Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất doc

Ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong những năm gần đây liên tục phát triển, thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn và đi vào hoạt động sản xuất có hiệu quả; theo đó các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và sử dụng hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ và khí hóa lỏng phát triển tương đối nhanh đáp ứng nhu cầu vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp; đó là các dự án sản xuất phân bón, khí công nghiệp, vật liệu nổ công nghiệp, các trạm cấp khí hóa lỏng... Đồng thời cùng với sự phát triển của công nghiệp các ngành nông nghiệp, Y tế, dịch vụ... nhu cầu sử dụng hoá chất rất lớn. Do đó các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hóa chất ngày càng phát triển; cùng với đó là hoạt động vận chuyển và hệ thống các kho bảo quản khí hoá lỏng, vật liệu nổ công nghiệp, kho chứa hoá chất được đầu tư xây dựng nhiều hơn.

Hoạt động hóa chất nói chung và hóa chất độc nói riêng luôn tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn và sự cố hoá chất có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Hoá chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi tiếp xúc với nó do bản chất độc hại của chúng. Hóa chất có khả năng phát tán nhanh, trên diện rộng [các loại hóa chất: Amoni Nitrate, dung môi - amôniăc, axít sunfuríc, axit phốtphoric, kiềm, chlorine, formaldehide và phenol, tiền chất thuốc nổ, thuốc nổ công nghiệp…] nên rất dễ xâm nhập vào cơ thể người và để lại những hậu quả lâu dài đối với sức khỏe con người và môi trường bởi khả năng tồn lưu lâu dài khó phân hủy và gây cháy nổ ảnh hưởng trên diện rộng. Hoạt động hóa chất luôn đi liền với nguy cơ xảy ra sự cố cháy, nổ lớn, ngay lập tức tác động trên phạm vi rộng đến sức khỏe con người, tài sản vật chất và môi trường. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Công thương xây dựng dự thảo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, hóa chất độc xin ý kiến đóng góp của các đơn vị liên quan nhằm đảm bảo an toàn trong công tác quản lý cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan đến hóa chất theo đúng quy định của pháp luật. Xem chi tiết dự thảo tại đây./.

Đào Thanh Tân - Phòng KTATMT

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ---

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---

Số: 26/2016/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT ĐỘC

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc.

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

Điều 3. Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế này./.

Sự cố liên quan đến hóa chất nguy hiểm thường xuyên xảy ra ở cả những quốc gia đang phát triển và những nước có nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc phát thải hóa chất độc hại ra môi trường sẽ gây ra các tổn thương thậm chí chết nhiều người do phơi nhiễm trực tiếp qua mắt, tiếp xúc qua da, hô hấp, tiêu hóa hay do việc nhiễm tạp chất trong đất, nước ảnh hưởng đến chuỗi cung cấp thực phẩm.

Để giảm thiểu nguy cơ và hậu quả nếu có của các sự cố hoá chất, các cơ quan chức năng đã bàn hành các quy định về việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất như: Luật hoá chất, Nghị định 113/2017/NĐ-CP, Thông tư 32/2017/TT-BCT.

Cụ thể: - Các cơ sở, dự án sản xuất, cất giữ, sử dụng các hoá chất nguy hiểm với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng giới hạn quy định tại Phụ Lục 4 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP sẽ phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất trình Bộ Công Thương thẩm định và phê duyệt. - Các cơ sở, dự án sản xuất, cất giữ, sử dụng hoá chất sẽ phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất.

Trung tâm chúng tôi với các cán bộ có kiến thức chuyên môn và đội ngũ cộng tác viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn hoá chất có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc lập các Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất đảm bảo đúng yêu cầu của pháp luật.

Chủ Đề