Hướng dẫn sử dụng xe máy điện Vespa Dibao

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG XE MÁY ĐIỆN DIBAO

1. Các chỉ dẫn an toàn khi lái xe

a. Luôn đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện
b. Không để xe gần nguồn lửa, hoặc có tia lửa
c. Không để xe nơi ngập nước
d. Luôn tắt điện khi dừng xe
e. Ngồi lên xe chuẩn bị khởi hành mới bật công tắc điện
f. Không để điện áp kiệt hết mới Sạc
g. Luôn tuân thủ luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông.

2. Kiểm tra an toàn xe

1. Kiểm tra áp suất lốp [độ căng] của lốp xe.
2. Kiểm tra tính năng hoạt động của hệ thống phanh trước, phanh sau.
3. Kiểm tra lượng điện còn lại trong bình điện [vạch báo điện]
4. Kiểm tra các yếu tố an toàn khác như các bulong, ốc vít ở các vị trí quan trọng như
trục xe, càng xe, hệ thống phanh ...

3. Khởi động xe

a. Tra khóa điện vào ổ khóa điện
b. Ngồi lên xe với tư thế chân trái chạm đất, chân phải để lên chỗ để chân [bàn đạp bên phải với xe đạp điện] , tay trái cầm tay lái bên trái, dùng tay phải bật khóa điện bằng cách xoay chìa khóa về bên phải theo chiều kim đồng hồ.

4. Chạy xe

a. Khi bạn sẵn sàng chuyển bánh thì từ từ kéo tay ga cho xe chuyển động, khi xe đã chuyển động và thăng bằng thì nhấc chân trái để lên bàn để chân [bàn đạp bên trái với xe đạp điện] và điều khiển xe một cách an toàn
b. Trong quá trình chạy xe luôn quan sát và phán đoàn tình huống để điều chỉnh tốc độ và tránh chướng ngại vật hợp lý, hạn chế sử dụng phanh để tiết kiệm điện, không phóng nhanh phanh gấp để bảo đảm an toàn khi lái xe.
c. Không chở quá trọng tải và số người cho phép của nhà sản xuất.
d. Sử dụng còi, đèn chiếu sáng và đèn báo hiệu đúng cách để bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông.
e. Trường hợp người đi cùng là trẻ em thì luôn luôn cho ngồi phía sau người lái, không để trẻ em tiếp cận với chìa khóa điện và tay ga.

5. Dừng xe

a. Hết hành trình bạn muốn dừng xe hoặc xuống xe dắt bộ, thì nên tắt khóa điện để tránh hiện tượng vô tình vặn tay ga làm xe chuyển động đột ngột gây mất an toàn.
b. Khi để xe, gửi xe nên rút chìa khóa khỏi xe, khóa động cơ để bảo đảm an toàn tài sản.
c. Dừng đỗ xe đúng nơi quy định, tuân thủ luật giao thông đường bộ

6. Bảo dưỡng và chăm sóc xe


a. Luôn kiểm tra các bộ phận chuyển động xe có bị kẹt hoặc khô dầu mỡ không để xử lý kịp thời.
b. Kiểm tra hệ thống ngắt phanh, tình trạng các bộ phận của hệ thống phanh
c. Kiểm tra độ căng của các lốp
d. Kiểm tra lượng điện còn lại sau mỗi hành trình
e. Thực hiện Sạc điện để bảo đảm bình điện không bị cạn kiệt
f. Vệ sinh xe mỗi ngày để xe luôn mới bảo đảm độ bền cho xe
g. Khi xe có hiện tượng bất thường như phát ra âm thanh lạ khi vận hành, điện áp tụt quá nhanh, quãng đường đi được cho một lần sạc điện giảm bất thường thì phải mang tới trung tâm bảo hành sửa chữa để được kiểm tra khắc phục ngay.
h. Định kỳ 3 tháng hoặc tối đa không quá 6 tháng đưa xe đi bảo dưỡng tại các trung tâm dịch vụ hoặc đại lý bán xe điện chính hãng.

7. Hướng dẫn cách sạc điện

a. Các bước sạc điện điện cho bình ắc quy:
- B1: Chuyển xe tới vị trí gần ổ cắm điện lưới [AC220V/50Hz]
- B2: Cắm đầu dây sạc điện [đầu ra] vào vị trí cắm sạc điện trên thân xe
- B3: Cắm phích cắm đầu dây nguồn AC trên sạc điện vào ổ cắm điện AC220V/50Hz]
- B4: Khi bình điện đã đầy điện hoặc muốn kết thúc quá trình sạc điện: Rút phích cắm dây nguồn AC của sạc điện khỏi ổ cắm, sau đó rút đầu dây cắm sạc ra khỏi vị trí cắm sạc điện trên thân xe.

