Kể tên các yếu tố được sử dụng trong văn tự sự đã được học trong phần tập làm văn

II - Đặc điểm và cách làm1. Theo em, các văn bản miêu tả, tự sự [kể chuyện] và đơn từ khác nhau ở chỗ nào ? So sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bày [các phần trong một văn bản] của ba loại văn bản này. Ghi vào vở theo bảng sau :

STTVăn bảnMục đíchNội dungHình thức
1Tự sựThuật truyện, kể chuyệnCó các chuỗi sự việc, có sự việc mở đầu, sự việc kết thúc liên quan tới nhân vậtVăn xuôi
2Miêu tảGiúp người đọc tự liên tưởng, tưởng tượngHình dáng, đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượngVăn xuôi
3Đơn từBày tỏ nguyện vọng

- Người gửi và người nhận đơn

- Nguyện vọng

Văn xuôi
 

2. Mỗi bài văn miêu tả hay tự sự đều có ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Hãy nêu nội dụng và những lưu ý trong cách thể hiện của từng phần. Tổng kết vào vở theo bảng sau :

STTCác phầnTự sựMiêu tả
1Mở bàiGiới thiệu về đối tượng, sự vật được kểGiới thiệu về sự vật, đối tượng được miêu tả
2Thân bàiKể chuỗi sự kiện liên quan tới nhân vậtMiêu tả đặc điểm, tính chất sự vật theo trình tự nhất định [từ khái quát tới cụ thể hoặc ngược lại]
3Kết bàiKết quả, suy nghĩNhận xét, cảm nghĩ

 

Câu 3 : Em hãy nêu mối quan hệ giữa sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản tự sự Cho ví dụ cụ thể.

Mối quan hệ giữa nhân vật, sự kiện, chủ đề :

- Nhân vật với hành động, suy nghĩ, sự tương tác lẫn nhau sẽ nêu bật được chủ đề.

- Chủ đề là vấn đề cốt lõi được biểu hiện thông qua nhân vật, sự kiện.

- Sự kiện sắp xếp theo trình tự, nối kết các nhân vật với nhau, thể hiện chủ đề của tác phẩm.

 

Câu 4 : Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố nào ? Hãy nêu dẫn chứng về một nhân vật trong truyện mà em đã học.

Nhân vật trong các tác phẩm tự sự được miêu tả và kể qua các yếu tố :

- Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, hoạt động, suy nghĩ, lời nói…

- Nhân vật Dế Mèn được kể: là chàng dế mới lớn mang vẻ đẹp khỏe khoắn, cường tráng nhưng tính tình sốc nổi, tự phụ.

Dẫn chứng: Tác giả miêu tả chi tiết nhân vật Dế Mèn qua: hình dáng [ đầu, mình, cánh, râu, chân…], lời nói [ ngôn ngữ đối thoại với Dế Choắt và chị Cốc], suy nghĩ [sự ân hận, nhận ra bài học của Mèn.

 

Câu 5 : Thứ tự kể và ngôi kể có tác dụng làm cho cách kể thêm linh hoạt như thế nào ? Em hãy cho một ví dụ.

Ngôi kể trong văn tự sự :
- Ngôi kể thứ : người kể giấu mình, có thể kể tự do, linh hoạt những gì diễn ra.

- Ngôi kể thứ nhất: người kể xưng “tôi” trực tiếp kể những điều mình trông thấy và trải qua, có thể trực tiếp nói cảm nghĩ, ý tưởng của mình.

Về thứ tự kể [trình tự kể chuyện] :

- Người kể có thể kể câu chuyện theo trình tự tuyến tính của dòng thời gian, từ sự kiện tới kết quả, cũng có thể kể sự việc, kết quả hiện tại trước, rồi mới bổ sung hoặc kể kế tiếp các sự việc xảy ra trước đó.

Ví dụ: Chuyện Dế Mèn phiêu lưu kí, tác giả kể hiện tại rồi nhắc về chuyện quá khứ của Dế Mèn. Kể kết quả trước, rồi mới kể diễn biến truyện.

 

Câu 6 : Vì sao miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng và con người ?

Khi miêu tả cần quan sát sự vật, hiện tượng, con người vì nhờ quan sát kĩ mới có thể nắm được những đặc điểm, tính chất của đối tượng. Từ quan sát mới có thể nêu nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh… để nêu bật những đặc điểm riêng biệt của đối tượng.

