Hướng dẫn tổ chức trung thu

Căn cứ hướng dẫn tổ chức Tết Trung thu năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 2919/LĐTBXH-TE ngày 31/8/2021. Để tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu năm 2021 cho trẻ em trên địa bàn tỉnh diễn ra an toàn, phù hợp với diễn biến dịch bệnh COVID-19, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố, triển khai thực hiện kịp thời các nội dung như sau:

Các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Tăng cường phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự chung tay của xã hội, cộng đồng trong việc hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; phổ biến, giáo dục, hướng dẫn cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên trong gia đình, cộng đồng và trẻ em về các kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần cho trẻ em trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, nhiều địa phương trong tỉnh phải thực hiện giãn cách xã hội; đấu tranh ngăn chặn, xử lý kịp thời việc cung cấp, lan truyền các nội dung thông tin, truyền thông xấu, phản cảm, tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kịp thời Thư của Chủ tịch nước gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2021; không tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu tại cơ quan, đơn vị, trường học, cộng đồng dân cư, khu vực tập trung đông người, khu vực công cộng, cơ sở điều trị, cơ sở cách ly y tế... Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em tại gia đình và chấp hành nghiêm các quy định trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Quan tâm bố trí kinh phí và đẩy mạnh việc vận động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội để tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên, hỗ trợ, tặng quà, trao học bổng cho trẻ em là con của những người đang ở tuyến đầu chống dịch, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị bệnh hiểm nghèo hoặc phải điều trị dài ngày, trẻ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa... Việc tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên, tặng quà cho trẻ em phải đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của cơ quan chức năng, cơ quan y tế.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm phục vụ Tết Trung thu, thực phẩm dành cho trẻ em; ngăn chặn và xử lý kịp thời việc vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh các sản phẩm, đồ chơi, trò chơi, chương trình trực tuyến có tính chất bạo lực, phản giáo dục, kém chất lượng, nội dung thông tin, truyền thông xấu, phản cảm, tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

 UBND các huyện, thị xã, thành phố

Chỉ đạo, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu tại gia đình, đảm bảo mọi trẻ em được quan tâm, được vui Tết Trung thu an toàn, lành mạnh, thiết thực; tăng cường công tác quản lý địa bàn, không để người dân lợi dụng hoạt động tổ chức Tết Trung thu vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Quan tâm bố trí kinh phí từ các nguồn huy động, vận động của các tổ chức, đơn vị, cá nhân hảo tâm để tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo trong dịp Tết Trung thu.

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên, hỗ trợ, tặng quà, trao học bổng cho trẻ em là con của những người đang ở tuyến đầu chống dịch, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị bệnh hiểm nghèo 4 hoặc phải điều trị dài ngày, trẻ thuộc hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Tích cực vận động, khuyến khích người dân tự tạo trò chơi, đồ chơi và sử dụng đồ chơi [sản xuất trong nước, không sử dụng đồ chơi kém chất lượng, độc hại, nguy hiểm] để phục vụ trẻ em vui chơi trong dịp Tết Trung thu.

Xem chi tiết tại đây

Theo UBND tỉnh Thanh Hóa

Dịch COVID-19 khiến nhiều hoạt động như "phá cỗ đêm trăng", múa lân của Tết Trung thu không thể diễn ra - Ảnh: MAI THƯƠNG

Theo đó, Bộ Lao động - thương binh và xã hội đề nghị UBND các tỉnh, thành quan tâm, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, đặc biệt là trẻ em là con lực lượng tuyến đầu chống dịch, mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh phải điều trị dài ngày…

Bộ Lao động - thương binh và xã hội nhấn mạnh việc phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc chăm lo cho trẻ em, nhất là bảo đảm an toàn, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ trong bối cảnh giãn cách xã hội dài ngày.

Về tổ chức các hoạt động Tết Trung thu, Bộ Lao động - thương binh và xã hội yêu cầu tổ chức phù hợp với tình hình địa phương, đảm bảo quy định phòng, chống dịch COVID-19. 

Ngoài ra, các địa phương cần tăng cường nội dung, thời lượng, chương trình, sân chơi dành cho trẻ em trên các phương tiện thông tin, truyền thông và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật vào dịp Tết Trung thu.

