Kế hoạch kiểm tra đánh giá học sinh

Mô đun 03 GVPT – Hoạt động trải nghiệm – Tiểu học Blogtailieu.com Cảm ơn sự đồng hành của thầy cô trong nhóm. modul 3 KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ Hoạt động trải nghiệm – Tiểu học

Kế hoạch kiểm tra đánh giá học sinh
KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ Hoạt động trải nghiệm

KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ trong tổ chức

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ ở trường tiểu học

– Chủ đề:         EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN

Thời lượng tổ chức hoạt động:  35 phút

Đối tượng: Lớp 1

Người phụ trách: Giáo viên chủ nhiệm

– Hình thức đánh giá: Đánh giá thường xuyên

Yêu cầu cần đạt Chuỗi hoạt động chính của chủ đề Phương pháp kiểm tra, đánh giá Công cụ kiểm tra, đánh giá
Khởi động tạo hứng thú cho học sinh Trò chơi “Chuyền hoa” Vấn đáp Câu hỏi
Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài của em. Mô tả hình dáng của em Quan sát, hỏi đáp, thực hành, thuyết trình Phiếu (Vở bài tập/GKG)
-Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài của bạn em.

Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn.

– Nhận ra và nêu được một số điểm khác biệt của mình và bạn bè.

Mô tả hình dáng bạn và so sánh hình dáng của em với hình dáng của bạn. Quan sát, hỏi đáp, thực hành, thuyết trình Bảng ghi chép

Sản phẩm

– Thể hiện sự tự tin, yêu quý bản thân và tôn trọng bạn bè.

– Nhận biết và thể hiện được một số hành vi phù hợp khi nghe bạn nói, trình bày.

Những việc làm của bản thân thể hiện sự yêu quý bản thân và tôn trọng bạn Vấn đáp Câu hỏi
Trung thực trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè. Đánh giá “Sự tự tin và trung thực” Trắc nghiệm Bảng kiểm
  1. Chi tiết công cụ đánh giá: HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Công cụ 1: CÂU HỎI TỰ LUẬN

  • Phương pháp: Vấn đáp
  • Câu hỏi: Khi bài hát kết thúc, bông hoa được chuyền đến bạn nào thì bạn dó sẽ giới thiệu về tên của mình cho cả lớp nghe.
  • Đánh giá: Giáo viên đánh giá bằng nhận xét của mình.

Công cụ 2: PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

Hãy đánh giá phần trình bày của các nhóm học sinh theo tiêu chí sau:

Tốt:                                      Đạt:                                              Cần cố gắng:

Công cụ 3: PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH

Tiêu chí Mức độ biểu hiện Điểm
Hoàn thành Tốt (8-10 điểm) Hoàn thành

(5- 7 điểm)

Cần cố gắng

(dưới 5 điểm)

 
Nhận biết được đặc điểm khác nhau của em và bạn mình Tự nhận diện được Có sự hỗ trợ từ giáo viên Không nhận diện được  
Nhận biết được đặc điểm khác nhau của em và bạn mình Tự nhận diện được Có sự hỗ trợ từ giáo viên Không nhận diện được  

Công cụ 4: CÂU HỎI TỰ LUẬN

  • Phương pháp: Vấn đáp
  • Nội dung: học sinh thử làm MC nhí và đi phỏng vấn các bạn trong lớp về việc thể hiện sự yêu quý bản thân và tôn trọng bạn.
  • Đánh giá: Giáo viên đánh giá bằng nhận xét của mình.
  • Công cụ 5: PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ
  • MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH
Tiêu chí Mức độ biểu hiện Điểm
Hoàn thành Tốt (8-10 điểm) Hoàn thành

(5- 7 điểm)

Cần cố gắng

(dưới 5 điểm)

 
Trung thực trong tự đánh giá bản thân. Tự đánh giá được Có sự hỗ trợ từ giáo viên Không đánh giá được  
Trung thực trong đánh giá bạn bè. Tự đánh giá được Có sự hỗ trợ từ giáo viên Không đánh giá được  