 

Câu 7 : Hãy nêu lại các  phương pháp miêu tả đã học.

Phương pháp tả cảnh và tả người :

- Xác định đối tượng cần miêu tả
- Quan sát đối tượng, lựa chọn đặc điểm, hình ảnh tiêu biểu

- Trình bày những điều quan sát theo một trật tự nhất định

- Mở bài: Giới thiệu về đối tượng được tả
- Thân bài: Tập trung tả khái quát và chi tiết- 

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả

 

III - Luyện tập

Câu 1 : Từ bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, em hãy tưởng tượng mình là anh bộ đội đã được chứng kiến câu chuyện cảm động đó và kể lại bằng một bài văn
Đây là một bài văn kể chuyện, các bạn có thể làm theo dàn ý sau :

- Nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên [người kể chuyện, có thể xưng tôi]

- Câu chuyện: Trên đường đi chiến dịch, vào một đêm khuya trời mưa và lạnh, ở một mái lều tranh, ba lần anh đội viên thức dậy vẫn thấy Bác chưa ngủ. Anh đội viên cảm động trước tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ, anh thức luôn cùng Bác. Nên kể câu chuyện theo diễn biến của các lần anh đội viên thức giấc.

- Tình cảm cần thể hiện: Câu chuyện được kể bằng tình cảm của anh đội viên. Anh đội viên chứng kiến và kể lại, mọi sự việc đều được tái hiện qua con mắt của nhân vật này. Chú ý diễn tả được tình cảm xúc động, gần gũi mà kính phục của anh đội viên với Bác Hồ.

 

Câu 2 : Từ bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, em hãy viết bài văn miêu tả lại trận mưa theo quan sát và tưởng tượng của em.

Mặt trời đang chói chang bỗng chốc mây đen từ đâu ùn ùn kéo tới, che kín cả bầu trời. Gió ngày càng mạnh hơn làm cây cối nghiêng ngả, đu đưa, bụi bay mù mịt. Mấy chú chim vội vã tìm nơi trú ngụ, mọi người cũng như khẩn trương hơn trước cơn mưa sắp tới gần… Lộp bộp… lộp bộp. Những hạt mưa bắt đầu nặng hạt hơn, bầu trời giờ bị chắn bởi những lớp nước trắng xóa, chớp sáng loáng rạch ngang trời, để lại tiếng sấm rền rĩ, ồn ào. Cây cối lúc này nhảy múa hào hứng với màn nước nước mưa mát lành trời ban tặng…


Câu 3 : Trong các nội dung của tờ đơn nêu sau đây còn thiếu mục nào ? Mục đó có thể thiếu được không ?

- Nơi làm đơn và ngày... tháng ... năm

- Họ tên, nơi công tác hoặc nơi ở của người viết đơn

- Cam đoan và cảm ơn

- Kí tên

Trả lời :

Dàn ý của đơn trên chưa có mục trình bày lí do và nguyện vọng đề nghị được giải quyết. Phần này là phần không thể thiếu và cần phải bổ sung.

Câu 1 – Trang 170 SGK ngữ văn 9 tập 2:

 Hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản trên. [Gợi ý: tự sự khác miêu tả như thế nào? Thuyết minh khác tự sự và miêu tả như thế nào? Văn bản biểu cảm khác văn bản thuyết minh ở đâu? Văn bản nghị luận khác văn bản điều hành ở những điểm nào? Hãy nêu các phương thức biểu đạt cơ bản của mỗi kiểu để làm sáng tỏ các câu hỏi trên.]
 

Trả lời:.

 

Sự khác nhau giữa các kiểu văn bản: 

- Khác nhau về phương thức biểu đạt

- Khác nhau về hình thức thể hiện.

 

Câu 2 – Trang 170 SGK ngữ văn 9 tập 2: Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được hay không? Vì sao?
 

Trả lời:

TTKiểu văn bản, phương thức biểu đạtMục đích giao tiếp
1Tự sựTrình bày diễn biến sự việc
2Miêu tảTái hiện trại thái sự vật, con người
3Biểu cảmBày tỏ tình cảm, cảm xúc
4Nghị luậnNêu ý kiến đánh giá, bàn luận
5Thuyết minhGiới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp
6Hành chính - công vụTrình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người

 

Mỗi kiểu văn bản phù hợp với mục đích riêng, phù hợp với những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Vì thế, không thể thay thế các kiểu văn bản cho nhau.
 