Bộ Lao động - thương binh và xã hội yêu cầu công tác tổ chức Trung thu phải bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh các sản phẩm kém chất lượng, độc hại, đồ chơi, trò chơi có tính bạo lực, phản giáo dục, nguy hiểm, không phù hợp với trẻ em…

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đặng Hoa Nam, cục trưởng Cục Trẻ em [Bộ Lao động - thương binh và xã hội], cho hay các hoạt động tổ chức Tết Trung thu năm nay bị hạn chế do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy vậy, những chương trình thăm hỏi, tặng quà như bánh kẹo, đồ chơi… tại các vùng xanh, vùng an toàn không có dịch vẫn diễn ra để các em cảm nhận được không khí Trung thu.

Theo ông Nam, Đoàn thanh niên và các địa phương sẽ phối hợp xây dựng các sân chơi văn hóa, nghệ thuật dưới hình thức trực tuyến [online] hoặc tặng quà động viên nếu điều kiện cho phép cho trẻ em tại nơi áp dụng chỉ thị 16, khu cách ly...

"Hạn chế tới mức tối đa hoạt động đông người nhưng không vì thế mà không tổ chức Trung thu cho các em. Cha mẹ, người chăm sóc trẻ có thể tự tổ chức các hoạt động tại gia để gắn kết các thành viên trong gia đình như làm bánh trung thu, thi vẽ tranh…", ông Nam nói.

Theo dự báo của Cục Trẻ em [Bộ Lao động - thương binh và xã hội], từ nay đến cuối năm 2021, số trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh có thể tăng lên khoảng 42.000.

Trước đó, vào ngày 29-5, Bộ Lao động - thương binh và xã hội cùng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam quyết định hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em từ 0 - 16 tuổi đang điều trị, cách ly y tế tập trung và phải cách ly y tế tập trung. Mức hỗ trợ cụ thể mỗi ngày 80.000 đồng/cháu trong 21 ngày.

Thời gian áp dụng từ ngày 27-4 đến 31-12 từ nguồn hỗ trợ của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.

Bộ Y tế điều chỉnh quy định về cách ly với trẻ em

HÀ QUÂN

Ngoài những chiếc bánh dẻo, bánh nướng thơm ngon, những chiếc đèn ông sao lung linh, các trò chơi tập thể trong đêm trung thu là điều không thể thiếu mỗi đêm hội rằm. Hãy cùng JPWATCH lên kế hoạch cho những trò chơi tập thể thú vị khó quên của trung thu năm nay nhé.

  • Cách 1: Mở đầu: Màn múa lân sôi động Giới thiệu: Chương trình và khách mời Các tiết mục văn nghệ đặc sắc của các em thiếu nhi và các phụ huynh Phá cỗ, rước đèn ông sao Trao quà cho các cháu thiếu nhi.
  • Cách 2: Gặp chị Hằng, chú Cuội, nghe kể sự tích về Trung Thu Biểu diễn văn nghệ Chơi các trò chơi tập thể [Lựa chọn những trò chơi post ở phần bên dưới bài] Trao quà cho các cháu thiếu nhi Thả đèn trời Phá cỗ, rước đèn ông sao.

1. Làm bánh Trung thu Các mẹ có thể tổ chức một trò chơi như sau: cho mỗi bé được tự làm chiếc bánh Trung thu của riêng mình và tổ chức chấm giải hoặc cho các bé cùng nhau làm một chiếc bánh Trung thu khổng lồ cũng rất vui. Trò chơi này giúp trẻ hiểu được các công đoạn để làm nên một chiếc bánh Trung thu và trân trọng giá trị của sức lao động.  2. Tổ chức lễ hội hóa trang Mẹ hãy chuẩn bị những bộ đồ để bé có thể hóa trang thành các nhân vật cổ tích mà mình yêu thích. Bé gái có thể hóa trang thành chị Hằng, thỏ ngọc, công chú... còn bé trai thì hóa trang thành chú Cuội chẳng hạn. Hoặc các mẹ cũng có thể lên kế hoạch tổ chức một cuộc thi để chọn ra người hóa trang giống nhất và trao giải cho các bé.  3. Truy tìm báu vật Nếu khu vực bạn ở có diện tích rộng lớn và nhiều người quản lý thì có thể tổ chức trò chơi truy tìm báu vật để các bé tham gia. Mẹ hãy chia các bé thành các nhóm, mỗi nhóm đều phải có người hướng dẫn, lên kế hoạch tổ chức một chuỗi các trò chơi, mỗi trò chơi lại ẩn chứa một thông điệp mà sau khi chinh phục được toàn bộ các trò chơi, các bé có thể xâu chuỗi những thông điệp đó để tạo thành một thông điệp chung, cũng chính là chìa khóa để mở ra kho báu. Kho báu ở đây có thể là một chiếc hộp chứa đầy bánh kẹo, đồ chơi bên trong. Lưu ý là số lượng bánh kẹo, đồ chơi phải đủ nhiều để bé nào cũng có phần nhé. 4. Tập làm lồng đèn