Thầy Hoàng – Giáo viên trường PTDTBT THCS Nậm Ban.
Facebook:https://www.facebook.com/netsinh
Fanpage:https://www.facebook.com/Blogtailieu
Youtube:https://www.youtube.com
Nhóm Vui học mỗi ngày

SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
Số: 42 /KH-THĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đông Triều, ngày 30 tháng 9 năm 2020
 
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH NĂM HỌC 2020-2021  

Căn cứ công văn 2197/SGDĐT-GDTrH ngày 24/8/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo V/v hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh từ năm học 2020-2021;


Căn cứ công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT;
Căn cứ công văn số 2265/SGDĐT-GDTrH ngày 28/8/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo V/v hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dungdạy học cấp THCS, THPT;
Căn cứ công văn số 2283/SGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo V/v tiếp tục hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dungdạy học và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trườngcấp THCS, THPT;
Căn cứ công văn số 2284/SGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo V/v hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học từ năm học 2020-2021;
Căn cứ công văn số 2286/SGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo V/v hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dụctrong trường trung học từ năm học 2020 – 2021;
Căn cứ thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường.

I. Mục đích, yêu cầu


 1. Mục đích - Nhằm thực hiện đánh giá xếp loại học lực HS công bằng, khách quan. - Làm cơ sở cho các giải pháp giáo dục nhà trường - Nâng cao ý thức thi đua học tập trong toàn thể học sinh nhằm hướng nghiệp cho học sinh. - Rèn luyện kĩ năng làm bài cho học sinh, nhất là kĩ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12 theo cả hình thức trực tuyến và trực tiếp.

2. Yêu cầu

- Chuẩn bị tốt về đề thi đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo ma trận đặc tả đã được tổ nhóm bộ môn thống nhất.  - Đảm bảo nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng trong kiểm tra đánh giá.  - Không kiểm tra đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình PT hiện hành; những nội dung đã hướng dẫn tại Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông. - Đối với môn tiếng Anh, tiếp tục thực hiện theo công văn số 5333/BGDĐT-GDTrH ngày 29/9/2014 và công văn 3333/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2016 của Bộ về việc sử dụng định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông từ năm ọc 2015 - 2016.

II. Kế hoạch thực hiện


  1.  Đối với KTĐG thường xuyên (hệ số 1)
- Kiểm tra đánh giá thương xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm kiểm tra đánh g iá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình GDPT do Bộ ban hành. - Kiểm tra đánh g iá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập …;  - Số bài kiểm tra đánh giá thường xuyên trong mỗi học kỳ: + Môn học có từ 35 tiết trở xuống / năm học: 2  + Môn học có từ trên 35 tiết đến 70 tiết /năm học: 3 + Môn học có từ trên 70 tiết/ năm học: 4
  1. Đối với kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện như sau:
- Kiểm tra đánh giá định kì, gồm kiểm tra đánh g iá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập. Trong mỗi học kì, một môn học có 01 (một) bài kiểm tra đánh g iá iữa kỳ và 01 (một) bài kiểm tra đánh g iá cuối kỳ.  - Thời gian làm bài kiểm tra đánh giá định kì bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 phút đến 90 phút. Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận đặc tả của đề đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học. Mức độ yêu cầu của các câu hỏi trong đề kiểm tra như sau:  - Mức 1 (nhận biết): Các câu hỏi yêu cầu học sinh nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục; - Mức 2 (thông hiểu): Các câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức kĩ năn đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục; - Mức 3 (vận dụng): Các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống gắn với nội dung các bài học hoặc chủ đề trong  chương trình môn học, hoạt động giáo dục;  - Mức 4 (vận dụng cao): Các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năn đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống mới, gắn với thực tiễn, phù hợp với mức độ cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục.  Đối với kiểm tra đánh giá bằng bài thực hành, hoặc dự án học tập: yêu cầu cần đạt của bài thực hành hoặc dự án học tập phải được giáo viên trong tổ bộ môn thảo luận, thống nhất bảng kiểm các mức độ đạt được phù hợp với 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao của các kiến thức kĩ năn được sử dụng.

