Kế toán hành chính sự nghiệp chương 5 năm 2024
Kế toán hành chính sự nghiệp là lĩnh vực kế toán tại các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, tập trung vào quản lý tài chính công và đảm bảo sự minh bạch trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước. Trong bài viết này, FAST sẽ giới thiệu cho bạn tổng quan về định nghĩa kế toán hành chính sự nghiệp là gì, cũng như những vai trò và nhiệm vụ của họ trong việc đảm bảo hoạt động tài chính tuân thủ quy định và hiệu quả. Show
Kế toán hành chính sự nghiệp là người đảm nhận vai trò quan trọng trong việc quản lý ngân sách và điều hành các hoạt động tài chính của các tổ chức như ủy ban, trường học, bệnh viện và các đơn vị hành chính sự nghiệp khác. Trách nhiệm của nhân viên kế toán hành chính sự nghiệp là lập dự toán chi tiêu, đảm bảo hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính một cách chủ động. Bằng cách phân tích báo cáo dự toán, kế toán hành chính sự nghiệp có thể đánh giá và dự đoán chi phí cần thiết cho các hoạt động và dựa vào đó họ có thể đề xuất yêu cầu ngân sách từ Chính phủ hoặc cơ quan tài chính liên quan để đảm bảo hoạt động của đơn vị được thực hiện một cách hiệu quả. 2. Công việc của kế toán hành chính sự nghiệpBên cạnh vai trò quản lý và kiểm soát tình hình sử dụng kinh phí, sử dụng các loại vật tư tài sản công và chấp hành dự toán thu, chi theo định mức của Nhà nước, kế toán hành chính sự nghiệp còn có chức năng thông tin mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành ngân sách Nhà nước, góp phần đắc lực vào việc sử dụng vốn một tiết kiệm và hiệu quả cao. Để thực sự có hiệu lực trong công tác quản lý kinh tế tài chính, kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp phải thực hiện những công việc chủ yếu sau:
3. Vai trò nhân viên kế toán hành chính sự nghiệpNhân viên kế toán hành chính sự nghiệp đóng một vai trò quan trọng và đa dạng trong việc đảm bảo quản lý tài chính hiệu quả cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, bao gồm:
Nhân viên kế toán hành chính sự nghiệp không chỉ đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn kế toán, mà còn đóng góp vào việc nâng cao chất lượng quản lý tài chính, tối ưu hóa sử dụng tài sản công, và hỗ trợ lãnh đạo đơn vị trong việc ra quyết định tài chính. \>> Xem thêm: Phần mềm quản lý ngân sách cho doanh nghiệp 4. Nhân viên kế toán hành chính sự nghiệp cần quản lý gì?Nhân viên kế toán hành chính sự nghiệp cần quản lý các nội dung bao gồm:
5. Hướng dẫn định khoản kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107/2017/TT-BTC5.1. Rút tiền gửi Kho bạc, ngân hàng về quỹ tiền của đơn vịNợ TK 111 – Tiền mặt Có TK 112 – Tiền gửi kho bạc, ngân hàng 5.2. Rút tạm ứng dự toán chi hoạt động để tiêu cho đơn vị1. Ghi khi rút tạm ứng dự toán Nợ TK 111 – Tiền mặt. Có TK 337 – Tạm thu (3371). Ngoài ra, ghi: Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động (008211, 008221). 2. Chi trực tiếp từ quỹ trước đó đơn vị đã tạm ứng, là tiền mặt thuộc ngân sách Nhà nước Nợ TK 611 – Chi phí hoạt động. Có TK 111 – Tiền mặt. Nợ TK 337 – Tạm thu (3371). Có TK 511 – Thu hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp. 3. Xuất tiền mặt tạm ứng cho lao động ở đơn vị Nợ TK 141 – Tạm ứng. Có TK 111 – Tiền mặt. Trường hợp lao động thanh toán tạm ứng: Nợ TK 611 – Chi phí hoạt động. Có TK 141 – Tạm ứng. Nợ TK 337 – Tạm thu (3371). Có TK 511 – Thu hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp. 4. Thanh toán bằng tiền mặt các khoản phải trả Nợ các TK 331, 332, 334… Có TK 111 – Tiền mặt. Nợ TK 337 – Tạm thu (3371). Có TK 511 – Thu hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp. 5. Ứng trước các khoản cho nhà cung cấp Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán. Có TK 111 – Tiền mặt. Trường hợp thanh lý hợp đồng với nhà cung cấp: Nợ 611 – Chi phí hoạt động. Có TK 331 – Phải trả cho người bán. Nợ TK 337 – Tạm thu (3371). Có TK 511 – Thu hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp. 6. Làm thủ tục thanh toán tạm ứng với ngân sách Nhà nước: Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động (008211, 008221) (ghi âm). Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động (008212, 008222) (ghi dương). 5.3. Khi thu lệ phí, phíNợ TK 111 – Tiền mặt. Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng. Có TK 337 – Tạm thu (3373). Hoặc có TK 138 – Phải thu khác (1383). 5.4. Thu khoản phải thu khách hàngNợ TK 111 – Tiền mặt. Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng. Có TK 131 – Phải thu khách hàng. 5.5. Thu hồi khoản từng cho lao động trong đơn vị tạm ứngNợ TK 111 – Tiền mặt. Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng. Có TK 141 – Tạm ứng. 5.6. Thu hồi nợ phải thu nội bộNợ TK 111 – Tiền mặt Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng Có TK 136 – Phải thu nội bộ 5.7. Phát hiện quỹ thừa nhưng chưa xác định được nguyên nhânNợ TK 111 – Tiền mặt Có TK 338 – Phải trả khác (3388) 5.8. Lãi từ đầu tư từ trái phiếu, cổ phiếu, cổ tức… và các khoản đầu tư khácNợ TK 111 – Tiền mặt Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng Có TK 138 – Phải thu khác (1381, 1382) Hoặc có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính 5.9. Thu tiền bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ
Nợ TK 111 – Tiền mặt (tổng giá thanh toán) Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng Có TK 531 – Doanh thu hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh với giá chưa có thuế GTGT Có TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước
Nợ TK 531 – Doanh thu hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh Có TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước 5.10. Khi đơn vị vay tiềnNợ TK 111 – Tiền mặt Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng Có TK 338 – Phải trả khác (3382) 5.11. Nhận vốn góp từ các nhân, tổ chức và ngoài đơn vịNợ TK 111 – Tiền mặt Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh 5.12. Bệnh nhận đặt tiền trước khi khám chữa tại viện, khách đặt tiền trước khi mua hàng hóa…Nợ TK 111 – Tiền mặt Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng Có TK 131 – Phải thu khách hàng 5.13. Nhận ký quỹ, đặt cọc, ký cượcNợ TK 111 – Tiền mặt Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng Có TK 348 – Nhận đặt cọc, ký quỹ, ký cược 5.14. Nhận lại tiền đơn vị đã ký quỹ, đặt cọc, ký cượcNợ TK 111 – Tiền mặt Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng Có TK 248 – Ký cược, ký quỹ, đặt cọc 5.15. Phát sinh khoản thu hộNợ TK 111 – Tiền mặt Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng Có TK 338 – Phải trả khác (3381) 5.16. Nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
Nợ TK 111- Tiền mặt (tính tổng giá thanh toán) Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng Có TK 711 – Thu nhập khác (7111) (không bao gồm thuế GTGT) Có TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước (3331) (nếu có)
Phản ánh số thu nhượng bán, thanh lý tài sản cố định Nợ TK 111 – Tiền mặt Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng Có TK 337 – Tạm thu (3378) Phản ánh số chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định Nợ TK 337 – Tạm thu (3378) Có TK 111 – Tiền mặt Chênh lệch chi nhỏ hơn thu khi nộp ngân sách nhà nước Nợ TK 337 – Tạm thu (3378) Có TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước Nợ TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước Có TK 111 – Tiền mặt Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng 5.17. Thu tiền bán hồ sơ mời thầu công trình xây dựng cơ bản bằng tiền ngân sách nhà nước