Các kiểu văn bản không thể thay thế cho nhau vì chúng có mục đích khác nhau.

 

Câu 3 – Trang 170 SGK ngữ văn 9 tập 2: Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu một ví dụ để minh họa.
 

Trả lời:

 

Sự phối hợp giữa các phương thức biểu đạt trong một văn bản: Mỗi thể loại thường sử dụng một kiểu văn bản làm cơ sở, ngoài ra còn có sự kết hợp với các phương thức biểu đạt khác.

 

Câu 4 – Trang 171 SGK ngữ văn 9 tập 2: Từ phần tổng kết trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống và khác nhau.a] Hãy kể tên các thể loại văn học đã học, ghi lên bảng.b] Mỗi thể loại ấy đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào?c] Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Cho ví dụ và cho biết yếu tố nghị luận đó có đặc điểm gì.

Trả lời:

 

Mỗi kiểu văn bản có thể có những hình thức văn bản khác nhau. Kiểu văn bản không đồng nhất với thể loại tác phẩm văn học. Tuy nhiên, mỗi thể loại văn học thường gắn với một kiểu văn bản như là yếu tố cơ sở.

- Kể tên các thể loại văn học đã học: Tự sự, trữ tình, kịch, kí.

- Các phương thức biểu đạt khác nhau có thể được kết hợp sử dụng trong một thể loại văn học.

 

Câu 5 – Trang 171 SGK ngữ văn 9 tập 2: Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào? Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở những điểm nào?
 

Trả lời:

 

Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự không hoàn toàn giống nhau. Tính nghệ thuật trong tác phẩm tự sự thể hiện ở khá nhiều điểm như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, kết cấu tác phẩm,...

 

Câu 6 – Trang 171 SGK ngữ văn 9 tập 2: Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình. Cho ví dụ minh họa.
 

Trả lời:
 

Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình cũng có điểm giống và khác nhau. Kiểu văn biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình, thể loại trữ tình chính là môi trường xuất hiện kiểu văn bản biểu cảm.

 

Câu 7 – Trang 171 SGK ngữ văn 9 tập 2: Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức độ nào, vì sao?
 

Trả lời:
 

Tác phẩm nghị luận rất cần các yếu tố như thuyết minh, miêu tả, tự sự vì đây là các yếu tố góp phần hỗ trợ đắc lực cho việc truyền tải tư tưởng, làm tăng tính thuyết phục của văn bản.

 

II. Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS:

 

Câu 1 – Trang 171 SGK ngữ văn 9 tập 2: Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chương trình đã học.
 

Trả lời:

 

Mối quan hệ giữa phần Văn và Tập làm văn: phần Văn giúp học sinh được đọc nhiều để học cách viết tốt. Vì vậy, có thể nói, nếu không đọc, ít đọc thì khả năng viết sẽ không tốt, không hay. 

 

Câu 2 – Trang 171 SGK ngữ văn 9 tập 2: Phần Tiếng việt có quan hệ như thế nào với phần Văn và phần Tập làm văn? Nêu ví dụ chứng minh.
 

Trả lời:
 

Phần Tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ với phần Văn và phần Tập làm văn. Các kiến thức cơ bản về từ vựng, về các biện pháp tu từ, về các phép liên kết,... có tác dụng rất lớn trong việc làm tăng vốn từ vựng, làm phong phú thêm khả năng diễn đạt cảu học sinh.

 

Câu 3 – Trang 171 SGK ngữ văn 9 tập 2: Các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn?
 

Trả lời:

 

Các phương thức biểu đạt miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa quan trọng đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn. 

 

III. Các kiểu văn bản trọng tâm:

 

Thuyết minhTự sựNghị luận
- Giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với các đối tượng thuyết minhBiểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ.- Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.
- Cung cấp tri thức khác quan, chính xác, khoa học và hữu ích- Trình bày các sự việc [sự kiện] có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục biểu lộ ý nghĩa- Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận.

- Các phương pháp thuyết minh thường dùng:

+ Định nghĩa

+ Dùng số liệu

+ Nêu ví dụ

+ So sánh, đối chiếu

+ Phân tích, phân loại

+ Liệt kê

- Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự:

+ Cốt truyện

+ Nhân vật

+ Người kể chuyện

+ Không gian, thời gian

- Các yếu tố tạo thành văn bản nghị luận:

+ Luận điểm

+ Luận cứ

+ Lập luận

Video liên quan

Chủ Đề