Hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu tư vấn

Theo khoản b, Điều 18, nghị định số 63/2014/NĐ-CP thì Hồ sơ dự thầu gồm những thành phần sau: Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh [nếu có], giấy ủy quyền ký đơn dự thầu [nếu có]; bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;

Thành phần hồ sơ dự thầu chung có những gì?

2. Thành phần hồ sơ dự thầu cho gói thầu tư vấn thiết kế

Tại mục 10, chương 1, thông tư số 11/2016/TT-BKHĐT quy định về thành phần 

HSDT bao gồm HSĐXKT và HSĐXTC, trong đó: 10.1. HSĐXKT phải bao gồm hồ sơ về hành chính, pháp lý, hồ sơ về năng lực và kinh nghiệm, đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu theo yêu cầu của HSMT. Cụ thể như sau: a] Đơn dự thầu thuộc HSĐXKT theo quy định tại Mục 11 CDNT; b] Thỏa thuận liên danh đối với trường hợp nhà thầu liên danh theo Mẫu số 03 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu; c] Bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 18 CDNT; d] Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu theo quy định tại Mục 4.1 CDNT; đ] Tài liệu chứng minh về xuất xứ của vật tư, thiết bị và tính hợp lệ của dịch vụ theo quy định tại Mục 4.2 CDNT; e] Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu theo quy định tại Mục 19.3 CDNT; g] Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo quy định tại Mục 12 CDNT; h] Đề xuất kỹ thuật theo quy định tại Mục 13 CDNT. 10.2. HSĐXTC phải bao gồm các thành phần sau đây: a] Đơn dự thầu thuộc HSĐXTC theo quy định tại Mục 11 CDNT; b] Đề xuất về tài chính và các bảng biểu được ghi đầy đủ thông tin theo quy định tại Mục 11 và Mục 14 CDNT. 10.3. Đề xuất phương án thay thế trong HSDT theo quy định tại Mục 15 CDNT, kèm theo đề xuất về tài chính liên quan đến phương án thay thế [nếu có];

10.4. Các nội dung khác theo quy định tại BDL.

Mẫu Hồ sơ dự thầu cho gói thầu tư vấn thiết kế

Nắm rõ mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn thiết kế để quá trình đấu thầu được suôn sẻ hơn

Trên đây là một số thông tin liên quan đến gói thầu tư vấn thiết kế và trọn bộ hồ sơ dự thầu cho gói thầu tư vấn thiết kế mà các bạn có thể tham khảo, hi vọng sẽ hữu ích với bạn. 

Trong quá trình sử dụng dịch vụ, nếu có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề phát sinh, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
 

Cần xác định gói thầu chúng ta chuẩn bị xây dựng là loại gói thầu gì [Gói thầu tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hay gói thầu hỗn hợp], loại gói thầu thì thường được quy định trong Kế hoạch đấu thầu [nếu có], hoặc tại bước xây dựng hồ sơ, khái niệm của từng loại gói thầu đã được chúng tôi dẫn giải tại tại bài viết "45 khái niệm cơ bản trong đấu thầu", hoặc bài viết lưu ý Phân biệt gói thầu tư vấn và gói thầu mua sắm hàng hóa

- Xác định thuộc hình thức đấu thầu nào thuộc 1 trong 7 hình thức được quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 Luật Đấu thầu 2013

- Xác định phương thức nào [1 giai đoạn 1 túi hồ sơ; 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ; 2 giai đoạn 1 túi hồ sơ; 2 giai đoạn 2 túi hồ sơ] và qua mạng hay không qua mạng.

Về cơ bản hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành các mẫu hồ sơ mời thầu, chúng tôi cũng đã có nhiều bài viết liên quan liệt kê các mẫu hồ sơ, quý độc giả có thể xem tại đây:
- Tổng hợp các mẫu hồ sơ đấu thầu qua mạng
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn và một số lưu ý
- Mẫu hồ mời thầu xây lắp và một số lưu ý
- Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa [Đang cập nhật]

Căn cứ trên tính chất của gói thầu từ đó chúng ta xây dựng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm. Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm được quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP

Hợp đồng tương tự là một yếu tố rất quang trọng và nhạy cảm đối với các gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, phi tư vấn, hỗn hợp [đối với gói tư vấn thì thường dùng để chấm điểm], do đó việc xác định hợp đồng tương tự để đưa vào hồ sơ mời thầu cần phải thực hiện cẩn thận, đảm bảo nguyên tắc "Tuyệt đối không đưa ra các nội dung mang tính định hướng, tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu hoặc cản trở sự tham gia của nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng; không đưa ra các tiêu chí đánh giá có tính chất cục bộ, địa phương mà chỉ nhà thầu tại địa phương đó mới đáp ứng được"

Tùy thuộc vào tính đặc thù của từng gói thầu mà chúng ta tiến hành các yêu cầu về kỹ thuật, ví dụ:
+ Gói tư vấn: Phạm vi công việc tư vấn gồm những gì

+ Gói xây lắp: Yêu cầu kỹ thuật xây lắp những gì, yêu cầu về nhân sự, thiết bị thi công ra sao, xác định tiên lượng mời thầu theo dự toán được duyệt

+ Gói mua sắm hàng hóa: Yêu cầu kỹ thuật đối với hàng hóa cần những gì, tiêu chuẩn ra sao

Đưa ra các yêu cầu về giải pháp và phương pháp luận để nhà thầu có cơ sở trình bày hiểu biết và các đề xuất của mình đối với gói thầu

- Cần xác định rõ các yếu tố về tài chính như mức tạm ứng, bảo lãnh hợp đồng, thu hồ tạm ứng, thanh toán giai đoạn, thanh toán hoàn thành, bảo lãnh bảo hành để các nhà thầu có cơ sở chào trên một mặt bằng chung. - Các xác định rõ các điều kiện thương mại [Thường là gói thầu mua sắm hàng hóa, phi tư vấn hoặc hỗn hợp] như điều kiện giao hàng, tiến độ giao, địa điểm cung cấp dịch vụ hoặc lắp đặt hàng hóa... từ đó các nhà thầu mới có thể chào giá dự thầu một cách chính xác.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về các bước xây dựng hồ sơ mời thầu. Trong quá trình khai thác thông tin thầu hoặc chuẩn bị các hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu Quý khách hàng có thắc mắc hoặc cần giải đáp xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0904634288 hoặc email [email protected].

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THÔNG TƯ
Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn                                           ________________                Căn cứ Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Khoản 2 Điều 127 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc lập Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn như sau:


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết việc lập Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13. Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn thuộc dự án có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi phát sinh từ điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với nhà tài trợ, trường hợp được nhà tài trợ chấp thuận thì áp dụng Mẫu Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu ban hành kèm theo Thông tư này hoặc có thể sửa đổi, bổ sung một số nội dung theo quy định về đấu thầu nêu trong điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế.

2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động lựa chọn nhà thầu gói thầu dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 1 Điều này..


Xem chi tiết Thông tư 01

Video liên quan

Chủ Đề