Hướng dẫn phân loại và xử lý rác nhà máy

Rác thải sinh hoạt trước khi được đưa đi xử lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia đình. Cách nhận biết như sau:

- Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng [rau, cá chết...], vỏ trái cây,....

- Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, các tông, kim loại [khung sắt, máy tàu hỏng,...], các loại nhựa.... Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.

Bảng hướng dẫn phân loại rác tại nguồn

2. Lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn.

- Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến;

- Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm;

- Phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường;

- Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.

2. Phương pháp thu gom rác

- Thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy: Thu gom riêng vào vật dụng chứa rác để tận dụng làm phân compost [tại gia đình hoặc đưa đến nhà máy xử lý chế biến tập trung thành phân compost].

- Thu gom rác khó phân hủy

+ Thu gom rác tái chế: Rác tái chế được tách riêng và đựng trong túi nilon hoặc túi vải để bán lại cho cơ sở tái chế.

+ Thu gom rác không tái chế: Các thành phần rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng trong dụng cụ chứa rác tại gia đình và đưa đến điểm tập kết để xe chuyên dụng đến vận chuyển đưa đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung theo quy định.

Dụng cụ chứa rác là các thùng rác chuyên dùng hoặc tận dụng các vật dụng có sẵn ở gia đình như thúng, sọt, bao tải, túi nilon,.. Góp phần tiết kiệm được tài nguyên, mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến

  • Giảm thiểu ô nhiễm môi trường
  • Góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường
  • Giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.

Hướng dẫn phân loại rác cho từng khu vực :

  • Hộ gia đình
  • Văn phòng
  • Nhà hàng
  • Trung tâm thương mại
  • Nhà máy
  • Bệnh viện
  • Đô thị
  • Chợ

Hộ gia đình :

Phân loại rác thải tại nhà là rẻ hơn cho người tiêu dùng. Hầu hết các chất thải được tạo ra tại các hộ gia đình bao gồm bao bì, thức ăn thừa và giấy. Con người nên phân chia giấy, bao bì, thức ăn thừa và chất thải nguy hại từ các chất thải khác nhau để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể hơn, rác thải được phân loại như sau: – Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng [rau, cá chết…], vỏ trái cây,…. – Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại : rác tái chế và Rác vô cơ. Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, các tông, kim loại [khung sắt, máy tàu hỏng,…], các loại nhựa…. Còn lại các loại rác không tái chế được là rác vô cơ.

Văn phòng thường có 2 khu vực phân loại rác thải :

  • Phân loại rác tại Pantry:

Pantry là khu vực nghỉ trưa, nơi ăn uống và nghỉ giữa buổi tại công ty. Khu vực này thường có các loại rác: đồ ăn thừa, giấy, túi nilong... Vì vậy, rác ở đây được phân thành 2 loại: tái chế và không tái chế.

  • Phân loại rác tại bàn làm việc :

Tại bàn làm việc đa phần rác là các loại giấy tờ không sử dụng và một số thức ăn vặt, chai nước ... có thể phân thành 3 loại: rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế như cách

Xem clip Hướng dẫn phân loại rác tại văn phòng dưới đây để rõ hơn

Nhà hàng :

Tại các nhà hàng, Trưởng Bộ phận và Cộng tác viên Môi trường có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn và thường xuyên duy trì nhận thức cho tất cả các nhân viên trong bộ phận thông hiểu và thực hiện đúng theo quy định phân loại rác như sau:

  • Rác hữu cơ tái sử dụng: Thức ăn thừa, các loại phế thải thực phẩm ... có thể làm thức ăn cho heo.
  • Rác vô cơ tái sử dụng: Giấy vụn, báo, tạp chí, thùng carton, bao bì nhựa, ống nước nhựa, túi xách nylon trong, lon nhôm, chai lọ nhựa, kim loại, ...
  • Rác hữu cơ thường: Các loại phế thải thực phẩm khác, lá gói bánh, hoa, lá cành cây, xác trà, cà phê...
  • Rác vô cơ thường: Kim bấm, kim kẹp, vải sợi, giẻ lau thải, hộp giấy tráng bạc, bao bì bằng giấy kiếng... và tất cả các loại rác không thuộc 5 loại còn lại.
  • Rác nguy hại:

- Dạng rắn : Pin, băng mực, hộp đựng mực máy in, cartridge, bo mạch điện tử, bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn cao áp, bao bì đựng hóa chất, giẻ lau dính hóa chất, hóa chất dạng rắn hết hạn sử dụng ... - Dạng lỏng : Dầu nhớt thải, bùn hoặc dầu mở thải vớt từ bẫy tách mỡ của các bếp và nhà hàng, hóa chất dạng lỏng thải sau khi sử dụng...

Trung tâm thương mại :

Rác tại các trung tâm thương mại được phân thành 3 loại: Rác hữu cơ, Rác vô cơ, Rác tái chế. Tuỳ theo từng trung tâm thương mại mà các loại rác này còn có tên gọi khác, chẳng hạn như Aeon mall - một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất trên thế giới, phân loại rác như sau:

Nhà máy :

Quy trình phân loại rác nhà máy hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo một quy trình khép kín an toàn cho môi trường. MỤC ĐÍCH : Phân loại được các loại rác ngay từ nguồn giúp giảm bớt công sức cho việc phân loại tại nơi tập kết, giảm ô nhiễm môi trường và giảm độc hại cho người lao độngYÊU CẦU : - Rác được phân loại riêng một cách khoa học, thuận tiện cho công việc xử lý ở các khâu tiếp theo - Công việc phân loại rác được quán triệt đến toàn bộ cán bộ nhân viên làm việc tại nhà máyNGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI RÁC : 1. Rác tái chế [Bìa carton, nilon] 2. Rác phế phẩm [Bánh phế, nguyên liệu làm bánh thừa, hỏng] 3. Rác sinh hoạt 4. Rác độc hạiSẮP XẾP DỤNG CỤ Yêu cầu : - Đặt các thùng rác có dán nhãn riêng cho từng loại rác đúng thứ tự quy định tại nơi tập kết rác - Luôn kiểm tra các tem nhãn phân loại của các thùng rác để đảm bảo mọi người đều thấy rõ tên của các loại rác

.jpg.aspx]

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN : 1. Đặt các thùng phân loại rác tại các điểm tập kết rác - Mục đích: Phân loại chính xác các loại rác - Thao tác - Sắp đặt các thùng chứa rác theo đúng trình tự đã quy định - Yêu cầu: Thùng phân loại rác luôn được đặt đúng vị trí, tem mác để xác định loại rác luôn rõ ràng.

2. Trang bị thiết bị bảo hộ lao động - Mục đích: Đảm bảo an toàn cho Kỹ thuật viên trong quá trình phân loại rác - Thao tác + Mặc, đeo các thiết bị bảo hộ chuyển dụng cho công việc phân loại rác: Mũ bảo hiểm, Khẩu trang diệt khuẩn, găng tay, kính an toàn, giày mũi cứng - Yêu cầu: + Kỹ thuật viên luôn được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động theo tiêu chuẩn

3. Quy định các chế tài về việc phân loại rác - Mục đích: + Đảm bảo công tác phân loại rác đúng quy định - Thao tác + Cán bộ quản lý soạn thảo các quy định về phân loại rác và các chế tài xử phạt nếu vi phạm + Phổ biến cho các cán bộ nhân viên trong nhà máy về các quy định phân loại rác - Yêu cầu: + Các quy định và các chế tài xử phạt phải rõ ràng, dễ hiểu + Phương pháp phổ biến đơn giản, đảm bảo 100% cán bộ nhân viên nắm được

4. Lập biên bản khi phát hiện có sai phạm trong việc phân loại rác - Mục đích: + Xử lý vi phạm đúng và có tác dụng răn đe việc tái phạm lỗi - Thao tác: + Khi gặp sai phạm kỹ thuật viên báo ngay cho cán bộ quản lý của Suluck + Báo cho người có trách nhiệm trong việc phân loại rác tại các bộ phận. + Mời người có trách nhiệm trong việc phân loại rác tại các bộ phận đến hiện trường vi phạm + Lập biên bản và ký nhận sai phạm - Yêu cầu: + Lập biên bản đúng lỗi và xác định đúng khung phạt

