Huyện phù yên tỉnh sơn la có bao nhiêu xã

Ngày 22/2, Sở Y tế đã ban hành Thông báo số 59/TB-SYT về điều chỉnh cấp độ dịch của tỉnh Sơn La theo các tiêu chí của Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/1/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Theo đó, 117 xã, phường, thị trấn trong tỉnh ở cấp độ 1.

Cấp độ 2 có 52 xã, phường, thị trấn, gồm: Chiềng Hặc, Chiềng Tương (huyện Yên Châu); Mường Do, Mường Cơi, Huy Thượng, Huy Tân, Tường Phù, Gia Phù, Tường Thượng, Tường Phong, Đá Đỏ, Kim Bon, Suối Tọ (huyện Phù Yên); Mường Chiên, Chiềng Ơn, Mường Giôn, Chiềng Bằng (huyện Quỳnh Nhai); Chim Vàn (huyện Bắc Yên); Chiềng Khương, Chiềng Phung, Mường Lầm, Chiềng En, Mường Cai, Chiềng Khoong, Mường Hung, Chiềng Cang, Chiềng Sơ, Yên Hưng, Huổi Một, thị trấn Sông Mã (huyện Sông Mã); Chiềng Pha, thị trấn Thuận Châu (huyện Thuận Châu); Púng Bánh (huyện Sốp Cộp); xã Hát Lót, Cò Nòi, Chiềng Mung, Mường Bằng, Chiềng Mai, Chiềng Dong, Phiêng Pằn, thị trấn Hát Lót (huyện Mai Sơn); Hua Păng, Nà Mường, Lóng Sập, Tân Lập (huyện Mộc Châu); Chiềng Lao, Ngọc Chiến, Chiềng Ân, Pi Toong, Tạ Bú, Chiềng Hoa, Mường Chùm (huyện Mường La).

Huyện phù yên tỉnh sơn la có bao nhiêu xã

Cán bộ Trạm y tế xã Chiềng Công, huyện Mường La hướng dẫn người dân đeo khẩu trang đúng cách.

Cấp độ 3 có 35 xã, phường, thị trấn gồm: các phường Chiềng Lề, Tô Hiệu, Quyết Thắng, Quyết Tâm, Chiềng An, Chiềng Sinh, Chiềng Cơi và các xã Chiềng Xôm, Chiềng Ngần, Hua La (Thành phố); xã Tú Nang, thị trấn Yên Châu (huyện Yên Châu); Tân Lang, Quang Huy, Huy Hạ, Huy Tường, Tường Hạ, Tường Tiến, Tân Phong (huyện Phù Yên); xã Chiềng Khoang (huyện Quỳnh Nhai); thị trấn Bắc Yên (huyện Bắc Yên); xã Nà Nghịu (huyện Sông Mã); xã Chiềng Yên, Chiềng Xuân, Suối Bàng (huyện Vân Hồ); thị trấn Nông trường, thị trấn Mộc Châu, xã Mường Sang, Đông Sang, Chiềng Hắc, Chiềng Sơn (huyện Mộc Châu); thị trấn Ít Ong, xã Mường Trai, Chiềng Công, Mường Bú (huyện Mường La).

Việc đánh giá xếp loại cấp độ dịch dựa trên cơ sở 3 tiêu chí: Các ca mắc tại cộng đồng/số dân/thời gian; độ bao phủ vắc xin; đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám chữa bệnh các tuyến.

Đặc biệt, qua 20 năm hoạt động, tín dụng chính sách đã tạo điều kiện cho trên 68.627 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn… góp phần tích cực vào mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Là một huyện nằm ở phía Đông Sơn La, cách thủ đô Hà Nội 130km, Phù Yên được nhắc đến với địa danh cánh đồng Mường Tấc, một trong bốn cánh đồng thuộc miền Tây Bắc của Tổ quốc, cùng với Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Nghĩa Lộ), Mường Than (Lai Châu) và cũng là vùng đất nổi tiếng với những loại gạo thơm ngon, đặc biệt.

Cùng tín dụng chính sách vượt lên xóa đói giảm nghèo

Vốn là huyện lâu đời nhất của tỉnh Sơn La, là 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước với 11 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, Phù Yên với điểm xuất phát của nền kinh tế thấp kém, lại gặp nhiều khó khăn trong cuộc di chuyển, ổn định dân cư vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Song, với lợi thế, Phù Yên có 27 đơn vị hành chính (một thị trấn, 26 xã), tổng diện tích rộng trong đó có hơn 2 vạn ha đất nông nghiệp, hơn 9 vạn ha đất lâm nghiệp và nhiều diện tích đất chưa khai thác. Từ thực tế này, trước công cuộc đổi mới của quê hương Phù Yên đã thực sự vươn lên để vượt qua nghèo nàn, lạc hậu; vượt lên để xóa đói, giảm nghèo.

