Kế hoạch đánh giá cho chủ đề/bài học (theo yêu cầu cần đạt) môn khoa học tự nhiên

Phân tích kế hoạch bài dạy môn khoa học tự nhiên THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.61 KB, 4 trang )

Phân tích kế hoạch bài dạy môn Khoa học
Câu 1: Sau khi học xong bài học, học sinh làm được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Lấy được ví dụ: để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo,.
Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm: thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển
động, biến dạng vật, về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ, về lực tiếp xúc, về
lực không tiếp xúc
– Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của
sự kéo hoặc đẩy
– Đo được lực bằng lực kế lò xo, đơn vị là niu tơn
– Nêu được:
Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng
của lực;
+ Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối
tượng) chịu tác dụng của lực;
+Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật; khái niệm về lực ma sát trượt; khái niệm về
lực ma sát nghỉ
+ Tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát
+ Các khái niệm: khối lượng (số đo lượng chất của một vật), lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng),
trọng lượng của vật (độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật)
+ Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng
– Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước (hoặc không
khí)
– Thực hiện thí nghiệm chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật
treo

- Giải thích được hiện tượng thực tiễn đơn giản liên quan tới tác dụng của lực.


Câu 2: Học sinh sẽ thực hiện các “Hoạt động học” nào trong bài học?
- Kết nối, nêu vấn đề vào bài học, đặt câu hỏi


- Tiến hành thí nghiệm
- Đưa ra dự đoán và thảo luận về cách ghi chép, quan sát trong quá trình tiến hành thí nghiệm
- Đưa ra kết luận
- Thảo luận
- Vận dụng
Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm
chất năng lực nào hình thành phát triển cho học sinh?
- Năng lực tìm tòi khám phá, làm thí nghiệm về khái niệm cơ bản về lực, tác dụng của lực; lực tiếp xúc và lực không
tiếp xúc; từ đó tìm hiểu các loại lực cơ học là ma sát; lực hấp dẫn.
- Hình thành đức tính chăm chỉ, trung thực

Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh được sử
dụng những thiết bị dạy học / học liệu nào?
Học sinh được sử dụng Dụng cụ thí nghiệm bóng bay, nam châm, con lắc đơn, vòng dây cao su,
quả bóng cao su, thước, phiếu học tập.
Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu nào về (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành
kiến thức mới?
Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những

đưa ra nhận xét nhanh và chính xác về tác dụng kéo (đẩy)
giữa các vật; phát hiện được vấn đề: cần một đại lượng đặc trưng cho tác dụng kéo
(đẩy) của vật này lên vật khác; lực tiếp xúc,lực không tiếp xúc, để tìm hiểu về kết
quả tác dụng của lực đối với vật
thiết bị dạy học/học liệu để


Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức
mới là gì?
 Biết thảo luận nhóm để đưa ra được nhận xét chính xác về tác dụng kéo (đẩy) giữa các vật,


Nêu được hai tác dụng của lực là làm thay đổi chuyển động của vật hoặc làm vật bị biến dạng,
Nêu được các kiểu biến đổi chuyển động của vật khi chịu tác dụng của lực.
Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện các hoạt động để hình
thành kiến thức mới của học sinh?
- GV cần nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động hình thành kiến thức mới cho HS;
đánh giá quá trình và kết quả học tập của từng cá nhân và nhóm HS thông qua thái độ, hành vi,
việc làm của cá nhân, nhóm. Chốt lại những hành vi, việc làm đúng thể hiện sự tự tin của HS,
nhận xét cụ thể theo từng phẩm chất và năng lực HS cần đạt được trong bài học.
Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học học sinh sẽ được
sử dụng những thiết bị dạy học nào?
Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử
dụng những thiết bị dạy học/học liệu: phiếu bài tập.
Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng
kiến thức mới.
Học sinh dựa vào vốn kiến thức mình tìm được và nội dung giáo viên hướng dẫn hình thành nên
khái niệm ban đầu.
Tiến hành vận dụng các kiến thức mới vừa học để hoàn thành phiếu học tập.
Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động rèn luyện/ vận dụng
kiến thức mới là gì?
- Hoàn thành phiếu học tập Chọn đúng nhận định sai; đưa ra được nhiều hơn 1 phương án sửa
nhận định sai thành đúng; giải thích chính xác nguyên nhân quả bóng và mặt vợt tennis đều bị
biến dạng khi tiếp xúc.


- Biết đặt câu hỏi, dự đoán, quan sát, nhận xét, giải thích và làm việc nhóm
Câu 11: Giáo viên cần nhận xét đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện
tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
+ Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Các em hiểu được yêu cầu đưa ra.
- Em tích cực tham gia hoạt động.

+ Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ
học tập.
+ Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập.
- Các em trình bày bài to, rõ ràng, đầy đủ ý, đúng nội dung bài tập.
- Các em có lắng nghe bạn trình bày và chia sẻ ý kiến bổ sung của mình cho bài của nhóm bạn.
+ Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học
sinh.
- Các nhóm đều hoàn thành yêu cầu.