Nếu như có đủ không gian, các mẹ có thể bàn nhau mời một nghệ nhân về để hướng dẫn các bé cách làm lồng đèn Trung thu bằng giấy truyền thống hay cách làm đèn ông sao bằng giấy đơn giản nhưng mang đậm bản sắc ngày Tết Trung thu. Các mẹ có thể tổ chức cuộc thi xem bé nào làm đèn đẹp hơn, nhanh hơn hoặc cho các bé cùng nhau làm một chiếc đèn lồng thật to, sau đó dùng chính những sản phẩm này để tham gia lễ rước đèn.


 


5. Thi múa hát, diễn kịch

Các bài hát, màn múa nên liên quan đến ngày lễ Trung thu như: + Bài hát về Trung thu: Chiếc đèn ông sao, Rước đèn tháng 8, Gọi trăng là gì, Vầng trăng cổ tích... + Màn múa hát về Trung thu: Ơi ánh trăng vàng, Em đi xem hội trăng Rằm, múa Lân... + Kịch kể lại sự tích Tết Trung thu...


 


6. Làm nhà từ bánh kẹo, mô hình lắp ghép Các mẹ có thể ra một chủ đề và chấm giải dựa trên những tiêu chí đã đề ra. Vật liệu được sử dụng có thể mô hình lắp ghép [nếu có điều kiện] hoặc sử dụng chính bánh kẹo cho tiệc Trung thu để ghép thành những ngôi nhà, công viên... Với cách tổ chức Trung thu này, các bé sẽ tha hồ được nói lên suy nghĩ, mơ ước của mình về ngôi nhà trong mơ. 7. Thám hiểm mặt trăng Mẹ có thể lên kế hoạch tổ chức Trung thu là trò chơi thám hiểm mặt trăng với những điều lạ lùng như: ngọn núi thấp lè tè bằng bông, những căn nhà bay lơ lửng, những chiếc cây mọc ngược... để dẫn dắt các bé đến với những điều khác hoàn toàn so với thực tại, nhằm gợi mở trí tưởng tượng cho các bé.  8. Hội chợ dân gian

Mẹ cũng có thể tổ chức một hội chợ dân gian với các món ăn, trò chơi truyền thống. Tại đó, mẹ hãy tái hiện lại cảnh rước đèn, phá cỗ ngày xưa, cảnh làm đèn Trung thu, làm tò he... Những hoạt động này đặc biệt có ý nghĩa với những trẻ ở thành phố đấy.


 


 

9. Tham quan làng nghề Nếu như có nhiều thời gian, mẹ có thể cùng nhau tổ chức team building, dã ngoại, cắm trại cho các bé, khéo léo kết hợp các trò chơi nhằm phát huy khả năng sáng tạo, óc tìm tòi, khám phá của các bé. mẹ có thể cho các bé đi tham quan các làng nghề truyền thống như làng nghề làm trống, làm quạt, làm lồng đèn, làm tranh...

