Kế hoạch an toàn trong xây dựng

Kế hoạch an toàn lao động của Nhà thầu thi công xây dựng là hồ sơ pháp lý bắt buộc phải có. Đây là bộ hồ sơ cần chuẩn bị và trình lên TVGS, Chủ đầu tư để phê duyệt trước khi triển khai thi công xây dựng.

Nội dung của kế hoạch an toàn lao động được quy định trong Phụ lục III của Nghị định 06/2021 - Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng

11 Nội dung chính trong kế hoạch an toàn lao động của Nhà thầu thi công xây dựng

1. Chính sách về quản lý an toàn lao động

- Các nguyên tắc cơ bản về quản lý an toàn lao động:

An toàn lao động, vệ sinh lao động là có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người lao động. Các đơn vị sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường. Nguyên tắc thực hiện toàn diện và đồng bộ an toàn lao động, vệ sinh lao động thể hiện trên các mặt sau:

  • An toàn lao động và vệ sinh lao động là bộ phận không thể tách rời khỏi các  khâu lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thi công.
  • An toàn lao động và vệ sinh lao động là trách nhiệm của không chỉ người sử dụng lao động mà còn của cả người lao động nhằm bảo đảm sức khỏe tính mạng của bản thân và môi trường lao động…
  • Bất kỳ ở đâu có tiếp xúc với máy móc, công cụ lao động… thì ở đó phải có an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Các quy định của pháp luật:

  • Luật, bộ luật: Luật số 84/2015/QH13, luật số 10/2012/QH13...
  • Quy chuẩn: QCVN 18: 2014/BXD, QCVN-06.2010, QCVN 01:2008/BCT...
  • Nghị định: Nghị định 06/2021...
  • Thông tư: Thông tư 10/2021...

- Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động

  • Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
  • Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
  • Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.

- Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động:

  • Quyền và nghĩa vụ của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
  • Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động.
  • Nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
  • Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
  • Khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động.
  • Lập kế hoạch, phổ biến và tổ chức thực hiện.
  • Các kỹ sư an toàn.

2. Sơ đồ tổ chức của bộ phận quản lý an toàn lao động; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Quy định về việc tổ chức huấn luyện về an toàn lao động

  • Bồi dưỡng huấn luyện cho các đối tượng là người phụ trách công tác an toàn lao động, người làm công tác an toàn lao động, người lao động.
  • Kế hoạch huấn luyện định kỳ.
  • Kế hoạch huấn luyện đột xuất.

4. Quy định về quy trình làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc định kỳ đối với các công việc có yêu cầu cụ thể đảm bảo an toàn lao động.

- Chu trình làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc đối với các công việc có yêu cầu cụ thể gồm:

  • Tên hoạt động.
  • Phương tiện bảo vệ cá nhân được yêu cầu.
  • Chỉ ra các bước được yêu cầu để hoàn thành hoạt động một cách an toàn.
  • Danh sách các nguy cơ tiềm ẩn và biện pháp kiểm soát như đã được chỉ rõ trong đánh giá rủi ro.
  • Chỉ ra những cảnh báo có khả năng áp dụng được.
  • Các quy trình khẩn cấp và các bước tiến hành tắt/đóng.
  • Các quy định pháp luật và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
  • Cam kết quản lý và thông qua.

5. Các yêu cầu về đảm bảo an toàn trong tổ chức mặt bằng công trường.

  • Tổ chức mặt bằng công trường
  • Đường đi lại và vận chuyển.
  • Xếp đặt nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện và thiết bị.
  • Lắp đặt và sử dụng điện trong thi công.
  • Công tác bốc xếp và vận chuyển.
  • Sử dụng dụng cụ, thiết bị cầm tay. 
  • Sử dụng xe máy xây dựng.
  • Công tác hàn.
  • Tổ chức mặt bằng và sử dụng máy ở các xưởng gia công phụ.
  • Công tác đất.
  • Công tác sản xuất vữa và bê tông.

6. Quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn lao động cụ thể trên công trường.

  • Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến rơi, ngã.
  • Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến vật hay, vật rơi các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến sập, đổ kết cấu.
  • Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến máy, thiết bị vật tư sử dụng trong thi công xây dựng công trình.
  • Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến thi công trên mặt nước, dưới mặt nước.
  • Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến thi công công trình ngầm; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến cháy, nổ.
  • Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn cho cộng đồng, công trình lân cận.
  • Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động khác có liên quan.
  • Quy định về quản lý an toàn lao động đối với dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân.
  • Quản lý sức khỏe và môi trường lao động.
  • Ứng phó với tình huống khẩn cấp.
  • Hệ thống theo dõi, báo cáo công tác quản lý an toàn lao động định kỳ, đột xuất.
  • Đảm bảo giao thông.