5. Phân chia khu vực để rác khi bốc xếp lên xe thu gom rác - Mục đích: + Phân loại rác ngay tại xe - Thao tác: + Bốc xếp rác đúng loại vào những khu vực đã được quy định trên xe - Yêu cầu: + Rác được phân loại đúng vị trí trên xe

6. Phân loại rác tại điểm tập kết cuối cùng - Mục đích: + Phân loại rác đến điểm tập kết cuối cùng - Thao tác: + Chuyển lần lượt từng loại rác đến đúng khu vực phân loại đã quy định - Yêu cầu: + Rác được phân loại triệt để đến điểm cuối cùng

7. Kiểm tra xe sau ngày làm việc - Mục đích: + Đảm bảo giữ đồ tốt, dùng đồ bền, luôn có sẵn đồ để làm việc - Thao tác: + Kiểm tra xe và dụng cụ làm việc, nếu hư hỏng mất mát phải báo cáo và lập biên bản ngay + Vệ sinh sạch xe sau ca làm việc + Di chuyển xe đúng vị trí quy định - Yêu cầu: + Xe và đồ dùng luôn trong tình trạng tốt để làm việc Vệ sinh nhà máy đòi hỏi phải có những yếu tố quan trọng bắt buộc như máy móc và nhân lực. Quy trình phân loại rác nhà máy hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo một quy trình khép kín an toàn cho môi trường

Bệnh viện :

Tại bệnh viện, các loại rác thải được phân thành 4 loại chính:

  • Chất thải lây nhiễm: găng tay, khẩu trang, gòn, ống tiêm ...
  • Chất thải hoá học độc hại: dược phẩm quá hạn, hoá chất sát khuẩn, dung dịch làm vệ sinh ...
  • Chất thải thông thường: chất thải từ phòng bệnh thường, giấy lau không dính máu, vật liệu đóng gói, túi nylon ...
  • Chất thải tái chế: giấy, báo, chai lọ nhựa, thuỷ tinh ...

Để tham thảo thêm >> Hướng dẫn phân loại rác tải y tế theo tiêu chuẩn của bộ y tế

Đô thị :

Các nguồn chủ yếu phát sinh ra rác đô thị bao gồm : Rác từ các khu dân cư [rác sinh hoạt] , các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình công cộng, các hoạt động xây dựng đô thị.

Dựa vào nguồn phát sinh rác thải đô thị, người ta có thể phân loại rác thải đô thị thành :

  1. Rác sinh hoạt : là lượng chất thải sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người.
  2. Rác từ khu dân cư và khu thương mại : lượng rác thải này chiếm 50-70% tổng lượng chất thải.
  3. Rác công sở : nguồn rác công sở bao gồm trường học, văn phòng của bệnh viện, nhà tù. Ngoại trừ các chất thải phát sinh từ nhà tù và rác từ bệnh viện, sự phân bố thành phần của rác thải từ các nguồn này khá giống nhau nên có thể lẫn lộn với rác từ khu dân cư và khu thương mại.
  4. Rác xây dựng và phá dỡ rất khó ước tính và có thành phần thay đổi, nhưng chủ yếu gồm 40-50% rác [bê tông, nhựa đường, gạch, đá, bụi,…], 20-30% gỗ và các thành phần làm bằng gỗ [bệ gỗ, gỗ thừa, nhánh cây, gỗ xẻ, ván lợp …], 20-30% là hỗn hợp các loại rác khác [gỗ đã sử dụng, kim loại, sản phẩm chứa nhựa đường, vữa, kính vỡ, amiăng, các vật liệu điện khác, ống nước, các bộ phận cấp nhiệt và cấp điện]. Rác công nghiệp và nông nghiệp điển hình : bao gồm các nguồn như đồ hộp và thực phẩm đông lạnh; in ấn, xuất bản; ô tô, máy móc tự động; lọc hóa dầu; cao su; các loại phân bón; mùa thu hoạch trái cây và hạt ngũ cốc.

Chủ Đề