Múa Lân hay còn gọi là múa Sư tử vào Tết Trung Thu được biết đến là một tục lệ xuất xứ từ Trung Hoa đã có từ hàng ngàn năm trước. Theo dân gian, múa Lân trong đêm Trung thu chính là tượng trưng cho sự xuất hiện của Kỳ Lân [một con vật thần thoại huyền bí chỉ xuất hiện khi có Thánh nhân ra đời hoặc dưới thời thái bình thịnh trị], cũng là sự cầu mong đất nước thái bình, nhà nhà đều gặp được nhiều may mắn. Đối với thiếu nhi, múa lân chính là một trò chơi luôn được chờ đón mỗi khi trung thu về. Không còn gì hợp lý hơn, nếu trong trong đêm hội trăng rằng múa lân sẽ là một màn mở đầu trước khi bắt đầu các trò chơi cũng như các tiết mục văn nghệ. Để giúp trẻ thực hiện được những màn múa lân đẹp mắt, đúng nhịp điệu, đúng hình thức thì cha mẹ/ thầy cô hãy cần chuẩn bị những thứ sau: một cái trống cỡ vừa, vẽ mặt nạ lân, ông địa, thần tài. Đồng thời hướng dẫn trẻ vào vai và chạy vòng theo nhịp trống để tạo nên bầu không khí sôi động nhất có thể.
 

Trò này hay và có thể cho cả bố mẹ và con chơi cùng được. Thể lệ trò chơi là mỗi đội gồm 02 người, bố hoặc mẹ cõng con, người con bị bịt mắt và đập bình thường là niêu nhưng có lẽ mình thay bằng thú nhồi bông làm phần thưởng cho bé nào chiến thắng luôn ạ. Người cõng không được hỗ trợ bằng tay cho người bị bịt mắt thú bông nào bị đập trúng thì đội đó thắng cuộc em nghĩ nếu chơi trò chơi thì trò chơi này sẽ rất hợp đấy ạ.

Là một trò chơi trung thu dân gian vô cùng vui nhộn, ''Rồng rắn lên mây'' luôn mang đến những tiếng cười sảng khoái, những khoảnh khắc thú vị cho các bạn nhỏ. Một nhóm chơi thường từ 5 em trở lên, trong đó sẽ có một em đóng vai “ông chủ” và ngồi một chỗ. Những trẻ còn lại thì nối đuôi, vừa đi vừa đọc: “Rồng rắn lên mây. Có cái cây lúc lắc. Có cái nhà điểm binh. Có ông chủ ở nhà không?” rồi dừng lại trước mặt ông chủ. Ông chủ trả lời “có” hoặc “không”. Nếu nghe trả lời “không”, trẻ sẽ đi và vẫn tiếp tục đọc những câu trên. Nếu trả lời “có”, trẻ sẽ hỏi: Ông xin khúc nào? Ông chủ có thể nói: Cho xin khúc giữa? Cả nhóm: “Tha hồ mà đuổi”. Sau câu trả lời đó, ông chủ chạy sao cho chạm được “khúc” [người] mà mình đã xin. Những người đứng đầu nhóm dang tay che cho người được xin sao cho không bị bắt. Nếu ông chủ bắt được thì người đó sẽ làm ông chủ và chơi lại từ đầu.

* Cách chơi: Mỗi bạn chơi ngồi thành vòng tròn, úp 2 bàn tay xuống đất. Khi bắt đầu đọc "Úp lá khoai" thì 1 người lấy tay của mình phủ lên tay của tất cả mọi người, lúc đó mọi người ngửa hết bàn tay lên. Một người lấy tay của mình chỉ lần lượt từng bàn tay, vừa chỉ vừa hát tiếp: "Mười hai chong chóng Đứa mặc áo trắng Đứa mặc áo đen Đứa xách lồng đèn Đứa cầm ống thụt Thụt ra thụt vô Có thằng té xuống giếng Có thằng té xuống sình Úi chà, úi da!"

* Cách chơi: Những người chơi đứng thành hàng dọc. Người sau để tay lên vai người trước làm tàu hỏa. Người dẫn đầu vừa chạy vừa hô lệnh "Tàu lên dốc" hoặc "Tàu xuống dốc". Khi nghe lệnh "Tàu lên dốc" tất cả chạy chậm, bàn chân nhón lên, chạy bằng mũi bàn chân. Khi nghe lệnh "Tàu xuống dốc", tất cả chạy chậm chậm bằng gót chân. Trong lúc chạy, mọi người cùng hát bài đồng dao: Đi cầu đi quán Đi bán lợn con Đi mua cái xoong Đem về đun nấu Mua quả dưa hấu Về biếu ông bà Mua một đàn gà Về cho ăn thóc Mua lược chải tóc Mua cặp cài đầu Đi mau, về mau Kẻo trời sắp tối.

