Israel tại sao bị ghét

 „Bằng đạo luật có giá trị trên toàn đế chế, chúng ta cho phép tất cả các hội đồng thành phố rằng, người Do Thái được cử vào hội đồng thành phố.“ Hoàng đế La mã Konstantin đã trả lời như vậy năm 321 đối với một thỉnh cầu về vấn đề này của những người đứng đầu thành phố Köln gửi đến Roma. Thư tín trao đổi này là bằng chứng bằng văn bản lâu đời nhất về cuộc sống của người Do Thái ở Đức.

Từ ít nhất 1.700 năm nay người Do Thái sống trong khu vực nói tiếng Đức. Và triết lý của chúng ta sẽ ra sao, nếu không có những ý tưởng của Moses Mendelssohn hoặc Hannah Arendt? Khoa học tự nhiên sẽ ra sao nếu không có Albert Einstein? Và cuộc sống của chúng ta sẽ nghèo nàn đi bao nhiêu, nếu không có âm nhạc của Gustav Mahler, thơ ca của Else Lasker-Schüler hoặc truyện kể của Heinrich Heine hay Franz Kafka? Sẽ rất tốt đẹp, nếu trong năm kỷ niệm này chúng ta nhận thức được rằng, gốc rễ Do Thái của chúng ta ăn sâu như thế nào và tạo dấu ấn cho chúng ta cho đến ngày nay nhiều như thế nào. Và chúng ta có thể hạnh phúc đánh giá rằng, ngày nay lại có khoảng 200.000 công dân người Do Thái là thành phần của xã hội Đức.

Tuy nhiên rất tiếc là không thể kể về lịch sử 1.700 năm của người Do Thái ở Đức, mà không nói đến sự truy bức, diệt chủng và hận thù người Do Thái. Trong khi đó khuôn mặt xấu xa của chủ nghĩa bài Do Thái được che giấu sau những chiếc mặt nạ luôn luôn mới. Các lý thuyết hỗn loạn theo thuyết âm mưu cho thấy điều đó, khi đưa ra những nhận xét ngày càng mơ hồ hơn trong đại dịch Corona hiện nay. Ai trong các cuộc biểu tình đeo ngôi sao Do Thái mầu vàng, không phải là công dân có ý thức lo lắng, mà là một người bài Do Thái. Và ai sát sánh cùng những kẻ cực hữu giơ khẩu hiệu „Tiêm chủng để tự do“ trên đường phố của chúng ta hoặc mặc áo phông in chữ „Camp Auschwitz“ tấn công Tòa nhà Quốc hội Mỹ, người đó không chỉ suy nghĩ hoàn toàn lệch lạc. Người đó báng bổ những nạn nhân của chủ nghĩa Quốc xã, coi nhẹ sự tàn bạo vô nhân đạo của nó và hủy hoại những giá trị văn minh cơ bản có ý nghĩa quyết định đối với sự chung sống của chúng ta và nền dân chủ của chúng ta.

Gọi ra điều đó một các rõ ràng là nghĩa vụ của tất những người dân chủ. Chính vì thế với tư cách là Chủ tịch Liên minh quốc tế tưởng niệm cuộc thảm sát người Do Thái (IHRA) nước Đức muốn thúc đẩy, cả trên khắp thế giới, cuộc chiến chống lại những sự lừa dối nguy hiểm như vậy, chống lại việc bóp méo sự thật và chống lại việc coi nhẹ cuộc diệt chủng người Do Thái. Để làm được việc đó chúng ta đã thành lập một Globale Task Force chống lại việc làm sai lệch cuộc diệt chủng người Do Thái, để cùng với các đối tác quốc tế bảo vệ những giá trị phổ quát này. Trong tuần này các nhà khoa học hàng đầu quốc tế đã gửi cho chúng ta những khuyến nghị của họ. Những khuyến nghị đó cho thấy: nhu cầu phải hành động là rất cấp bách.