Núi rừng và bản làng Phù Yên được bùng dậy từ đất và người, từ sự đồng lòng vào cuộc của cả mảnh đất với mục tiêu nhanh chóng triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án.

Về các bản làng Phù Yên ngày nay, chúng ta dễ dàng đi qua các cung đường bê tông với những chuyến xe xuôi ngược, điện lưới quốc gia và điện thoại về đến các xã. Ô tô, xe gắn máy về đến tận cánh đồng, bờ ruộng.

Với cách thức “giao dịch tại nhà, giải ngân, thu nợ tại xã”, thông qua hoạt động của Tổ giao dịch tại điểm giao dịch xã, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) đã đưa đồng vốn tín dụng chính sách đến tận tay người nghèo và các đối tượng chính sách một cách nhanh nhất, hạn chế được tiêu cực phát sinh trong hoạt động cho vay ưu đãi, đồng thời tiết giảm được chi phí đi lại cho người dân, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận và làm quen với các dịch vụ Ngân hàng.

Theo ông Cầm Hải Đăng, Giám đốc NHCSXH huyện Phù Yên: Mạng lưới Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) hoạt động hiệu quả, tính đến 30/6/2022, trên địa bàn huyện Phù Yên có 367 Tổ TK&VV, tác động tích cực đến nhận thức của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp họ vươn lên, tạo được tính cộng đồng, có sự tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ. Đồng thời, các Tổ TK&VV còn là kênh dẫn vốn trực tiếp, hiệu quả đến tận cơ sở, giúp NHCSXH chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng và thực hiện một số công việc được NHCSXH ủy nhiệm như họp bình xét cho vay; giám sát việc sử dụng vốn vay; theo dõi, đôn đốc người vay trả nợ khi đến hạn; tuyên truyền, vận động tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm nhằm tạo thói quen tích lũy tiền để trả dần nợ gốc; thực hiện thu lãi, nhận tiền gửi tiết kiệm theo định kỳ hàng tháng; phối hợp xử lý nợ tồn đọng, nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan…đạt hiệu quả cao.

Trên địa bàn huyện Phù Yên, cùng với hoạt động của các Tổ TK&VV ngày càng đi vào nề nếp, đóng góp hiệu quả hơn cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội thì cũng phải kể thêm tới các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các xã, thị trấn thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động của Tổ TK&VV, quan tâm hỗ trợ Tổ TK&VV trong việc đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn và lãi tồn đọng…, kịp thời củng cố, kiện toàn các Tổ TK&VV hoạt động yếu kém, không hiệu quả.

Cũng theo ông Cầm Hải Đăng, với 20 năm hoạt động, tín dụng chính sách xã hội đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong tiến trình phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Điều đó được thể hiện bằng hiệu quả từ nguồn vốn đầu tư. Đã tạo sự cân bằng giữa tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trên địa bàn huyện, nhất là khi NHCSXH đã cung ứng tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có thu nhập thấp và các đối tượng chính sách với mục đích trợ giúp các đối tượng này vươn lên giảm nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế - chính trị trên địa bàn huyện. Dư nợ của NHCSXH huyện đến năm 2022 là gần 600 tỷ đồng, chiếm trên 30% tổng khối lượng tín dụng của ngành Ngân hàng trong toàn huyện.

Có thể thấy 20 năm qua, nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH đã góp phần cho hộ nghèo có vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho các hộ vươn lên thoát nghèo, nhất là các hộ đang sinh sống tại các xã đặc biệt khó khăn, hộ dân tộc thiểu số, trong giai đoạn từ năm 2003 - 20222 đã có trên 10 nghìn hộ thoát nghèo nhờ vay vốn tín dụng ưu đãi; Nguồn vốn của NHCSXH cùng với nguồn vốn đối ứng từ Ngân sách nhà nước đã giúp hộ nghèo xây dựng được 3.643 ngôi nhà để ổn định đời sống; giúp cho 7.289 hộ vay vốn xây dựng được 14.578 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, giúp cho 6.738 lao động được tạo việc làm từ chương trình cho vay giải quyết việc làm; 35 căn nhà được xây dựng mới, sửa chữa cải tạo theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 là 955 triệu đồng, với 02 doanh nghiệp được vay để trả lương cho 106 lao động...