* Luật chơi: Cả đoàn tàu vừa chạy theo lệnh của đầu tàu vừa hát bài đồng dao. Nếu ai hát nhỏ hoặc không làm đúng động tác chạy sẽ bị cả tàu phạt [hình thức phạt nhẹ nhàng tùy đoàn tàu chọn].

Vào tết trung thu, ghép hình cũng là một trò chơi khá thú vị đối với các bạn nhỏ. Cha mẹ/thầy cô có thể chia các bé thành những nhóm nhỏ, phân chia không gian cho các nhóm sao cho hợp lý, sử dụng đạo cụ là các tấm bảng và các mảnh ghép để các bé dán lại tạo thành một hình có ý nghĩa liên quan đến tết Trung thu. Chính vì là một trò chơi mang tính tập thể, vậy nên ch mẹ/thầy cô cần chọn những mảnh ghép có kích thước lớn có thể bằng cuốn vở là hợp lý nhất. Kích thước tổng thể của bức tranh cần ghép là khoảng 3×1 mét, mỗi nhóm chơi có khoảng 5 - 10 em là vừa. Chất liệu mảnh ghép cha mẹ/ thầy cô nên dùng là format, vừa rẻ tiền mà lại vừa nhẹ lại không dễ hỏng, vô cùng thích hợp với trẻ nhỏ. Mỗi bức ghép nên có một hình mẫu nhỏ để các bé biết được nội dung bức tranh cần ghép là gì. Đội nào ghép đúng hình và nhanh hơn thì sẽ là đội giành chiến thắng và được tặng quà là búp bê, gấu bông hay ô tô…

Vật dụng: 1 cái que chừng 1m, 1 sợi dây chừng 1m, 1 miếng giấy hơi nặng. * Chuẩn bị: Vẽ 1 vòng tròn [đường kính tùy độ tuổi và số lượng người chơi] để làm ao. Cần câu là 1 cây que chừng 1m buộc 1 sợi dây dài chừng 1m, đầu sợi dây buộc 1 miếng giấy gập nhỏ lại cho hơi nặng để có thể hất trúng ếch ở xa. Đầu que có thể bịt vải để tránh nguy hiểm. * Cách chơi: Dùng trò chơi Oản tù tì để xem ai là người đi câu. Mọi người vào trong ao làm ếch, còn người đi câu ở ngoài cầm cần đi câu. Khi người điều khiển phát lệnh và bắt nhịp thì mọi người bắt đầu hát: "Ếch ở dưới ao Vừa ngớt mưa rào Nhảy ra bì bọp Ếch kêu ộp ộp Ếch kêu oạp oạp Thấy bác đi câu Rủ nhau chốn mau Ếch kêu ộp ộp Ếch kêu oạp oạp" Khi hát làm động tác như ếch đang nhảy, tay chống nạnh, chân chụm lại hơi nhún xuống, nhảy lung tung trong vòng tròn. Nếu thấy người đi câu còn ở xa thì có thể nhảy lên bờ [ra khỏi vòng tròn] để chơi nhưng phải cảnh giác người đi câu, vì nếu đang ở trên bờ mà để người đi câu quâng dây trúng là bị bắt, phải thay làm người đi câu. Ngược lại người đi câu cũng tỏ ra lơ là đi rảo quanh bờ để lừa ếch mất cảng giác rồi bất ngờ quăng dây bắt.

* Luật chơi: Ếch nào bị người đi câu quăng dây trúng thì sẽ bị bắt và phải thay làm người đi câu. Nếu lâu [thời gian tùy nhóm chơi quy định] mà không câu được con ếch nào thì người đi câu sẽ bị phạt nhảy ếch 1 vòng [số vòng tùy nhóm chơi quy định] quanh ao. Và còn rất nhiều trò chơi hay và ý nghĩa cho đêm Trung Thu khác nữa, để tham khảo thêm các bạn hãy tải file đính kèm bài viết này nhé.

Cách chơi: Tất cả người chơi đứng thành vòng tròn, hai người được chọn vào trong và cầm mỗi người một cây nến đã thắp. Còi thổi, hai người này phải cò cò và vừa dấu đèn của mình sau lưng, vừa thổi đèn của bạn cho tắt đi. Người chơi nào để tắt trước là thua cuộc. Trò chơi này có thể cho chơi từng cặp, rồi chọn vào chung kết những người chiến thắng.