b. Khi nạp điện cần thực hiện các biện pháp an toàn điện, để các thiết bị nạp điện nơi an toàn tránh ẩm ướt, tránh để chỗ chênh vênh dễ rơi vỡ, xa tầm với của trẻ em


c. Sử dụng bộ sạc điện đúng tiêu chuẩn, cùng điện áp với xe đang sử dụng [48V hoặc 60V...], tương thích với dung lượng bình điện [12Ah, 20Ah...] đang xử dụng trên xe...


d. Để Sạc điện nơi khô ráo, thoáng mát, tuyệt đối không để bộ phận Sạc điện nơi ẩm ướt, ngấm nước.

e. Trong lúc Sạc điện không được bao bọc bộ phận Sạc điện bằng bất kỳ vật liệu gì.


f. Trong quá trình Sạc điện nếu thấy có hiện tượng nhiệt độ cao bất thường hoặc có mùi khét, bốc khói cần dừng ngay việc sạc điện và chuyển đến nơi bảo hành sửa chữa chính hãng.


g. Hạn chế tối đa việc để xe hết điện đến mức không thể đi được mới sạc, hãy sạc điện ngay cả khi bình điện còn ở mức 50% trở lên và có thể ngừng sạc kế cả bình chưa được nạp đầy 100%.


h. Hạn chế sạc điện qua đêm [trong trường hợp phải sạc qua đêm thì thời gian sạc điện không quá 10 tiếng với loại xe sử dụng điện 60V, không quá 6 tiếng với xe sử dụng điện 48V].

8. Bảo vệ môi trường và an toàn cháy nổ.

a. Xe điện là loại phương sử dụng năng lượng xanh, không gây ô nhiễm môi trường khi vận hành, nhưng một số linh kiện phụ tùng nhất là bình điện của xe điện lại là một trong nhiều nhân tố gây ô nhiễm nếu không được xử lý, vì vậy nếu bình điện hoặc các phụ tùng của xe hỏng cần phải thay thế thì cần phải cho xác vào thùng bán cho các cơ sở tái chế đối với vật liệu có thể tái chế, với vật liệu không thể tái chế vận chuyển tới bãi thu gom rác để xử lý tiêu hủy đúng quy trình.


b. Không được tự ý tháo động cơ, bình điện hoặc các bộ phận khác của xe mà không có chuyên môn.


c. Không lắp thêm các phụ kiện trang trí gây mất an toàn hoặc có khả năng dẫn đến chập, cháy nổ...


d. Không ngâm các phụ tùng và bình điện vào nước


e. Không vận hành xe khi các yếu tố an toàn không đảm bảo: Lượng điện tích chưa đủ, lốp chưa đủ áp suất tối thiểu, hệ thống phanh không hoạt động...


f. Không nạp điện với các thiết bị không tương thích, khi nạp điện để nơi thoáng, không để các loại vật liệu dễ cháy lên trên bình điện và bộ nạp điện.


g. Sử dụng đúng điện áp quy định cho sản phẩm.

9. Một số lưu ý khi lắp bình ắc quy.

a. Sử dụng bình ắc quy đúng điện áp quy định, đúng số lượng bình ắc quy dùng cho loại xe đó


b. Đấu nối tiếp các cá thể bình ắc quy có điện áp 12V20Ah thành tổ hợp 04 bình hoặc 05 bình ắc quy có điện áp 48V20Ah hoặc 60V20Ah ... bằng các dây dẫn kèm theo xe có tiết diện 2,5mm, mã hóa theo màu: màu đỏ cực [+] màu đen cực [-], vặn chặt các đầu tiếp xúc.


c. Không để các nẹp bình đè trực tiếp lên dây dẫn, các dây dẫn điện kể cả dây nối bình và dây nguồn phải ở các vị trí không bị cọ sát, va đập khi xe chuyển động.

10. Trường hợp lưu ý đặc biệt.

a. Khi xe bị lỗi làm động cơ [bánh sau] bị kẹt khó chuyển động mà không phải do thực hiện chức năng khóa chống trộm, tuyệt đối không được đẩy xe đi mà cần thực hiện các biện pháp sau:


- Gọi cứu hộ từ đơn vị cung cấp dịch vụ gần nhất, hoặc


- Tắt chìa khóa điện, ngắt aptomat bảo vệ, tháo rời dây dây động cơ gắn với bộ điều khiển tại hộp đấu dây


- Chỉ khi động cơ [bánh sau] chuyển động dễ dàng mới được đẩy xe đi


b. Trong trường hợp bánh xe bị ngâm trong nước [ở trạng thái dừng xe] mực nước tới vị trí trục bánh xe phải nhanh chóng đưa xe tới trung tâm dịch vụ sửa chữa bảo hành để được kiểm tra. Nếu nước đã ngấm vào động cơ thì phải tháo động cơ, làm khô nước trước khi cho xe hoạt động lại. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến động cơ bị ô xy hóa, chập điệ n dẫnđến động cơ hỏng không thể khắc phục.

Video liên quan

Chủ Đề