7. Quy định về trang bị, cung cấp, quản lý và sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân

  • Nội quy an toàn lao động và trang bị dụng cụ bảo hộ cho công nhân.
  • Trang bị trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động cho  công nhân.
  • Bố trí hạng thống camera giám sát tại công trường.
  • Tiêu lệnh chữa cháy và tập huấn chữa cháy.

8. Quản lý sức khỏe và môi trường lao động

Quản lý sức khỏe:

  • Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở sản xuất.
  • Việc bố trí sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động.
  • Hạn chế bố trí người lao động bị các bệnh mãn tính làm việc tại các vị trí có yếu tố liên quan đến bệnh đang mắc.

Quản lý môi trường lao động:

  • Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ mội trường xung quanh [chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải…]
  • Trong quá trình vận chuyển vật liệu, phế thải phải có biện pháp che chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.
  • Nhà thầu thi công và Chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
  • Người để xảy ra các hành vi tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình.

9. Quy định về ứng phó với tình huống khẩn cấp

- Trên công trường bố trí các biển báo hiệu, đèn báo hiệu tại các vị trí nguy hiểm để hạn chế tối thiểu các tan nạn xảy ra. Bố trí các camera giám sát thi công và giám sát an toàn lao động trên công trường nhằm phát hiện sớm nhất các tình trạng hay sự cố nguy hiểm để cảnh báo và sơ tán mọi người ra khỏi vị trí nguy hiểm. Bố trí hệ thống thông tin liên lạc tại công trường [máy vi tính, mạng internet, điện thoại, máy in,…]
- Tình huống khẩn cấp là tình trạng hay sự cố có bản chất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng con người hay phá hủy công trình, gây tai nạn lao động, ảnh hưởng hay ô nhiễm mỗi trường xảy ra một cách bất ngờ, đòi hỏi con người phải có các hành động ứng phó tức thời [cháy nổ, sụp đổ, thiên tai, khủng bố, phát tán khí độc …]
- Hướng dẫn sơ tán mọi người ra khỏi khu vực nguy hiểm để giảm thiệt hại đến mức có thể.
- Các lối thoát hiểm cần được duy trì sạch sẽ, thông thoáng.
- Trang bị các biển chỉ dẫn tại các lối thoát hiểm.
- Khi nghe tín hiệu báo động thì các nhân viên phải tiến hành sơ tán theo quy định đồng thời tắt hết các thiết bị đang hoạt động.
- Tất cả phải di chuyển thật nhanh đến điểm tập trung.
- Không sử dụng vận thăng để di chuyển trong tình huống khẩn cấp,
- Trường hợp sự cố ban đêm, không có công nhân làm việc, bảo vệ phải thông báo sự việc cho chỉ huy trưởng, trưởng ban an toàn.

10. Quy trình thực hiện việc theo dõi, báo cáo công tác quản lý an toàn lao động định kỳ, đột xuất

- Các biện pháp hạn chế tác động đến môi trường khi thi công công trình: 

  • Thông báo và tuyên truyền.
  • Biển báo khu vực thi công. 
  • Phòng cháy chữa cháy và các biện pháp giữ gìn ANTT xã hội.
  • Người lao động.
  • Trang thiết bị an toàn lao động.
  • Công tác vệ sinh môi trường.

- Đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực thi công công trình: 

11. Các phụ lục, biểu mẫu, hình ảnh kèm theo để thực hiện.

Mẫu báo cáo tuân thủ theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ. Bao gồm các mẫu sau:

  • Mẫu khai báo tai nạn lao động.
  • Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động của đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở.
  • Mẫu Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động cấp cơ sở [6 tháng hoặc cả năm].
  • Mẫu thông báo thông tin của người làm công tác y tế cơ sở.
  • Mẫu thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ chăm sóc và quản lý sức khỏe người lao động.

Tham gia nhóm zalo Hồ sơ chất lượng: //zalo.me/g/dzgfox161

Tải về kế hoạch an toàn lao động của Nhà thầu thi công xây dựng

Dành cho Kỹ sư lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình

Phương pháp 05 Bước thiết lập và xuất hàng loạt Hồ sơ chất lượng

  • Hướng dẫn sử dụng tổ chức dữ liệu toàn bộ dữ liệu nghiệm thu chỉ cần 01 file Excel
  • Sử dụng tối ưu các hàm Excel, truy xuất đầy đủ thông tin, hiểu rõ cách để xây dựng file tự động
  • In hàng loạt Hồ sơ nghiệm thu trên Excel chỉ cần 01 click mà không cần VBA
  • Hướng dẫn lập và xuất nhật ký thi công tự động

[Tài liệu cần phải đăng nhập để tải]

Chủ Đề