Nếu chương trình Trung thu được tổ chức ở không gian với diện tích rộng và nhiều người quản lý thì ''Truy tìm báu vật là một trò chơi'' là một trò chơi trung thu tập thể rất đáng được tổ chức để các bé tham gia. Cha mẹ/thầy cô hãy chia các bé thành các nhóm, mỗi nhóm đều phải có người hướng dẫn, lên kế hoạch rõ ràng về một chuỗi các trò chơi, mỗi trò chơi lại ẩn chứa một thông điệp mà sau khi chinh phục được toàn bộ các trò chơi, các bé có thể xâu chuỗi những thông điệp đó để tạo thành một thông điệp chung, và điều này cũng chính là chiếc chìa khóa để mở ra kho báu. Để tạo nên tính hấp dẫn và thu hút các bé, kho báu ở đây có thể là một chiếc hộp chứa đầy bánh kẹo, đồ chơi bên trong. Lưu ý: số lượng bánh kẹo, đồ chơi phải đủ nhiều để bé nào cũng có phần nhé. Khi tổ chức trò chơi Trung thu này, cha mẹ/thầy cô cần lưu ý luôn luôn có người lớn giám sát, kèm cặp các bé.

Cách chơi: Tổ chức vào buổi tối. Người điều khiển đứng cách người chơi trên quãng đường đã biết trước chiều dài. Người điều khiển cầm đèn phin bấm sáng lên một lúc rồi tắt đi. Người chơi ước đạt xem từ chỗ mình đến đèn sáng là bao xa. Người điều khiển có thể bấm đèn nhiều lần và người chơi cũng ước đạt nhiều lần: ghi lần thứ nhất bao nhiêu mét, lần thứ nhì bao niêu mét... và ghi vào giấy nộp cho người điều khiển. Người chơi nào ước đạt xê xích trên dưới gần đúng với thực tế là thắng. Trò chơi cũng có thể chơi ban ngày, người điều khiển lấy cờ thay thế đèn pin.

Chuột nhử Mèo cũng là một trò chơi tạo nên không khí tươi vui cho các bạn nhỏ vào tết trung thu. Sự nhanh nhẹn và khéo léo chính là yếu tố đòi hỏi người chơi cần có khi tham gia trò chơi này. Số lượng người chơi: 6 - 7 em trở lên.

Cách chơi như sau: Cử ra một bé làm chuột và các bé còn lại sẽ là mèo, ngồi bệt thành vòng tròn quay mặt vào tâm, hai tay quơ ra phía sau lưng đón mồi. Bé làm chuột cầm chiếc khăn [mồi] chạy quanh ngoài vòng tròn và kín đáo thả khăn sau lưng một con “mèo” nào đó, cố gắng làm sao đừng để con ''mèo'' đó biết… Chạy hết một vòng, nếu bé làm ''chuột'' phát hiện thấy mèo kia chưa biết có khăn mồi sau lưng, thì chuột có quyền cầm khăn mồi lên mà quất mạnh vào vai, vào lưng của chú mèo mất cảnh giác… Con ''mèo'' bị thua phải đứng dậy chạy quanh tránh đòn, rồi về ngồi lại chỗ cũ thì thoát. Nếu mèo ranh ma hơn mà phát hiện khăn mồi sau lưng, thì cầm khăn đứng lên và lao đi đánh đuổi chuột kia quanh vòng tròn. Chuột tránh đòn phải chạy nhanh hết vòng và ngồi vào vị trí của mèo bỏ lại mới thoát. Trò chơi cứ thế liên tục với “chú chuột” mới chính là… “mèo” thắng cuộc.

Cách chơi: Phát cho mỗi đội chơi 1 bao diêm có 3 que và 3 cây nứa. Bố trí mỗi đội chơi đứng 1 phía, cách xa điểm tập trung làm "lửa trại" một khoảng cách bằng nhau, độ 50 m. Nghe lệnh còi "nổi lửa", các đội chơi làm thế nào để nhóm đuốc lên sớm nhất và chạy theo một hàng dọc rước đuốc về nơi "lửa trại". Có thể dùng đống đuốc đó châm vào đống củi đã sắp xếp sẵn để bắt đầu một đêm vui.