- Kiểm tra đánh giá giữa kì (Hệ số 2)


Khối Môn Thời gian kiểm tra Thời gian làm bài Ghi chú
10 Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD, Sinh, Lý , Hóa, Tin, CN Tuần 11 và 27 Toán, văn: 90 phút; Các môn còn lại 45 phút  
11 Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD, Sinh, Lý , Hóa, Tin, CN Tuần 11 và 27 Toán, văn: 90 phút; Các môn còn lại 45 phút  
12 Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD, Sinh, Lý , Hóa, Tin, CN Tuần 11 và 27 Toán, văn: 90 phút; Các môn còn lại 45 phút  
Lưu ý: Đối với 02 môn TD và QPAN yêu cầu GVBM đảm bảo lịch kiểm tra theo KHGD môn học.  

- Kiểm tra đánh giá cuối kì (Hệ số 3)


Khối Môn Thời gian kiểm tra Thời gian làm bài Ghi chú
10 Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD, Sinh, Lý , Hóa, Tin, CN Tuần 17 và 34 Toán, văn: 90 phút; Các môn còn lại 45 phút  
11 Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD, Sinh, Lý , Hóa, Tin, CN Tuần 17 và 34 Toán, văn: 90 phút; Các môn còn lại 45 phút  
12 Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD, Sinh, Lý , Hóa, Tin, CN Tuần 17 và 34 Toán, văn: 90 phút; Các môn còn lại 45 phút  
Lưu ý: Đối với 02 môn TD và QPAN yêu cầu GVBM đảm bảo lịch kiểm tra theo KHGD môn học.
Hình thức kiểm tra, đánh gía định kỳ: - Khối 10,11: Bài kiểm tra tự luận, bài thực hành, dự án học tập. bài kiểm tra được thực hiện trên giấy hoặc trên phần mềm phải được xây dựng trên ma trận đặc tả của đề. - Khối 12: + Phương án 1: Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan (tỉ lệ 5:5, 6:4, 7:3) trong bài kiểm tra định kỳ. Bài kiểm tra định kỳ thực hiện bằng hình thức là bài thực hành, dự án học tập. + Phương án 2: Tối đa một bài kiểm tra định kỳ trắc nghiệm 100%, bài kiểm tra còn lại  tự luận hoặc bài kiểm tra theo hình thức kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm (tỉ lệ 5:5; 6:4) hoặc bài kiểm tra tự luận 100%. Bài kiểm tra định kỳ thực hiện bằng hình thức là bài thực hành, dự án học tập. +  Bài kiểm tra theo hình thức kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm thực hiện theo 1 trong 2 hình thức sau: Hình thức 1:  Bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan phối hợp chung với tự luận, gồm hai phần: Phần 1 gồm các câu trắc nghiệm khách quan (có 60% cơ bản và 40% phân hoá, mức độ phân hoá tuỳ theo trình độ chung của học sinh trong nhà trường); Phần 2 là lời giải của từ 20% đến 25% số câu được quy định trong bài kiểm tra (học sinh trình bày ngắn gọn các công thức sử dụng, giải thích, biện luận, tính toán…). Thời gian bài kiểm tra từ 45 – 90 phút. Hình thức 2: Bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan độc lập với tự luận, gồm hai phần: Phần 1 gồm trắc nghiệm khách, (có 60% cơ bản và 40% phân hoá, mức độ phân hoá tuỳ theo trình độ chung của học sinh trong nhà trường); Phần 2 gồm một số câu hỏi tự luận ngắn độc lập với phần 1 Học sinh làm bài kiểm tra thành hai giai đoạn riêng biệt: nộp phiếu trả lời trắc nghiệm khi hết thời gian dành cho phần 1 rồi mới nhận đề và làm tiếp phần kiểm tra tự luận. Thời gian bài kiểm tra từ 45 – 90 phút, tỉ lệ thời gian theo tỉ lệ bài kiểm tra.  
  1. Kiểm tra chung học kỳ I ( Giữa kỳ và cuối kỳ).
  • Môn  kiểm tra: 11 môn bao gồm - Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD, Sinh, Lý , Hóa, Tin, CN.
  • Hình thức: Trộn danh sách học sinh theo khối theo vần A,B,C...; Thi tập trung trong 3 ngày.
  • Tổng số học sinh dự thi: 163 hs
  • Quy định phòng thi: Vị trí: Tầng 2-k10,11(P1); tầng 1-k12,11(p2)
+ Khối 10 (55 học sinh): 2 phòng thi - P1(27); P2(28) + Khối 11 (44 học sinh): 2 phòng thi - P1(22); P2(22) + Khối 10 (64 học sinh): 2 phòng thi - P1(32); P2(32)
  • Lịch thi dự kiến: Tuần 11(giữa kỳ) và tuần 34(cuối kỳ)
  1. Tổ chức thi thử TN THPT lớp 12.
  • Lần 1: Dự kiến tháng 01/2021
  • Lần 2: Dự kiến tháng 03/2021
  • Lần 3: Dự kiến Tháng 05/2021
  • Lịch thi:
Ngày Buổi Môn Thời gian làm bài Giờ phát đề thi Giờ bắt đầu làm bài Ghi chú
 Thứ 5 Chiều Ngữ văn  120 phút 13h45 13h50  
 Thứ 6 Sáng KHTN
 