Trải qua 20 năm hoạt động, các quy định về xử lý nợ bị rủi ro tại NHCSXH đã nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội, được tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, đồng bộ, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, có sự giám sát của nhân dân, sự chứng kiến của Tổ trưởng Tổ TK&VV, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và xác nhận của cơ quan chuyên ngành, UBND xã.

Đáng chú ý, mặc dù Ngân sách địa phương có thời điểm còn khó khăn mặt khác, đặc biệt là ảnh hưởng của các đợt lũ ống, lũ quét trong 2 năm (2017- 2018), nhưng UBND huyện đã bố trí nguồn ngân sách đia phương chuyển sang NHCSXH để thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn, đến 30/6/2022 dư nợ nguồn ngân sách huyện chuyển sang là 5.502 triệu đồng, kết quả đó đã thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác tín dụng chính sách tại địa bàn huyện Phù Yên.

Phát triển tín dụng chính sách theo hướng ổn định, bền vững

Mặt khác, tín dụng chính sách có tác động không nhỏ đến việc thay đổi nhận thức, tập quán trong tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của người dân, biết thực hành tiết kiệm để đầu tư vào sản xuất. Có nhiều mô hình sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn vay của NHCSXH đã phát huy hiệu quả.

Có thể kể đến hộ gia đình anh Đặng Văn Dồn, bản Suối Cói, Mường Cơi vay nguốn vốn tín dụng chính sách 2 lần, trong đó lần đầu vào năm 2018 với trị giá món vay là 30 triệu đồng, lần thứ hai vào năm 2021 với món vay 50 triệu đồng để mua trâu, hiện có 4 con. Ngoài ra, gia đình còn trồng thêm 3-4 vạn gốc cây mỡ, đã trồng được 3 năm.

Hay như hộ vay Triệu Tiến Thịnh, cùng bản Suối Cói, tiếp cận vốn vay tín dụng lần đầu với chương trình hỗ trợ nhà ở năm 2010 với trị giá 8 triệu đồng, 8 năm sau (2018), gia đình vay thêm 30 triệu đồng cho diện hộ nghèo. Cuối năm 2020, gia đình thoát nghèo và trên đà sản xuất kinh doanh hiệu quả, năm 2021 50 triệu đồng để mua 2 con trâu, 2 con bò cái. Hiện nay, gia đình có 5 con bò và 3 con trâu. Ngoài ra, gia đình còn trồng hơn vạn gốc quế đã được 3 năm tuổi và đang trong giai đoạn chăm sóc chờ thu hoạch, rừng quế của gia đình cách nhà 5km. Dự kiến khi thu hoạch, gia đình cũng có thể thu hoạch hàng trăm triệu đồng.

Còn phải kể đến cả hộ vay vốn Đặng Văn Nái, bản Suối Cóc, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, sinh năm 1995, vốn là sinh viên Cao đẳng sư phạm Hà Tây (nay là Hà Nội) cũng được tiếp cận nguồn vốn tín dụng hai đợt, đợt đầu là theo diện hộ nghèo vào năm 2017 mua trâu sinh sản với trị giá 20 triệu đồng và mua được 2 con trâu, sau 3 năm 2020 đẻ 2 con nữa, bán trả gốc ngân hàng. Đến năm 2021, gia đình tiếp tục nhận hỗ trợ vay thêm 50 triệu mua thêm 3 trâu nữa. Ngoài trâu ra, còn đầu tư trồng thêm cây công nghiệp: quế, mỡ với hơn 1 vạn cây, dự kiến khoảng 7 năm thu hoạch, cây quế thì bóc vỏ, cây mỡ thì khai thác gỗ. Gia đình dự đinh sau khi thu hoạch sẽ có trị giá khoảng 700-800 triệu đồng. “Gia đình chúng tôi cảm ơn Nhà nước đã hỗ trợ nông dân nghèo vay vốn thoát nghèo. Nguồn vốn hỗ trợ được dùng đúng mục đích, hiệu quả kinh tế cao hơn. Trước thì gia đình tô làm nương, trồng ngô và sắn nhưng giá trị kinh tế không cao. Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng kịp thời với thủ tục vay đơn giản, dễ dàng, không thế chấp đã giúp gia đình tôi thoát nghèo và có nền tảng để tiếp tục phát triển, từng bước vươn lên làm giàu” – anh Đặng Văn Nái tâm sự.

