Hướng dẫn kết nạp đoàn viên tại hcm năm 2024

Hướng dẫn một số nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị

Lượt xem:798 | lượt tải:476

Số 125-QĐ/TW

Quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ trong công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Lượt xem:114 | lượt tải:43

Số 124-QĐ/TW

Quy định về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị

  1. ĐIỀU KIỆN THỦ TỤC KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN
  1. ĐIỀU KIỆN KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN

Thanh niên Việt Nam tuổi từ 15 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được học và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp Đoàn.

II. THỦ TỤC KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN

1- Thanh niên vào Đoàn tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch của mình với Đoàn

2- Được nghiên cứu Điều lệ Đoàn và được trang bị những hiểu biết cơ bản về Đoàn trước khi kết nạp

3- Được một đoàn viên như cùng công tác ít nhất là 3 tháng giới thiệu.

- Đối với đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì do tập thể chi đội giới thiệu. - Đối với hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam thì do tập thể chi hội giới thiệu.

4- Được hội nghị chi đoàn xét đồng ý kết hợp với sự biểu quyết tán thành của quá nửa [1/2] so với tổng số đoàn viên có mặt tại hội nghị và được Đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định chuẩn y.

III. QUY TRÌNH CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐOÀN VIÊN

Bước 1: Thường xuyên tuyên truyền giới thiệu về Đoàn cho thanh niên thông qua các loại hình tổ chức và các phương thức hoạt động của Đoàn, Hội, Đội.

Bước2: Xây dựng kế hoạch kết nạp đoàn viên - Lập danh sách thanh niên và đội viên lớn tuổi. - Phân loại thanh niên theo các tiêu chuẩn kết nạp đoàn viên để lựa chọn và bồi dưỡng đối tượng kết nạp. - Phân công đoàn viên giúp đỡ thanh niên, dự kiến thời gian bồi dưỡng và tổ chức kết nạp.

Bước 3: Tổ chức bồi dưỡng, giúp đỡ đối tượng thanh niên vào Đoàn.

a- Bồi dưỡng giao nhiệm vụ thông qua các hoạt động thực tiễn như: Các hoạt động kinh tế, các phong trào thi đua, các cuộc thi, hội thi tay nghề, thi thanh lịch, thi tìm hiểu, thi cán bộ Đoàn giỏi…Các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tham quan dã ngoại, hội trại văn hóa thể thao…để bồi dưỡng thanh niên lựa chọn những thanh niên nhiệt tình gương mẫu để xét kết nạp. b- Mở lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn cho thanh niên. [Ở những cơ sở không có điều kiện mở lớp tập trung thì có thể phát tài liệu để thanh niên tự nghiên cứu sau đó kiểm tra củng cố kiến thức bằng phưng pháp viết bản thu hoạch].

Bước 4: Hướng dẫn đối tượng hoàn thiện thủ tục và nguyên tắc trước khi kết nạp. - Hướng dẫn thanh niên viết đơn và tự giới thiệu về bản thân với chi đoàn [Theo mẫu sổ đoàn viên] - Hội nghị chi đoàn xét, quyết định và báo cáo lên Ban chấp hành Đoàn cơ sở. Hồ sơ gồm có: + Sổ đoàn viên. + Giấy giới thiệu thanh niên vào Đoàn. + Đề nghị kết nạp đoàn viên của Ban chấp hành chi đoàn[Có phần trích biên bản họp chi đoàn] - Ban chấp hành Đoàn cơ sở ra quyết định chuẩn y kết nạp. - Chi đoàn tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới. - Hoàn chỉnh hồ sơ để quản lý đoàn viên, tiếp tục bồi dưỡng tạo điều kiện để đoàn viên mới rèn luyện, tiến bộ trưởng thành.

  1. TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN
  1. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TRANG TRÍ

Khi có quyết định chuẩn y kêt nạp của Đoàn cấp trên, chậm nhất là 15 ngày sau, Ban chấp hành chi đoàn phải tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới. Lễ kết nạp đoàn viên được tổ chức trang nghiêm, gây ấn tượng sâu sắc cho đoàn viên mới.

1- Địa điểm: Có thể tổ chức ở phòng họp, phòng truyền thống hoặc những nơi có di tích lịch sử văn hóa, trong một cuộc sinh hoạt, hoạt động tập thể của chi đoàn. 2- Thời gian Cần chọn thời điểm thích hợp, thuận lợi và có ý nghĩa gắn với các ngày lễ lớn hay các hoạt động chi đoàn. Buổi lễ kết nạp phải đảm bảo đúng thủ tục, ngắn gọn nhưng không qua loa đại khái, đặc biệt không kéo dài gây nhàm chán. Trong buổi lễ, ngoài các thủ tục nội dung quy định có thể thêm một số nội dung khác nhưng phải kết thúc đúng lúc, đúng chỗ. 3- Trang trí Không cầu kỳ, rập khuôn máy móc. Nhất thiết phải có cờ Tổ quốc, cờ Đoàn hay huy hiệu Đoàn, và ảnh hay tượng Bác Hồ, có dòng chữ: “Lễ kết nạp đoàn viên mới”. Nên có hoa để tạo không khí trang nhã vui tươi, đẹp mắt. Cách trang trí tùy vào không gian và điều kiện cụ thể về địa điểm, nhưng phải đảm bảo cờ Đoàn hoặc huy hiệu Đoàn không đặt cao hơn cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Bác không đặt cao hơn cờ Tổ quốc và cờ Đoàn. Nếu kết nạp ngoài trời thì dùng hình thức cờ có cán, có người đứng cầm cờ giống như Nghi thức Đội.

II. CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG

+ Chào cờ, hát Quốc ca và bài ca chính thức của Đoàn, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

+ Bí thư chi đoàn hoặc đại diện Ban chấp hành chi đoàn báo cáo quá trình phấn đấu, đọc nghị quyết chuẩn y kết nạp của Đoàn cấp trên, trao quyết định, gắn huy hiệu và trao thẻ đoàn viên mới[Trường hợp kết nạp nhiều người phải tiến hành giới thiệu và công bố quyết định kết nạp từng người một].

+Đoàn viên mới đọc lời hứa: “Được vinh dự trở thành đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh, trước cờ Tổ quốc, cờ Đoàn, trước chân dung của Bác Hồ vĩ đại, trước toàn thể các đồng chí tôi xin hứa: 1. Luôn phấn đấu vì mục đích lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. 2. Nghiêm chỉnh thực hiện Điều lệ Đoàn, tích cực rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. 3. Giúp đỡ mọi người luôn luôn xứng đáng là người bạn tin cậy của thanh niên Việt Nam” [Trường hợp kết nạp nhiều người thì cử đại diện đọc lời hứa] + Đại diện người giới thiệu thanh niên vào Đoàn phát biểu, hứa tiếp tục giúp đỡ đoàn viên. + Đại diện thanh niên hoặc chi hội, chi đội phát biểu cảm tưởng. + Đại biểu Đoàn cấp trên hoặc cấp ủy phát biểu giao nhiệm vụ. + Chào cờ bế mạc.

CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN

I- QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN VỀ TỔ CHỨC

1- Đối với đoàn viên:

- Mỗi đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh đều phải có sổ đoàn viên, huy hiệu Đoàn đựoc trao thẻ đoàn viên.

- Hồ sơ đoàn viên: Cuốn “Sổ đoàn viên”[Khổ 13×19cm] gồm: + Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tự giới thiệu + Người xin vào Đoàn tự giới thiệu[Thanh niên điền vào]. + Đơn xin vào Đoàn[Thanh niên điền vào]. + Nghị quyết về việc chuẩn y kết nạp đoàn viên[Đoàn cấp trên có thẩm quyền ra quyết định] +Nhận xét ưu, khuyết điểm hàng năm, phần này do Ban chấp hành chi đoàn nhận xét ưu khuyết điểm hàng năm, thành tích được khen thưởng, khuyết điểm bị kỷ luật và công nhận tiến bộ. +Giới thiệu chuyển sinh hoạt Đoàn[Ban chấp hành đoàn cơ sở, Ban chấp hành chi đoàn cơ sở].

2. Đối với chi đoàn:

Ban chấp hành chi đoàn phải có “Sổ chi đoàn” theo mẫu của Trung ương Đoàn.

3. Đối với Đoàn cơ sở:

Cần có các loại sổ sách như sau: - Sổ biên bản họp Ban thường vụ, Ban chấp hành và các cuộc làm việc của Ban thường vụ, Ban chấp hành với Đoàn cấp trên. - Sổ danh sách đoàn viên. - Sổ theo dõi kết nạp đoàn viên, trao thẻ đoàn viên. - Sổ giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt Đoàn. - Sổ quản lý cán bộ Đoàn - Sổ thu, chi đoàn phí.

4. Quản lý hồ sơ đoàn viên:

- Đoàn viên, chi đoàn và Đoàn cơ sở đều có trách nhiệm bảo quản sổ đoàn viên cẩn thận không để hư hỏng, mất mát. - Nơi quản lý sổ đoàn viên là: Chi đoàn hoặc Đoàn cơ sở. - Hồ sơ đoàn viên quản lý ở cơ sở Đoàn nào thì đoàn viên thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đoàn viên ở cơ sở đó.

II- QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN VỀ TƯ TƯỞNG

Thường xuyên và kịp thời nắm bắt những diễn biến tư tưởng của đoàn viên. Biết rõ những băn khoăn, thắc mắc, những khó khăn đang xảy ra đối với đoàn viên, nhưng tư tưởng không đúng đang chi phối đoàn viên…Kịp thời có hướng giúp đỡ để đoàn viên vượt qua những khó khăn về tư tưởng, sửa chữa những lệch lạc ngay trong suy nghĩ của đoàn viên. Quản lý tư tưởng đoàn viên còn là bồi dưỡng tư tưởng cho đoàn viên nhất là đoàn viên mới, làm cho đoàn viên học tập và hiểu rõ lý tưởng cách mạng của Đảng, Đoàn. Tạo điều kiện để đoàn viên được rèn luyện, phấn đấu, Đoàn phải là nơi để đoàn viên trình bày tâm tư, nguyện vọng và tổ chức Đoàn phải thông cảm giúp đỡ.

III – QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN VỀ CÔNG TÁC VÀ SINH HOẠT

Ban chấp hành chi đoàn cần phân công nhiệm vụ cho từng đoàn viên, có trách nhiệm kiểm tra đánh giá kết quả công tác hàng tháng của từng đồng chí. Kịp thời biểu dương những đồng chí hoàn thành tốt và góp ý kiến phê bình những đồng chí không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc phân công công tác cho đoàn viên thông qua việc triển khai thực hiện chương trình: “Rèn luyện đoàn viên” mà tập trung là cuộc vận động “Mỗi đoàn viên một việc làm thiết thực cho Đoàn”.

Chủ Đề