Vật lý 50 phút 7h00 7h05  
Hóa học 50 phút 8h05 8h10  
Sinh học 50 phút 9h10 9h15  
KHXH Lịch sử 50 phút 7h00 7h05  
Địa lý 50 phút 8h05 8h10  
GDCD 50 phút 9h10 9h15  
Chiều Toán 90 phút 13h45 13h50  
    Tiếng Anh 60 phút 15h30 15h35  
Thứ 7, chủ nhật: Chấm bài  
 
III. Tổ chức thực hiện
1/  Ban giám hiệu.
  • Xây dựng, triển khai kế hoạch cụ thể đến các Tổ CM.
  • Thực hiện chỉ đạo giám sát, kiểm tra chung trong thời gian kiểm tra.
  • Điều động  CBCT, CBGS ( số lượng: 01 CBCT/ phòng; 01 CBGS/3 phòng). Thông báo trước 3 ngày theo lịch tổ chức kiểm tra chung. Lập bảng theo dõi GV làm nhiệm vụ coi thi.
2/ Tổ chuyên môn
  • Các tổ chuyên môn thực hiện sinh hoạt tổ, nhóm xây dựng ma trận đề kiểm tra định kỳ.
  • Chuẩn bị đề thi: Mỗi môn ra 02 đề khác nhau đúng yêu cầu cầu ma trận ( cùng mức độ), đảo thành 4 mã đề. Đề và đáp án đưa lên Website trường sau khi kiểm tra xong.
  • Thực hiện chấm bài, phúc khảo ( GV chấm nộp bài theo quy định và chịu trách nhiệm phúc khảo theo nội dung phân công). Đưa kết quả chấm thi lên Website trường gửi cho GV bộ môn vào điểm trên SMAS, dán thông báo bảng tin và thông báo cho PHHS.
3/ Tổ Văn phòng.
  • Kiểm tra, chuẩn bị CSVC, giấy thi, giấy nháp và VPP.
  • Photo đề kiểm tra chung đối với 11 môn; tổng hợp kinh phí: photo, VPP…
  • Tổng hợp, báo cáo: tổng kinh phí photo đề và VPP phục vụ kỳ kiểm tra về BGH và thu nộp theo quy định.
  • Cùng với HĐ đảm bảo các tài liệu, giấy tờ liên quan phục vụ cho lịch kiểm tra theo quy định.
  • Bảo vệ: Đảm bảo việc theo dõi nề nếp CBGVNV và HS;  thời gian đóng, mở cổng và hiệu lệnh trống  theo quy định.
  • Lái xe: Đảm bảo thời gian đón, trả học sinh theo quy định.
4/ Thư ký HĐ nhà trường.
  • Sắp xếp phòng thi cho thí sinh, đủa lên website và dán thông báo để thí sinh biết: Lịch thi, Hiệu lệnh trống, Sơ đồ phòng thi, SBD, danh sách thí sinh trong phòng thi, quy định của kỳ thi. Gửi các lớp thông báo SBD và phòng thi của các thí sinh. Thống báo trước 3 ngày theo lịch tổ chức kiểm tra chung.
  • Phụ trách các tài liệu liên quan đến kỳ thi theo yêu cầu của BGH. Các mẫu văn bản, danh sách chấm điểm cho giáo viên chấm.
  • Kiểm tra, mở hệ thống SMAS: đảm bảo việc đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, báo cáo việc GVCN,GVBM cập nhật thông tin học sinh, tiến độ vào điểm, xếp loại …. theo quy định.
  • Cùng bp văn phòng phụ trách đề và các giấy tờ liên quan, VPP trong các buổi kiểm tra chung nhà trường.
Trên đây là kế hoạch kiểm tra, đánh giá học sinh năm học 2020-2021 của Trường THPT Trần Hưng Đạo theo thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020, Sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT.  

