Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ tài năng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 1
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 2
  • Soạn Tiếng Việt Lớp 5
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2



Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài

Bài làm

HAI BÀ TRƯNG

“Ngàn năm trang sử còn ghi,

Mê Linh sông Hát chỉ vì non sông.

Chị em một dạ một lòng,

Đuổi quân Tô Định khỏi vùng biên cương.”

Là con dân đất Việt, ai cũng sẽ biết “chị em” ấy chính là hai nữ tướng anh hùng của dân tộc: Hai Bà Trưng.

Thưở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ, chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai khiến bao người dân lành mất mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng,… Lòng dân oán hận ngút trời, họ chỉ mong chờ ngày vùng lên đánh đuổi giặc.

Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, mẹ tần tảo, dồn bao tâm huyết để nuôi dạy hai người con khôn lớn. Hai chị em không ai chịu thua kém ai, kết hợp thành một cặp văn võ song toàn. Họ nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết được, bèn lập mưu giết chết Thi Sách.

Nghe tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc để tang. Trưng Trắc dõng dạc trả lời:

– Không! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy sẽ kinh hồn.

Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rung rung lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng với ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân. Chẳng bao lâu, thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tên tướng giặc ôm đài chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù.

Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử đất Việt. Bao đời nay, con cháu đất Việt vẫn tưởng nhớ công ơn của hai nữ tướng này. Hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận đã trở thành biểu tượng bất khuất của những người phụ nữ Việt Nam kiên cường, dũng cảm.

Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ tài năng

Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ tài năng

Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.

Hai Bà Trưng

Năm 34 sau tây lịch, nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ.

Tô Định là một người tham lam tàn bạo. Dân chúng vô cùng oán hận, Lạc hầu, Lạc tướng cũng căm hờn. Còn Lạc tướng huyện Châu Diên là Thi Sách, mưu tính việc chống quân Tàu. Tô Định hay được bèn giết Thi Sách đi. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc nổi lên đánh Tô Định để báo thù cho chồng, rửa hận cho nước.

Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng lất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm đưực 65 thành trì. Tô Định chỏng cự không lại trôn chạy về Tàu.

Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ớ Mê Linh [năm 40 sau tây lịch]. Dân chúng vui mừng độc lập.

Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân cùa Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc [tức gần Hồ Tây ỡ Hà Nội bấy giờ]. Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.

Mùa thu nàm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát [chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà] trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.

Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.

Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.

Võ Thị Sáu

Có nơi đâu đẹp tuyệt vời

Như sông như suối như người Việt nam

Đất nước Việt Nam trải qua hơn 4000 năm lịch sử với biết bao biến cố, thăng trầm, chịu rất nhiều cuộc xâm lăng của các nước lớn. Nhân dân ta tuy hiền lành tay cuốc, tay cày nhưng khi có kẻ thù giày xéo quê hương, lòng yêu nước lại trỗi dậy “ kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước”. Trong làn sóng yêu nước ấy sinh ra biết bao vị anh hùng. Một trong những vị anh hùng làm em cảm phục là chị Võ Thị Sáu

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933, tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Vũng Tàu-Côn Đảo. Tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi rồi nhanh chóng trở thành nữ chiến sĩ trinh sát nổi tiếng gan dạ của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, chị Sáu bị địch bắt trong lúc đang tham gia trận đánh tiêu diệt tề ở chợ quê gần nhà mình. Hơn 1 năm bị giam cầm trong khám Chí Hòa, "nếm" đủ thứ đòn roi và đủ "mùi" tra tấn..., nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn nêu cao tấm gương dũng cảm vươn lên, không khuất phục kẻ thù.

Tháng 4.1951, thực dân Pháp đưa chị Sáu ra tòa án binh xét xử. Phiên tòa không có luật sư, không có công chúng, chỉ với sự hiện diện của 2 tên tay sai hội tề làm nhân chứng với bồi thẩm đoàn, công tố và hiến binh, nhưng chánh án vẫn kết tội "Võ Thị Sáu tham dự vụ giết hại các nhà chức trách ở Đất Đỏ" và tuyên án tử hình. Lúc bấy giờ, bản án tử hình người con gái chưa đến tuổi thành niên đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, kẻ thù run sợ không dám xử bắn chị Sáu tại Sài Gòn.

