của Google để quản lý tất các các Tag đó. Đó có thể là những thẻ theo dõi website (Google Analytics), thẻ hỗ trợ tiếp thị lại (Google Ads, Facebook Pixel), những thẻ tối ưu chuyển đổi (Google Optimize, Hotjar, Crazy Egg)…

Bạn có thể hiểu như thế này, thông thường, các công cụ đo lường như Google Analytics, Facebook Pixel… sẽ được cài thủ công vào mã nguồn của website. Tùy cấp độ đo lường để bạn cài nhiều hay ít thẻ Tag. Còn với GTM, người dùng có thể cài và quản lý tất cả các thẻ trong chính công cụ này mà không liên quan tới mã nguồn website. Điều này giúp giảm thiểu các rủi ro cho website.

Xem thêm: Cài đặt Google Analytics để theo dõi một chiến dịch quảng cáo

Lợi ích của Google Tag Manager

Bạn sẽ phải trầm trồ bởi những lợi ích bất ngờ mà GTM mang lại. Chúng tôi tin rằng bạn sẽ muốn sử dụng nó ngay lập tức sau khi tìm hiểu.

Không cần phải chỉnh sửa code trên website nhiều lần

Như đã nói, GTM quản lý tất cả các Tag. Vì vậy, với các hoạt động như thêm thẻ Tag, kích hoạt, chỉnh sửa, xóa hoặc vô hiệu hóa thẻ nào đó, bạn có thể thực hiện nhanh chóng chỉ với vài cú click chuột mà không cần phải khó khăn trong việc chỉnh sửa code từng trang trên website của mình. Người dùng có thể tự xử lý được rất nhanh mà không cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của IT hay Developer.

Tham khảo thêm bài viết: Sự khác biệt giữa Google Analytics và Facebook Pixel

Giúp theo dõi nâng cao

Hướng dẫn google tag manager
Giúp theo dõi nâng cao

Điểm nổi bật nhất của GTM chính là nó cho phép bạn gắn tùy ý số thẻ theo dõi trên website. Điều này giúp bạn hiểu rõ từng hành động cụ thể của khách khi truy cập trên website của mình. Ví dụ như theo dõi xem người dùng có lướt đến nội dung cuối cùng của trang, bài viết hay không. Từ đó, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với hành vi người dùng.

Quản lý thẻ hiệu quả

Như đã nói, Google Tag Manager cho phép bạn thêm, chỉnh sửa, xóa… các thẻ trên website chỉ bằng vài cú nhấp chuột. Với khả năng như vậy, GTM giúp người dùng quản lý thẻ cực hiệu quả ngay cả khi bạn dùng nhiều thẻ phân tích, tiếp thị sản phẩm trên website của mình.

Tăng tốc website

Hướng dẫn google tag manager
GTM giúp tăng tốc website

Nếu như các công cụ phân tích, đo lường khác khiến website phải load nhiều đoạn JS, làm giảm tốc độ tải trang, thì với GTM, website không phải tải nhiều đoạn code của thẻ. Các thẻ được triển khai riêng lẻ, không đồng bộ, nhờ vậy giúp tăng tốc tốc độ tải website.

Thành phần và nguyên lý hoạt động của Google Tag Manager

Để hiểu rõ hơn về GTM, mời bạn tìm hiểu về thành phần và nguyên lý hoạt động của nó.

Các thành phần của Google Tag Manager

Hướng dẫn google tag manager
Các thành phần của Google Tag Manager

  • Container (Vùng chứa): Mỗi website đặt trong một vùng chứa. Một vùng chứa sẽ chứa nhiều Tag.
  • Tag (Thẻ): Là đoạn mã code đã được nói ở các nội dung trên.
  • Trigger (Trình kích hoạt): Xác định điều kiện để 1 Tag hoạt động. Ví dụ: Điều kiện để Tag “Đơn hàng thành công” là load trang “Xác nhận đăng ký đơn hàng”.
  • Variable (biến): Bất kỳ một thành phần của 1 phần tử nào đó. Ví dụ: URL, Click ID, Click Class, Path… Các biến đóng vai trò bổ sung thông tin chi tiết hơn về Trigger để GTM kích hoạt Tag chính xác.

Nguyên lý hoạt động của Google Tag Manager

Dựa trên các thành phần kể trên, nguyên lý hoạt động của GTM như sau: khi Trigger xác định đủ điều kiện thì Tag sẽ được GTM kích hoạt. Ví dụ: bạn cài đặt mã Facebook Pixel, Tag sẽ là đoạn mã code Facebook của bạn, Trigger sẽ là hành động tải một trang bất kỳ trên website. Vậy, nguyên lý hoạt động của GTM là khi một trang bất kỳ trên website được tải thì đoạn mã Facebook Pixel được kích hoạt.

Cách cài đặt Google Tag Manager

Còn chần chừ gì mà không cài đặt ngay GTM. Sau đây là hướng dẫn chi tiết các bước giúp bạn thực hiện dễ dàng.

Tạo tài khoản GTM

Hướng dẫn google tag manager
Tạo tài khoản GTM

Truy cập https://tagmanager.google.com > Đăng nhập vào tài khoản Google > Tạo một tài khoản GTM. Việc tạo tài khoản rất nhanh chóng, chỉ cần điền một số thông tin chung, chọn tên quốc gia sau đó click “Tiếp tục“.

Tạo và thiết lập container

Hướng dẫn google tag manager
Tạo và thiết lập container

Tại mục “Tên vùng chứa”, bạn hãy điền bất kỳ tên gì để tiện cho việc theo dõi. Sau đó hãy click chọn “Nơi sử dụng vùng chứa”. Chọn nơi bạn muốn sử dụng container như: Web, iOS, Android, AMP. Tiếp đó, click vào nút “Tạo”.

Gắn mã code Google Tag Manager vào website

Hướng dẫn google tag manager
Gắn mã code Google Tag Manager vào website

Sau khi click vào nút “Tạo”, một cửa sổ sẽ hiện ra hiển thị những thông tin về điều khoản để có thể sử dụng Google Tag Manager > Click “Có”. Ngay sau đó sẽ xuất hiện bảng chứa 2 mã code của container mà bạn vừa tạo. Thực hiện 2 thao tác sau:

  • Copy và paste đoạn code GTM đầu tiên vào trong cặp thẻ
  • Copy và paste đoạn còn lại vào trong cặp thẻ

Kết luận

Bài viết vừa giới thiệu đến bạn về Google Tag Manager. Chúng tôi tin rằng, với những lợi ích mà công cụ này mang lại, không chỉ các marketer, IT, mà cả những doanh nghiệp, người bán hàng cũng cần tìm hiểu và áp dụng nó để có thể tìm hiểu rõ nhất hành vi của người tiêu dùng, từ đó đưa ra được các chiến lược phù hợp. GoSELL có sử dụng cả tính năng Google Tag Manager trong nền tảng của mình. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sử dụng ngay giải pháp hỗ trợ bán hàng tiên tiến hàng đầu hiện nay.