Nợ TK 111 – Tiền mặt Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng Có TK 337 – Tạm thu (3378)
Nợ TK 337 – Tạm thu (3378) Có TK 111 – Tiền mặt Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 337- Tạm thu (3378) Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước
Nợ TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước Có TK 111 – Tiền mặt. Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng 5.18. Duy trì hoạt động đơn vị bằng hoạt động đấu thầu mua sắm
Nợ TK 111 – Tiền mặt Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng Có TK 337 – Tạm thu (3378)
Nợ TK 337 – Tạm thu (3378) Có TK 111 – Tiền mặt. Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Nếu chi nhỏ hơn thu Nợ TK 337 – Tạm thu (3378) Có TK 511 – Thu do ngân sách nhà nước cấp (5118) Nếu chi lớn hơn thu Nợ TK 611 – Chi phí hoạt động Có TK 111 – Tiền mặt 5.19. Bên thứ 3 bồi thường thiệt hại; không xác định được chủ các khoản nợ phải trả; tiền phạt vì khách vi phạm hợp đồng, thu nợ hoạt động kinh doanh sản xuất khó đòi; giản hoàn thuếNợ TK 111 – Tiền mặt Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng Có TK 711 – Thu nhập khác (7118) 5.20. Mua vật liệu, nguyên liệu, dụng cụ, công cụ nhập khoNợ TK 152, 153 Có TK 111 – Tiền mặt Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng Nếu dùng ngân sách nhà nước, vay nợ nước ngoài, nguồn viện trợ: Nợ TK 337- Tạm thu (3371, 3372, 3373) Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36612, 36622, 36632). Có TK 014 – Nguồn phí khấu trừ, để lại 5.21. Sau khi mua tài sản cố định đưa vào sử dụng ngayNợ các TK 211, 213 Có TK 111 – Tiền mặt. Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng Dùng nguồn ngân sách nhà nước, nguồn phí khấu trừ để lại, vay nợ nước ngoài, nguồn viện trợ để mua: Nợ TK 337 – Tạm thu (3371, 3372, 3373) Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611, 36621, 36631) Có TK 014 – Nguồn phí để lại khấu trừ 5.22. Mua vật liệu, nguyên liệu, dụng cụ, dịch vụ, hàng hóa để dùng các hoạt động dịch vụ, kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì giá vật liệu, dụng cụ, công vụ, tài sản cố định phản ánh theo giá mua chưa thuế giá trị gia tăngNợ các TK 152, 153, 156 (không bao gồm thuế) Nợ TK 154 – Chi phí dịch vụ dở sang, sản xuất kinh doanh (nếu dùng ngay cho sản xuất kinh doanh, giá chưa có thuế) Nợ các TK 211, 213 (nếu mua tài sản cố định chưa sử dụng ngay, không bao gồm thuế) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111 – Tiền mặt Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng 6. Các câu hỏi thường gặp về kế toán hành chính sự nghiệp6.1. Kế toán hành chính sự nghiệp cần có những kỹ năng gì?Nhân viên kế toán hành chính sự nghiệp cần sở hữu một loạt kỹ năng để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của mình. Các kỹ năng quan trọng bao gồm:
6.2. Phân loại đơn vị kế toán hành chính sự nghiệpKế toán hành chính sự nghiệp có thể được phân loại thành các đơn vị khác nhau dựa trên nguồn thu và tính chất hoạt động của họ. Cụ thể như sau:
6.3. Kế toán hành chính sự nghiệp có thể chuyển sang làm kế toán tổng hợp được không?Kế toán tổng hợp yêu cầu chuyên môn bao quát và nhiều hơn kế toán hành chính sự nghiệp. Để chuyển sang làm kế toán tổng hợp, bạn cần đáp ứng được các tiêu chí của vị trí này, chẳng hạn như:
Kế toán hành chính sự nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quản lý tài chính minh bạch và hiệu quả. Sử dụng các dịch vụ và phần mềm kế toán chuyên nghiệp như Fast Accounting For Public Sector giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và đảm bảo tuân thủ các quy định kế toán hiện hành. |