Theo ông Lê Đức Thiện, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phù Yên, đến 30/6/2022, Hội Nông dân huyện đang quản lý 100 tổ TK&VV theo địa bàn dân cư với 3.553 thành viên, với tổng dư nợ là 156.566 triệu đồng. Quy mô Tổ TK&VV được nâng lên hợp lý hơn, nếu trước năm 2008 bình quân một tổ chưa đến 20 thành viên, số dư nợ dưới 10 triệu đồng/hộ, thì nay quy mô tổ bình quân có 35 thành viên, dư nợ bình quân 44 triệu đồng/hộ; thông qua nguồn vốn vay đã giúp cho hàng nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách có vốn đầu tư phát triển sản xuất- kinh doanh; xây dựng nhà ở; xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh; trang trải chi phí học tập cho học sinh sinh viên…

“Hội luôn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người vay chấp hành đúng cơ chế, chính sách trả nợ khi đến hạn, trả lãi hàng tháng và thực hiện tốt công tác gửi tiền tiết kiệm thông qua tài khoản tiền gửi cá nhân tại NHCSXH. Đặc biệt tổ chức việc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, thu lãi tồn đọng đạt kết quả rất tốt. Do vậy nguồn vốn tín dụng chính sách được an toàn, hiệu quả. Với nhiều biện pháp tích cực nợ quá hạn được ủy thác qua Hội Nông dân hàng năm giảm đáng kể, đến 30/6/2022 nợ quá hạn ủy thác qua Hội Nông dân là 79 triệu đồng, chiếm 0,05%/tổng dư nợ. Ngoài ra, hằng năm, Hội Nông dân huyện thực hiện kiểm tra đối với 26/26 Hội cơ sở, trên 98 Tổ TK&VV, hộ vay” – ông Thiện thông tin.

Chủ tịch UBND xã Mường Cơi, huyện Phù Yên Nguyễn Văn Hải cho biết, với 4 dân tộc Mường, Kinh, Dao, Mông, chủ yếu là dân tộc Mường sinh sống, xã có nguồn thu nhập chủ yếu từ chăn nuôi, trồng trọt, với thế mạnh là cây ngô, cây ăn quả (cam, quýt ngọt) và cây công nghiệp trồng rừng (mỡ, thông, quế). Với hơn 7.000 dân phân bổ tại 16 bản trên địa bàn với 2 bản đặc biệt khó khăn, dư nợ 24.810 tỷ với 8 chương trình tín dụng chính sách, có nợ quá hạn nhưng thấp và khắc phục kịp thời. Đặc biệt, xã không còn hiện tượng tái nghèo nhất là từ các hộ vay vốn tín dụng chính sách. Có thể nói, tín dụng chính sách đã thực hiện tốt nhiệm vụ giúp bà con từng bước xóa đói giảm nghèo. Bài học kinh nghiệm rút ra là tập trung hướng dẫn, thông tin tuyên truyền để bà con sử dụng vốn đúng mục đích, tăng thu nhập cao đồng thời triển khai bình xét đối tượng đúng nhu cầu cũng như sau vay kiểm tra đúng mục đích cộng với các tổ chức đoàn thể xã hội ủy thác hiệu quả. Cũng tại xã Mường Cơi, chúng tôi đã thực hiện nhất thể hóa Bí thư chi bộ kiêm Trưởng Bản nên hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo nói chung và triển khai tín dụng chính sách nói riêng càng nhanh chóng và sâu sát, kịp thời.

Bà Nguyễn Thị Tuyết, Chủ tịch Hội LIên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Mường Cơi thông tin thêm, hiện Hội LHPN xã đang quản lý 6 Tổ TK&VV với tổng dư nợ 9,77 tỷ đồng, các hộ vay vốn tập trung vào 8 nguồn: nghèo, cận nghèo, thoát nghèo, sản xuất kinh doanh, nước sạch và vệ sinh môi trường, tạo việc làm, nhà ở, kinh doanh… “Trong quá trình thực hiện có nhiều thuận lợi, bà con phấn khởi vì nhà nước quan tâm, tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn nhưng khó khăn là nguồn vốn còn thấp so nhu cầu, đầu tư thoát nghèo bền vững thì cần cao hơn đầu tư mở rộng, xây dựng chuồng trại kiên cố”- Chủ tịch Hội LHPN xã kiến nghị.

Trên đà đó, tin tưởng rằng hoạt động tín dụng chính sách xã hội của Phù Yên sẽ phát triển theo hướng ổn định, bền vững, đảm bảo thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội và tạo điều kiện hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.