              Nơi nhận:                                                                      HIỆU TRƯỞNG

- BGH - Tổ trưởng chuyên môn - GVBM, thông báo - Lưu VT

                                                                                                     Nguyễn Thị Phương

                                   

BẢNG THEO DÕI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CÁC BỘ MÔN


NĂM HỌC 2020-2021
Môn Lớp Số tiết/tuần HK1 KT tx KT đk KT ck HK2 KT tx KT đk KT ck Ghi chú
Toán 10 3 3 4 1 1 3 4 1 1  
11 3,5 4 4 1 1 3 4 1 1  
12 3,5 4 4 1 1 3 4 1 1  
10 2 2 3 1 1 2 3 1 1  
11 2 2 3 1 1 2 3 1 1  
12 2 2 3 1 1 2 3 1 1  
Hóa 10 2 2 3 1 1 2 3 1 1  
11 2 2 3 1 1 2 3 1 1  
12 2 2 3 1 1 2 3 1 1  
Sinh 10 1 1 2 1 1 1 2 1 1  
11 1,5 1,5 3 1 1 1,5 3 1 1  
12 1,5 1,5 3 1 1 1,5 3 1 1  
Tin 10 2 2 3 1 1 2 3 1 1  
11 1,5 2 3 1 1 1 3 1 1  
12 1,5 1 3 1 1 2 3 1 1  
Văn 10 3 3 4 1 1 3 4 1 1  
11 3,5 4 4 1 1 3 4 1 1  
12 3 3 4 1 1 3 4 1 1  
Sử 10 1,5 1 3 1 1 2 3 1 1  
11 1 1 2 1 1 1 2 1 1  
12 1,5 2 3 1 1 1 3 1 1  
Địa 10 1,5 2 3 1 1 1 3 1 1  
11 1 1 2 1 1 1 2 1 1  
12 1,5 1 3 1 1 2 3 1 1  
Anh 10 3 3 4 1 1 3 4 1 1  
11 3 3 4 1 1 3 4 1 1  
12 3 3 4 1 1 3 4 1 1  
GDCD 10 1 1 2 1 1 1 2 1 1  
11 1 1 2 1 1 1 2 1 1  
12 1 1 2 1 1 1 2 1 1  
CN 10 1,5 1 3 1 1 2 3 1 1  
11 1,5 1 3 1 1 2 3 1 1  
12 1 1 2 1 1 1 2 1 1  
TD 10 2 2 3 1 1 2 3 1 1  
11 2 2 3 1 1 2 3 1 1  
12 2 2 3 1 1 2 3 1 1  
QPAN 10 1 1 2 1 1 1 2 1 1  
11 1 1 2 1 1 1 2 1 1  
12 1 1 2 1 1 1 2 1 1  
- Số bài kiểm tra đánh giá thường xuyên trong mỗi học kỳ:
+ Môn học có từ 35 tiết trở xuống / năm học: 2
 + Môn học có từ trên 35 tiết đến 70 tiết /năm học: 3
+ Môn học có từ trên 70 tiết/ năm học: 4