Hướng dẫn nghị quyết 42 xử lý nợ xấu

Nghị quyết về xử lý nợ xấu được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 21/06/2017 chính thức có hiệu lực kể từ ngày hôm nay [15/08/2017], mở đầu cho thời hạn 5 năm có hiệu lực của Nghị quyết này.

Nghị quyết gồm 19 Điều và Phụ lục xác định nợ xấu, quy định thí điểm một số chính sách về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm.

Nguyên tắc xử lý nợ xấu là bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; Phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

Ngoài ra, không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình xử lý nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm, áp dụng đối với toàn bộ nợ xấu tính đến thời điểm trước khi Nghị quyết có hiệu lực [trước ngày 15/08]. Bên cạnh những ưu điểm, một số quy định của Nghị quyết vẫn gây nhiều quan ngại về khả năng thực thi và cần có Thông tư hướng dẫn thực hiện chi tiết. Do vậy, mặc dù đánh giá cao sự cần thiết của Nghị quyết đối với mục tiêu giảm lãi suất của Thủ tướng Chính phủ nói chung và tháo gỡ phần nào khó khăn trong việc xử lý nợ cho các ngân hàng nói riêng, nhiều chuyên gia cho rằng vẫn cần bổ sung thêm các văn bản nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xử lý nợ.

Nghị quyết về xử lý nợ xấu và các điều khoản đáng chú ý. Nguồn: VDSC.

Theo Chuyên gia tài chính, TS. Cấn Văn Lực, có rất nhiều vấn đề sẽ được giải quyết nhờ Nghị quyết về xử lý nợ xấu. Ví dụ như các khoản nợ xấu phải được mua bán theo cơ chế thị trường, đặc biệt cho phép các công ty định giá độc lập định giá nợ và tài sản thế chấp, cho phép phần chênh lệch so với sổ sách được phân bổ trong 10 năm, đặc biệt là phần tài sản đảm bảo được xử lý khá tích cực.

Trong khi đó, Toà án Nhân dân Tối cao đã ban hành văn bản chỉ đạo các toà án địa phương tiến tới xử lý các văn bản liên quan đến nợ xấu. Chính phủ và NHNN cùng ban hành chỉ thị liên quan đến xử lý nợ xấu và hôm qua NHNN đã họp toàn ngành về việc triển khai nghị quyết như thế nào. 

“Có 2 việc cần hết sức khẩn trương. Thứ nhất là rất nhiều văn bản sẽ phải được ban hành, thứ hai là phải xác định được quy mô chính xác hơn về nợ xấu,” TS. Cấn Văn Lực nói.

“Bởi vì trong Nghị quyết của Quốc hội cũng có một số tiêu chuẩn về nợ xấu rõ ràng, cụ thể hơn. Như vậy, rõ ràng đó là tín hiệu tích cực đối với hệ thống ngân hàng. Tôi tin tưởng rằng khi các bộ ngành vào cuộc xử lý rất quyết liệt thì sẽ có những kết quả tích cực, bản thân các ngân hàng cũng đang tiến hành rà soát phân loại nợ xấu.

“Điều thứ hai là đã tái lập những công ty mua bán nợ của ngân hàng. Những công ty này trước đây đã có nhưng hiện nay đã tái hoạt động. Các công ty này sẽ tham gia vào quá trình mua bán nợ. Lượng nợ xấu chiếm 10% dư nợ tín dụng sẽ tốn khoảng vài năm nữa để giải quyết xong và đưa nợ xấu xuống còn 3%”.

Nghị quyết có thể không chỉ giúp các ngân hàng giải quyết các tài sản tồn đọng không sinh lãi mà còn có thể mang lại các khoản lợi nhuận bất thường thông qua hoàn nhập dự phòng một khi khoản nợ xấu được xử lý. Do đó, theo Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong, Nghị quyết xử lý nợ xấu chỉ có tác dụng đối với các khoản nợ xấu đến ngày 15/8, nên các nhà đầu tư chứng khoán phải chọn những ngân hàng nào có nhiều bất động sản có giải chấp trước 15/8.

Cũng theo ông Phong, để đảm bảo an toàn cho thị trường từ nay đến cuối năm, Nhà nước phải quản lý chặt nợ vay dưới chuẩn. Bên cạnh đó, cần nâng trách nhiệm của các ngân hàng có vấn đề.

Theo Ngân Giang

Infonet

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42 vào ngày 14/4

Nghị quyết được triển khai nghiêm túc, đúng mục tiêu

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo tại phiên họp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố đã chủ động, tích cực triển khai đầy đủ, kịp thời các chương trình/kế hoạch hành động bám sát tinh thần của Nghị quyết số 42. Với sự nỗ lực, quyết tâm cao của ngành ngân hàng, sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, sau gần 5 năm thực hiện [tháng 8/2017 đến nay], Nghị quyết số 42 được triển khai nghiêm túc, đúng mục tiêu, định hướng và đạt được kết quả quan trọng.