Từ lâu, ''Cam quýt mít dừa'' đã được xem là một trò chơi quen thuộc của trẻ em miền Bắc và vẫn thường được tổ chức mỗi khi trung thu về. Số lượng người chơi: 8 người, lứa tuổi khoảng 8-13. Cách chơi như sau: Trong nhóm sẽ có một bé được cử ra làm người “cầm cái” đứng ngoài, những bé lại xếp thành hàng ngang và đựợc đặt tên thứ tự theo 7 loài quả: Cam – Quýt – Mít – Dừa – Dưa – Hồng – Cậy.

Mỗi bé sẽ đứng độc lập với nhau và đưa hai bàn tay ra sau lưng, đan vào nhau tạo thành hình một cái bát hứng. Cách hàng ngang này 10 – 15m, vẽ một đường thẳng để làm đích đến. Trò chơi bắt đầu khi bé cầm cái sẽ cầm một quả banh nhỏ hay trái cây, bất ngờ đặt vào bát hứng của 1 trong 7 bé còn lại. Bé nhận cái phải nhanh chóng chạy về vạch đích, trong khi đó, 2 người sát 2 bên sẽ tìm cách ngăn lại. Nếu bé này về được đến đích thì có thể gọi tên bất cứ một loại quả nào để cõng mình về. Khi đã trở về vị trí ban đầu, trò chơi sẽ tiếp tục được lặp lại. Lưu ý là bé không được làm rơi quả banh xuống đất hoặc bị giữ lại. Nếu xảy ra một trong 2 điều này thì bé sẽ phải quay về vị trí ban đầu.

Cách chơi: Mỗi đội chơi lần lượt cử lên một người chơi lên vòng lửa đua tài với nhau. Người điều khiển yêu cầu mỗi người diễn tả cử chỉ, hành động, điệu bộ nào đó của một nhân vật nào đó. Ví dụ: Một cầu thủ đang đá bóng, một bác sĩ đang khám bệnh... Người chơi phải tìm ra cử chỉ, hành động, điệu bộ của nhân vật và diễn tả cho khán giả xem. Đội chơi nào diễn tả đúng nhất về nhân vật theo quy định sẽ chiến thắng [các đội chơi cùng cho điểm, người điều khiển tổng hợp].

Ngày nay, dù là thành thị hay nông thôn thì cứ mỗi độ trung thu về, trẻ em lại được tổ chức cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, phố phường. Không chỉ có đèn ông sao truyền thống, ngày nay, đèn được làm đa dạng với các hình thù khác nhau chẳng hạn như: đèn ông sư, đầu sư tử, đèn hình con cá, hình con thỏ…muôn hình muôn dạng muôn màu sắc khiến cho đêm hội trăng rằm thêm phần lung linh, nhộn nhịp. Kèm theo đó là những lời ca đầy hồn nhiên, trong trẻo như càng làm cho cái bầu không khí náo nức hơn bao giờ hết. Có thể nói rước đèn đã trở thành một trong những trò chơi tập thể luôn được thiếu nhi mong đợi trong đêm trung thu.

Cách chơi: Người điều khiển đưa ra một câu nói nào đó [ví dụ: Buồn quá, sắp phải chia tay rồi!] yêu cầu người chơi của các đội chơi nói lại câu trên bằng một giọng khác như: giọng Bắc, Trung, Nam hoặc của người nông dân, bà buôn, công an... Người chơi làm sao phải diễn tả thật giống giọng nói, cách nói và điệu bộ của nhân vật... Khán giả quan sát và cho điểm.

Cách chơi: Mỗi đội được cung cấp một số vật dụng cần thiết như bìa cứng, báo, màu, hồ dán, kim băng... để làm mặt nạ lửa trại. Trong thời gian quy định phải hoàn thành xong. Đội chơi hoặc người chơi nào làm đẹp nhất sẽ có phần thưởng.

Cách chơi: Một đội chơi ra ngoài vòng lửa để biểu diễn, các đội khác ngồi tại chỗ xem và cho điểm. Người điều khiển yêu cầu nhân vật nào thì toàn đội chơi biểu diễn những cử chỉ, hành động... của nhân vật đó thông qua đặc trưng nghề nghiệp của họ. Các đội chơi còn lại là khán giả quan sát, phán đoán nhân vật mà đội đó thực hiện ghi lên giấy đưa cho người điều khiển, đội chơi nào đoán trúng nhanh nhất là đội chiến thắng. Đáp án do người điều khiển ra và phải giữ bí mật, chỉ thông báo cho đội chơi biết mà thôi.