Thứ nhất: Tính chất tự nhiên của số hóa làm cho chủ nghĩa bài Do Thái hiện nay không có đường biên giới. Chính vì thế chúng ta phải thống nhất hành động trên quốc tế chặt chẽ hơn bao giờ hết. Có thể không phải luôn dễ dàng nhận ra giới hạn giữa tự do chính kiến và phát biểu kích động thù hận, giữa việc không biết và việc chủ đích bóp méo sự việc. Cho nên, việc chúng ta xây dựng một nhận thức rõ ràng trên quốc tế là chúng ta hiểu việc làm sai lệch cuộc diệt chủng người Do Thái là như thế nào và chúng ta chống lại điều đó như thế nào, càng trở nên quan trọng hơn. Chúng ta hợp tác với các đối tác trong IHRA, EU, Liên hiệp quốc, Ủy hội châu Âu và trong OSCE để làm việc đó. Tuy vậy các cơ quan nội vụ cũng phải vào cuộc. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, bọn khủng bố cực hữu và những kẻ theo thuyết âm mưu ngày nay đã nối mạng Online với nhau. Và các cơ quan nội vụ của chúng ta ít nhất cũng phải hành động trong một mạng lưới được kết nối với nhau chặt chẽ như vậy.

Thứ hai: Giáo dục, đào tạo là phương tiện hữu hiệu nhất chống lại những định kiến và kiến thức lịch sử nửa vời. Trong thời gian giữ trọng trách chủ tịch, chúng ta đã gửi các khuyến nghị của IHRA để học tập và giảng dạy đến trường phổ thông và những cơ sở giáo dục, đào tạo khác ở Đức. Ngay từ năm 2019 chúng ta đã thành lập mạng lưới châu Âu về chủ đề „Giáo dục, đào tạo chống lại chủ nghĩa bài Do Thái“ chống lại các loại hình bài Do thái. Tuy vậy câu hỏi làm thế nào để nhận biết được việc làm sai lệch cuộc diệt chủng người Do Thái, làm thế nào để chống lại việc đó đã là thành phần cố định trong chương trình giảng dạy của trường phổ thông và trường đại học của chúng ta và trong giáo trình đào tạo nhân lực cảnh sát và tư pháp của chúng ta.

Thứ ba: Những đài tưởng nhiệm, viện bảo tàng và các cơ sở giáo dục, đào tạo liên quan đến cuộc diệt chủng người Do Thái cần sự hỗ trợ đáng tin cậy về chính trị và cả về tài chính nữa. Năm ngoái chúng ta đã đưa ra bảo đảm cam kết của chúng ta trong nhiều năm đối với các khu tưởng niệm Auschwitz-Birkenau và Yad Vashem ở Jerusalem. Và trong cuộc khủng hoảng Corona nước Đức cũng không cho phép nảy sinh hoài nghi về việc chúng ta nhận thức trách nhiệm đặc biệt của chúng ta.

Thứ tư: Đã đến lúc chúng ta phải kiểm soát được tình trạng hận thù người Do Thái và kích động trên Internet. Với tư cách là chủ tịch Ủy hội châu Âu, chúng ta đã đặt việc bảo vệ các quyền con người trên Internet và chủ đề phát biểu kích động hận thù  vào nội dung ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự. Sẽ là rất tốt, nếu các tập đoàn như Facebook không phủ nhận nữa trách nhiệm to lớn của mình. Tuy nhiên trong khi những dối trá của cựu tổng thống Trump về cái gọi là gian lận bầu cử ở Mỹ được Twitter nhận xét rõ ràng là sự dối trá, thì những lừa bịp về tội ác xấu xa nhất trong lịch sử loài người là cuộc diệt chủng người Do Thái, lại thường không bị phản bác lại. Chìa khóa nằm trong sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà cung cấp dịch vụ nền tảng trên internet, các tổ chức khoa học và xã hội dân sự là những bên có thể phân biệt được tốt nhất sự việc có thật với những nhận định bóp méo sự thật. Về điểm này vẫn còn nhiều việc phải làm.