Theo đó, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý, kiểm soát và tỉ lệ nợ xấu nội bảng được duy trì ở mức dưới 2%. Tổng nợ xấu chưa xử lý xác định theo Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đến 31/12/2021 giảm 17,21% so với thời điểm Nghị quyết số 42 có hiệu lực [15/8/2017].

Tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý từ 15/8/2017 đến 31/12/2021 đạt trung bình khoảng 5,67 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2,15 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng, mặc dù xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã đạt được kết quả tích cực nhưng thực tế vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc khi xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 nên cần tiếp tục có sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan để xử lý.

Chính phủ kiến nghị, đề xuất Quốc hội ban hành Luật Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên cơ sở kế thừa, bổ sung và hoàn thiện các quy định của Nghị quyết số 42 nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định, bền vững cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Đồng thời, đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42.

"Việc ban hành Nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng của Nghị quyết số 42 là vấn đề cấp bách về kinh tế để tiếp tục đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, khơi thông nguồn vốn, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong điều kiện tác động chưa thể lường hết được của đại dịch COVID - 19…", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát biểu.

Tạo cơ sở pháp lý liên tục cho công tác xử lý nợ xấu

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Thường trực Ủy ban Kinh tế đánh giá cao những nỗ lực và sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, vai trò đầu mối của Ngân hàng Nhà nước cũng như sự tham gia vào cuộc của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức phối hợp, triển khai thực hiện Nghị quyết số 42.

Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng thống nhất với báo cáo của Chính phủ về đánh giá kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42. Trong thời gian áp dụng Nghị quyết, nợ xấu được xử lý của hệ thống các tổ chức tín dụng có nhiều tiến triển, nhất là nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42.

Tuy nhiên, để bảo đảm đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ các kết quả đã đạt được cũng như tác động, ảnh hưởng của những quy định thí điểm trong Nghị quyết số 42, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cần phân tích, làm rõ thêm về thực trạng nợ xấu và kết quả xử lý nợ xấu tương ứng; đánh giá kỹ hơn về hiệu quả của các biện pháp khác quy định tại Nghị quyết; đánh giá thực trạng hoạt động của thị trường mua bán nợ xấu;…

Đối với dự thảo Nghị quyết về kéo dài thời hạn toàn bộ thời hạn áp dụng của Nghị quyết số 42, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Kinh tế thống nhất với sự cần thiết kéo dài thời hạn áp dụng của Nghị quyết. Hồ sơ dự thảo Nghị quyết đã cơ bản đầy đủ theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 và Điều 64 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thảo luận tại phiên họp, đa số ý kiến thống nhất với sự cần thiết kéo dài thời hạn áp dụng của Nghị quyết số 42 đến ngày 31/12/2023. Nhiều ý kiến bày tỏ tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 đối với Nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 và áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn thông qua Nghị quyết tại 1 kỳ họp vào tháng 5/2022 theo thẩm quyền quy định tại Điều 146 và Điều 147 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cần phân tích, làm rõ thêm về thực trạng nợ xấu, kết quả xử lý nợ, đánh giá kỹ hơn hiệu quả của các biện pháp xử lý nợ xấu,.. tránh tình trạng dàn trải, thiếu trọng tâm.  Đồng thời, phải có so sánh với các mục tiêu và kết quả tổng thể so với quy định tại Nghị quyết 42, đánh giá thực trạng hoạt động của thị trường mua bán nợ xấu, ảnh hưởng của việc thực hiện quyền thu giữ tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, khi kéo dài thời hạn áp dụng của Nghị quyết 42 cần chú ý đến các mục tiêu, giải pháp, hoàn thiện các hướng dẫn về thực hiện nghị quyết để đảm bảo đầy đủ, thống nhất. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, cả trung ương và địa phương, gắn trách nhiệm của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức cụ thể trong việc thực hiện nghị quyết.

Kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42

Tại phiên họp, sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết về việc bổ sung nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2022 với 100% các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành.

Kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đánh giá việc ban hành Nghị quyết 42 là một quyết sách đúng đắn, kịp thời của Quốc hội, đồng thời đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành, cơ quan trung ương, các địa phương và các tổ chức tín dụng trong 5 năm qua đã triển khai thực hiện Nghị quyết.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm tra, ý kiến tham gia của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tiếp tục hoàn thiện báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42 và dự thảo Nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 đến ngày 31/12/2023.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến nhằm chỉnh lý, hoàn thiện báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42 của Quốc hội và hồ sơ đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 gửi Quốc hội và cơ quan thẩm tra. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Kinh tế thẩm tra chính thức trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp tháng 5/2022.

Nguyễn Hoàng


Video liên quan

Chủ Đề