Sáng 21.1.1952, chị Sáu bị lính lê dương còng tay, áp tải xuống một chiếc tàu chở hàng Tết ra đảo. Trong 9 năm kháng chiến, đây là nữ tử tù đầu tiên, duy nhất và trẻ tuổi nhất bị giặc Pháp xiềng chặt vào boong tàu... đưa ra Côn Đảo hành hình! Sáng sớm ngày 22.1.1952, chị Võ Thị Sáu có mặt tại Côn Đảo, chúa đảo Jarty khét tiếng khôn ngoan, xảo quyệt..., không dám đưa người con gái nhỏ bé này về giam chung ở nhà banh mà cách ly tại xà lim sở Cò. Thời điểm ấy, chỉ còn đúng 5 ngày nữa là đón giao thừa, nhưng chúa đảo vẫn quyết định xử bắn tù nhân".

Đến ngày xử bắn, khoảng Bốn giờ sáng, xếp Lé mở cửa xà lim. Chị Sáu đã sẵn sàng trong bộ quần áo bà ba trắng toát. Chúa đảo Giắc-ty, cò cô-pơ-lanh chúa ngục Pác-xi, chủ sở điều tra Đuy-lây, cố đạo Pháp cùng bọn gác-điêng... Bọn chúng đến đông đủ vì hiếu kỳ? Vì ngạc nhiên? Vì kính phục? Vì đầu tiên có một người phụ nữ còn dưới tuổi thành niên bị bắn ở ngoài đảo khơi xa cách đất liền này. Chúng sợ việc hành quyết chị Sáu trong đất liền sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu, Giắc-ty hỏi chị Sáu:

- Có khai gì nữa không?

- Không.

Chúa ngục Pác-xi róc rượu đưa mời chị Sáu:

- Một lát nữa cô sẽ bị xử bắn. Cô uống đi một cốc, hơi rượu sẽ làm cô thêm can đảm.

Chị Sáu mỉm cười, trả lời:

- Rất cảm ơn? Nếu các ông cần rượu để có thêm can đảm, xin mời cứ tự nhiên.

Pác-xi kinh ngạc, trố mắt nhìn cô gái.

Bọn chúng dẫn chị đi trước, hai tay không bị xích. Xếp Lé đeo súng đi kèm.

Cố đạo Tây xin phép được làm lễ rửa tội cho chị Võ Thị Sáu. Chị nói:

- Tôi không có tội. Yêu nước không phải là một tội.

Nhìn những người đang đào huyệt cho chị, chị dừng lại hỏi họ:

- Huyệt của tôi ?

Những người đào huyệt nghẹn ngào không dám trả lời.

Chị rút bông hoa gài trên mái tóc, đưa cho mấy người lính tù.

- Tặng mấy anh bong hoa này. Cảm ơn các anh đã đào huyệt cho tôi. Hôm nay mấy anh mới đào một cái nhỏ. Nhưng ngày mai, mấy anh cần đào một cái huyệt thật to…

Những người tù ngơ ngác nhìn nhau. Chị Sáu nháy mắt, hất hất về phía bọn Pháp:

- Một cái huyệt thật to để chôn những kẻ bắn tôi hôm nay…

Chị đã đến với cái chết bằng lời ca. Với khí phách hiên ngang, bất khuất. Trước họng sung, chị hô vang những lời ca cuối cùng “ Hồ chủ tịch muôn năm” .

Và chị nằm xuống, mãi mãi nghe sóng vỗ rì rào,

Người con gái trẻ măng

Giặc đem ra bãi bắn

Đi giữa hai hàng súng

Vẫn ung dung mỉm cười

Ngắt một đóa hoa tươi

Chị cài lân mái tóc

Đầu ngẩng cao bất khuất

Ngay trong phút hi sinh

Bây giờ dưới gốc dương

Chi nằm nghe biển hát

Cái chết của chị Võ Thị Sáu cùng bao tấm gương anh hùng khác đã trở thành bất tử. Chị đã hi sinh nhưng tấm gương yêu nước, bất khuất kiên trung của chị còn sống mãi trong lòng nhân Việt Nam, sống mãi với thời gian. Noi gương chị, lớp lớp thiếu niên cúng em nguyện sẽ ra sức học tập, rèn luyện để dựng xây đất nước ta ngày càng giàu mạnh.

Bài viết gợi ý:

Đề bài

Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài

Bài văn mẫu kể về một nữ anh hùng lớp 5 chọn lọc

Bài văn mẫu 1

Bạn đang xem: Kể câu chuyện về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài

Năm 34 sau tây lịch, nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ.

Tô Định là một người tham lam tàn bạo. Dân chúng vô cùng oán hận, Lạc hầu, Lạc tướng cũng căm hờn. Còn Lạc tướng huyện Châu Diên là Thi Sách, mưu tính việc chống quân Tàu. Tô Định hay được bèn giết Thi Sách đi. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc nổi lên đánh Tô Định để báo thù cho chồng, rửa hận cho nước.

Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm được 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại trốn chạy về Tàu. Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh [năm 40 sau tây lịch]. Dân chúng vui mừng độc lập.

Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân của Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc [tức gần Hồ Tây ở Hà Nội bấy giờ]. Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.

Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát [chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà] trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.
Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.

Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.

» » Xem thêm: Kể về một anh hùng chống ngoại xâm

Bài văn mẫu 2

Kể chuyện về một nữ anh hùng lớp 5: Võ Thị Sáu

Đất nước Việt Nam trải qua bốn nghìn năm dựng và giữ nước, có biết bao tấm gương đã anh dũng hi sinh vì độc lập cho dân tộc. Trong các tấm gương về nữ anh hùng, người khiến em khâm phục và ngưỡng mộ nhất là chị Võ Thị Sáu – người con gái miền đất đỏ với tinh thần không hề nao núng trước kẻ thù.

Chị Sáu là nữ anh hùng, sinh năm 1933 ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa. Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống yêu nước, lại chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào, chị đã không ngần ngại cùng các anh trai tham gia cách mạng. Năm 14 tuổi, người con gái dũng cảm đã theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp.

Tháng 2/1950, chị dẫn đầu một tổ, dùng lựu đạn tập kích diệt hai tên ác ôn Cả Suốt, Cả Đay. Không may chị bị sa vào tay địch. Bị bắt giam, chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù. Chúng dùng mọi cực hình tra tấn, nhưng không khai thác được gì, liền đưa chị về giam ở khám Chí Hòa, Sài Gòn để tiếp tục khai thác và sau đó mở phiên tòa, tuyên án tử hình chị. Tại phiên tòa, tuy  mới 17 tuổi, nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang tỏ rõ khí phách anh hùng của một thiếu nữ Việt Nam làm cho lũ quan tòa và đồng bọn đều phải nể sợ.

Ngày 23/1/1952, chúng thi hành bản án, bắn chết chị ở ngoài hòn đảo xa đất liền này sau hai ngày chúng đưa chị ra đây. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm 22, chị đã gửi lòng mình với đất nước và nhân dân bằng những bài ca cách mạng: Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hùng binh… Bốn giờ sáng, viên cố đạo liền lên tiếng: “Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?”. Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta và mặt tên chánh án, trả lời: “Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước”.

Ra đến pháp trường, tên chánh án hỏi chị: “Còn yêu cầu gì trước khi chết?”. Chị nói: “Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”. Khi tên chỉ huy ra lệnh cho bọn lính chuẩn bị nổ súng thì chị lập tức ngưng hát và hét lên: “Đả đảo thực dân Pháp!”. “Việt Nam độc lập muôn năm!”. “Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

Tinh thần bất khuất, dũng cảm của chị Võ Thị Sáu đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam, tiếp tục viết nên lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc. Cảm phục trước tấm gương người nữ anh hùng, chúng em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt hơn nữa để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh và tươi đẹp hơn, xứng đáng với sự hi sinh anh dũng của các thế hệ đi trước.

Bài văn mẫu 3

Văn mẫu 5 kể chuyện về nữ anh hùng Bùi Thị Xuân

Trong khởi nghĩa Tây Sơn nói riêng và lịch sử quân sự Việt Nam nói chung, Bùi Thị Xuân là nhân vật đặc biệt. Bà không chỉ được người đời biết đến là một nữ tướng giỏi mà còn là người gắn liền với giai thoại thuần phục voi trắng.
Nữ tướng Bùi Thị Xuân [?-1802] quê thôn Xuân Hòa, tổng Phú Phong, huyện Tuy Viễn [nay thuộc thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định]. Từ khi còn trẻ, bà đã nổi tiếng xinh đẹp, khéo tay, viết chữ đẹp, giỏi kiếm thuật, bắn cung, cưỡi ngựa và đặc biệt là kỳ tài luyện voi đánh trận.

Tương truyền, trước khi gia nhập nghĩa quân Tây Sơn, nhờ tài cao chí lớn, bà mua được hai con voi ngà tại vùng Tây Sơn và thuần phục nó. Sau khi đã tập luyện thuần thục, bà thường cưỡi voi đi săn tại các khu Đồng Sim, Đồng Trăng, Thuận Ninh.