Cách chơi: Mỗi đội chơi chọn một bài hát nhảy lửa, sau đó tự sáng tác điệu múa cho phù hợp và thi với nhau, đội chơi nào có ý tưởng sáng tạo, múa đều và đẹp sẽ là đội thắng.

Nhảy vòng cũng là một trò chơi tập thể vô cùng thú vị cho thiếu nhi mỗi khi trung thu về. Không chỉ tạo nên không khí tươi vui mà đây còn là trò chơi vận động giúp trẻ phấn khích, rèn luyện sự nhanh nhẹn rất tốt. Số lượng người chơi gồm: 10 em trở lên, chia làm 2 đội chơi.

Cách chơi như sau: Oẳn-tù-tì để tìm ra đội nhảy trước [A], đội còn lại [B] thì cầm tay nhau ngồi xổm, tạo nên một “hàng rào” vòng tròn. Từng cặp “bàn tay liên kết” đặt chùng xuống chạm mặt sân chơi làm “cửa bẫy”, vào tư thế sẵn sàng hất lên khi đối thủ nhảy qua… Các thành viên đội nhảy A đi lại quanh vòng ngoài, chọn thời điểm mất cảnh giác của một cửa bẫy đội B để bất ngờ nhảy lọt vào trong vòng. Nếu nhảy được thì đội B phải “mở cửa” đúng vị trí đó cho cả đội A vào. Đội A thắng trận lại tiếp tục tìm cơ hội khác để vượt vòng đội B ra ngoài. Và cứ tiếp tục ra vào như thế nếu đội nhảy còn thắng… Trường hợp cửa bẫy của hàng rào đội B kịp thời hất lên tạo ra được chướng ngại vật và chạm được vào chân người nhảy của đội A, thậm chí có thể khiến đối thủ bị ngã, thì đội A coi như bị thua và phải ngồi xuống thay thế tạo vòng nhảy cho đội B xung trận… Lưu ý, cặp “bàn tay liên kết” khi hất lên gây chướng ngại có thể cao thấp tùy ý, thế nhưng người chơi của đội tạo vòng nhảy phải luôn giữ nguyên ở tư thế “ngồi xổm”. Nếu cặp nào đó đứng lên để hất là vi phạm nội quy chơi và đội chơi coi như đã bị thua trận ấy.

Cách chơi: Mỗi đội chơi được phát một số dụng cụ cần thiết cho việc hóa trang. Sau đó, người điều khiển cho nhạc nổi lên các đội chơi cùng nhảy múa vui chơi. Đúng thời gian quy định nhạc [khoảng 10 – 15 phút], các đội chơi phải hóa trang bất kỳ một số nhân vật hoặc con vật theo chủ đề hay tự chọn tuỳ theo hướng dẫn của người điều khiển. Đội chơi nào làm đúng, đẹp, đủ... sẽ chiến thắng. Lưu ý: Nên có phần thuyết minh cho lôi cuốn, vui nhộn.

Các chơi: Mỗi đội chơi cử người chơi tham gia. Người điều khiển trao cho mỗi người chơi một dải băng vải và từng người tự bịt mắt mình lại. Người điều khiển yêu cầu người chơi diễn tả một trạng thái: buồn, vui, lo lắng, giận giữ... người chơi diễn tả tâm trạng đó bằng các động tác của nét mặt, tay chân, thân mình nhưng không được nói. Các đội quan sát từng diễn viên, cho điểm và nộp giấy ghi điểm cho người điều khiển. Đội chơi nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng.

Trên đây là một số trò chơi tập thể trong đêm trung thu mà các mẹ có thể tổ chức cho các con chơi đùa. Jpwatch chúc các bé có một mùa Trung Thu tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. 

>>> Đừng quên sắm cho con 1 chiếc đồng hồ Casio trẻ em để con vừa có thể xem giờ và tập sắp xếp thời gian học tập, vui chơi cho hợp lý nhé các bậc phụ huynh !

Video liên quan

Chủ Đề