Nhưng điều cơ bản là một xã hội không im lặng chấp nhận, khi sự thật bị bóp méo, khi thủ phạm trở thành nạn nhân và người Do Thái bị đổ tội. Cảnh giác hơn trước những ung nhọt đó, người dân dũng cảm hơn và tình đoàn kết rõ ràng hơn trong thực tế sẽ hữu ích đối với chúng ta và đất nước của chúng ta – và điều đó phải được duy trì cả sau năm kỷ niệm 2021.

"Họ gọi tôi là một tên Do Thái dơ dáy, bẩn thỉu. Họ nói rằng Hamas sẽ giết tất cả chúng tôi, Israel sẽ bị thiêu rụi", Joseph Borgen, một trong những người Do Thái bị tấn công, cho biết.

Borgen bị đám đông bạo lực nhắm tới hôm 20/5, khi đang trên đường đến một cuộc tuần hành ủng hộ Israel tại New York, Mỹ. Người đàn ông 29 tuổi kể lại rằng anh bị đấm, đánh bằng nạng và xịt một loại chất kích ứng vào mặt. "Tôi thực sự nghĩ rằng mình có thể chết", Borgen nói.

Những tấm biển gọi người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái là "Đức Quốc xã", ít nhất 4 trường hợp phá hoại giáo đường và các trung tâm cộng đồng của người Do Thái, cùng những vụ bạo lực gần đây tại Mỹ được cho là liên quan đến xung đột giữa Israel và Hamas.

Một người đàn ông cầm tấm biển "Cầu nguyện cho hòa bình của Jerusalem" tại cuộc tuần hành ủng hộ Israel ở New York, Mỹ, hôm 12/5. Ảnh: Reuters.

Israel tiến hành hàng trăm cuộc không kích nhắm vào phong trào Hamas, lực lượng kiểm soát Dải Gaza, sau khi nhóm dân quân này không ngừng phóng rocket về phía lãnh thổ Israel từ ngày 10/5, xuất phát từ xung đột giữa người Israel và Palestine tại Jerusalem. Lệnh ngừng bắn giữa hai bên, do Ai Cập làm trung gian, có hiệu lực từ 2h sáng 21/5. Hơn 250 người đã thiệt mạng, hầu hết là người Palestine.

Giới chuyên gia cho biết xung đột tại Trung Đông thường làm bùng phát bạo lực ở Mỹ. Tuy nhiên, họ đánh giá những vụ tấn công gần đây là bằng chứng cho thấy một xu hướng đáng lo ngại đã leo thang. "Cảm giác lần này khá khác biệt", Jonathan Greenblatt, giám đốc điều hành Liên đoàn Chống Phỉ báng tại Mỹ, trả lời phỏng vấn hôm 23/5.

Greenblatt chỉ ra rằng vào năm 2019, Liên đoàn đã xác định hơn 2.100 sự cố bài Do Thái, bao gồm hành hung, bạo lực và quấy rối, con số cao nhất kể từ khi tổ chức bắt đầu tiến hành thống kê vào năm 1979. Nhưng tới năm 2020, khi người dân phải ở nhà suốt thời gian dài vì Covid-19, số trường hợp vẫn cao thứ ba trong các năm được thống kê.

Hôm 18/5, một nhóm người la ó phản đối Israel đã lao vào tấn công các thực khách bên ngoài một nhà hàng ở thành phố Los Angeles. Cảnh sát bắt một người đàn ông với cáo buộc tấn công bằng vũ khí chết người, trong khi giới chức đang điều tra sự cố theo hướng một tội thù ghét.

Cùng ngày tại Bal Harbour, bang Florida, Eric Orge kể lại rằng 4 người đi ô tô ngang qua khi ông đang đi dạo với gia đình đã hét lên những câu chống lại người Do Thái. Họ hô vang "Tự do cho Palestine" và "Chết đi lũ Do Thái", đe dọa cưỡng bức vợ con của Orge, đồng thời ném rác vào gia đình ông.

"Tôi vô cùng tức giận và lo lắng cho sự an toàn của vợ con mình. Tôi thấy khó hiểu, bởi chúng tôi chỉ đơn giản là đang đi dạo trong kỳ nghỉ", người đàn ông 46 tuổi đội một chiếc mũ Do Thái, cho biết.