Một hôm, đang cưỡi voi đi săn ở Đồng Sim, bà nghe tiếng voi kêu thét đau thương. Tới nơi, Bùi Thị Xuân thấy con voi trắng ngà dài đến hai thước đang bị con trăn to quấn chặt bốn chân. Tiếng voi thét yếu dần lẫn trong tiếng thác nước ầm ầm. Lập tức, Bùi Thị Xuân bắn ngay mũi tên vào mắt con trăn. Đau quá, trăn bỏ mồi quăng mình tấn công bà.

Bà phóng ngay ngọn lao vào miệng đang há của trăn. Ngọn lao xuyên thấu đầu và ghim chặt trăn vào gốc cây. Quá đau, con trăn quấn chặt thân cây siết mạnh. Cây đổ, trăn duỗi mình chết. Con voi trắng đứng lên rồi quỳ gối gục đầu trước bà. Bà vỗ lên đầu nó rồi nói một cách thân ái: “Bạch tượng, từ đây chúng ta sẽ trở thành bạn thân nhé!”. Con voi trắng đưa vòi cạ vào vai Bùi Thị Xuân rồi đứng dậy vươn vòi thét lên mấy hồi.

Từ phía xa, tiếng chân chạy rầm rập, cây rừng xào xạc, rồi một đàn voi xuất hiện xung quanh bạch tượng. Sau tiếng thét dài của bạch tượng, đoàn voi đồng loạt quỳ xuống, co vòi như hành lễ bái kiến Bùi Thị Xuân. Đàn voi theo bà về làng. Bà thường đem trên 10 con voi ra tập trận tại gò Xuân Hòa nên nhân dân địa phương còn gọi là gò Tập Voi.

Sau khi Tây Sơn khởi nghĩa, các sắc dân miền núi đem tặng nhiều thớt voi nữa, đàn voi có trên trăm con. Quản tượng đa số là nữ binh, chỉ có một vài nam binh điều khiển khi tập luyện. Khi điều khiển, bà dùng ngọn cờ đỏ có cán dài. Khi bà chưa ra thao trường, voi đi lại lộn xộn. Lúc nữ tướng xuất hiện, con voi đầu đàn vội chạy lại đứng nghiêm chỉnh trước mặt, chân trước co lên.

Bà nhảy lên, chân điểm nhẹ trên đầu gối voi rồi tung mình vút lên lưng con vật. Được vỗ nhẹ hai cái trên đầu, con voi đầu đàn rống lên một tiếng dài. Cả đàn răm rắp chạy đến xếp hàng ngay ngắn trước mặt voi đầu đàn. Bà dùng cờ phất ngang, dọc, trước sau để điều khiển đàn voi tiến tới, rẽ sang phải, sang trái, tới, lui, nhịp nhàng đều đặn.
Khi tập voi đánh trận, ban đầu, bà tập từng thớt một. Mỗi thớt có một nữ quản tượng, khi thuần thục rồi mới tập thành đoàn. Khi đó, nữ quản tượng nào đi kèm voi nấy. Hàng ngũ chỉnh tề rồi, các nữ quản tượng mình mặc áo quần gọn gàng, đầu chít khăn đỏ, theo lệnh phất cờ đồng một lượt nhảy vút lên mình voi.

Cờ hiệu được tung lên, khi nam, khi bắc, lúc tả, lúc hữu. Cờ hiệu phất cao, buổi diễn tập chấm dứt, đoàn voi lại xếp hàng ngay ngắn và nữ quản tượng nhảy xuống cũng lẹ làng, nhịp nhàng với những nụ cười xinh tươi đắc ý. Sau khi phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ năm 1771, Bùi Thị Xuân cùng chồng là Trần Quang Diệu nhanh chóng trở thành những tướng lĩnh trụ cột, góp công lớn trong công cuộc dựng nghiệp của nhà Tây Sơn.

Qua câu chuyện trên, ta càng cảm thấy khâm phục hơn nữa người phụ nữ tài sắc vẹn toàn Bùi Thị Xuân. Từ phụ nữ bình thường, bà trở thành một danh tướng được kính trọng, được người đời luôn luôn ghi nhớ và trầm trồ khen ngợi.

—-

Trên đây là một số bài văn mẫu lớp 5 kể chuyện về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài mà em biết hay đã đọc được chúng tôi biên soạn. Các em cũng có thể tham khảo thêm bài Kể về một vị anh hùng, danh nhân mà em biết cũng thuộc phần tap lam van lop 5 để củng cố thêm vốn từ hoặc nội dung đáp ứng tốt hơn cho việc viết bài của mình nhé.

Văn mẫu lớp 5 kể về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài mà em biết hay đã đọc bao gồm những bài văn hay nhất được THPT Sóc Trăng chia sẻ

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Video liên quan

Chủ Đề