Orge cảm thấy người Do Thái không nhận được mức độ hỗ trợ tương đương các nhóm tôn giáo, chủng tộc và sắc tộc yếu thế khác. "Ai đang bảo vệ chúng tôi? Ai đang lên tiếng vì chúng tôi?", ông đặt câu hỏi.

Hai ngày sau tại New York, một người đã ném thiết bị nổ khiến một phụ nữ 55 tuổi dính lửa. Sự việc xảy ra ở quận Diamond, nơi có nhiều doanh nghiệp chủ sở hữu là người Do Thái, và đang được điều tra như một tội thù ghét, cảnh sát cho biết.

Hôm 21/5, một số tổ chức Do Thái nổi bật tại Mỹ đã gửi thư đến Nhà Trắng, kêu gọi Tổng thống Joe Biden "lên tiếng mạnh mẽ chống lại xu hướng nguy hiểm này, đồng thời sát cánh với cộng đồng Do Thái đối mặt làn sóng thù ghét trước khi tình hình trở nên tồi tệ hơn".

"Chúng tôi sợ rằng cách mà xung đột Israel - Palestine bị lợi dụng để phóng đại luận điệu bài Do Thái, thúc đẩy các phần tử nguy hiểm tấn công người Do Thái và cộng đồng Do Thái, sẽ gây ra những hệ quả vượt xa hai tuần qua", lá thư có đoạn.

Đáp lại, cố vấn chính sách đối nội Nhà Trắng Susan Rice viết trên Twitter rằng "sự bùng phát các vụ tấn công bài Do Thái khắp thế giới và tại Mỹ là vô cùng tồi tệ", đồng thời tán thành việc tình trạng này "phải bị lên án thẳng thừng và phản đối mạnh mẽ".

Nhiều nghị sĩ Mỹ cũng đã lên tiếng về tình hình gần đây. "Chủ nghĩa bài Do Thái đang gia tăng tại Mỹ và khắp thế giới. Chúng ta phải chống lại xu hướng gây tổn thương này", thượng nghị sĩ Dân chủ Bernie Sanders trả lời phỏng vấn hôm 23/5.

"Việc các vụ tấn công người Do Thái gia tăng đáng kể tại New York, cũng như trên toàn quốc, là điều vô cùng đáng lo ngại và không thể chấp nhận. Mọi thủ phạm phải bị truy tố một cách toàn diện", hạ nghị sĩ Dân chủ Hakeem Jeffries viết trên Twitter, tương tự thông điệp của lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer.

Thượng nghị sĩ Sanders còn đề cập tới tình trạng bạo lực nhắm vào các cộng đồng thiểu số khác ở Mỹ. "Chúng ta phải chống lại sự gia tăng tội thù ghét đối với người châu Á, người Mỹ gốc Phi và người Mỹ Latinh. Chúng ta đang gặp vấn đề nghiêm trọng của một quốc gia ngày càng chia rẽ, bị dẫn dắt bởi những kẻ cực đoan cánh hữu", ông nói.

Borgen, cư dân New York, so sánh việc anh bị tấn công với tình trạng bạo lực nhắm vào người gốc Á, được cho là gia tăng sau khi cựu tổng thống Mỹ Donald Trump và nhiều quan chức gọi nCoV là "virus Trung Quốc". Borgen cảm thấy "hoàn toàn vô lý" khi một đồng nghiệp người Mỹ gốc Á của anh vô cùng sợ hãi những lúc phải đi tàu điện ngầm vào ban đêm.

Trong khi đó, giám đốc Greenblatt của Liên đoàn Chống Phỉ báng kêu gọi các quan chức dân cử tăng cường lên án những vụ tấn công người Do Thái, hành động mà ông cho rằng sẽ giúp xoa dịu căng thẳng và giảm bạo lực.

"Tôi nghĩ một trong những bài học rút ra từ 4 năm qua là việc các lãnh đạo lên tiếng hay không sẽ tạo ra khác biệt lớn", Greenblatt nhận định.

Ánh Ngọc (Theo Washington Post)