Kem trị sẹo strataderm giá bao nhiêu

Những vết sẹo trên cơ thể, đặc biệt là sẹo trên mặt luôn khiến cho bạn e ngại, mất tự tin khi giao tiếp với mọi người. Hiện nay, có một số loại thuốc hỗ trợ điều trị sẹo trên da, trong đó bao gồm Strataderm. Cùng tìm hiểu về kem trị sẹo Strataderm và những lưu ý khi sử dụng trong bài viết dưới đây.

1. Sẹo được hình thành như thế nào?

Những vết sẹo chính là kết quả của sự tái tạo và phục hồi da, đây là một quá trình rất phức tạp. Trong đó, nhiều yếu tố có thể tác động đến quá trình phục hồi và tái tạo da, bao gồm yếu tố cơ địa, chăm sóc vết thương đúng cách hay không,...

Các vết sẹo gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ

Có 3 giai đoạn trong quá trình hình thành sẹo, cụ thể như sau:

- Giai đoạn da bị viêm: Khi xuất hiện những tổn thương trên da, các tế bào mô sẽ làm lành vết thương nhanh chóng. Quá trình đông máu được diễn ra để hạn chế nguy cơ mất nhiều máu, đồng thời các tế bào đã bị hư hại, bụi bẩn, vi khuẩn,... sẽ bị loại bỏ. Cùng với đó là quá trình tái tạo tế bào mới để thay thế những tế bào đã bị loại bỏ.

Sau một thời gian, vùng da bị tổn thương sẽ hình thành một lớp vảy. Nếu như bạn bóc lớp vảy này quá sớm, da có thể bị tổn thương nặng hơn, quá trình hồi phục lâu hơn và có nguy cơ cao gây ra sẹo. Do đó, lời khuyên cho bạn là hãy để lớp vảy này bong tự nhiên để giảm nguy cơ để lại sẹo.

- Giai đoạn tăng sinh [thường kéo dài trong thời gian từ 3 đến 4 tuần]. Những tế bào da sẽ tăng sinh, sản xuất collagen tại vết thương để nhanh chóng làm lành vết thương. Tại đây, những mạch máu nhỏ và mao mạch cũng được hình thành để vết thương được chữa lành nhanh chóng hơn.

Giai đoạn này rất quan trọng, nếu chăm sóc vết thương đúng cách, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì vết thương sẽ nhanh chóng được chữa lành, ít bị tái viêm nhiễm và giảm nguy cơ hình thành sẹo. Khi cơ thể không sản xuất đủ collagen thì vị trí vết thương sẽ có nguy cơ để lại những vết sẹo lõm hay sẹo rỗ. Ngược lại, khi cơ thể sản xuất quá nhiều collagen dẫn tới tình trạng tích tụ quá nhiều collagen tại vết thương thì có thể dẫn tới nguy cơ hình thành sẹo lồi và sẹo phì đại.

- Giai đoạn tái tạo: Chính là giai đoạn mà vết thương đã lành hẳn. Tuy nhiên, bên dưới vết thương vẫn có nguy cơ tích tụ những mô xơ. Từ 40 đến 60 ngày tính từ thời điểm vết sẹo đã lành hẳn chính là giai đoạn có nguy cơ để lại sẹo cao nhất và quyết định kích thước cũng như mức độ của vết sẹo.

2. Kem trị sẹo Strataderm có công dụng gì?

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc có tác dụng điều trị sẹo, trong đó bao gồm kem trị sẹo Strataderm – sản phẩm này thường được đóng thành tuýp: 5g, 10g, 20g và 50g. Một số thành phần thường có trong loại kem này là Siloxanes, Silicones, Polydimethylsiloxanes, alkylmethyl Silicones,... rất lành tính, an toàn và có thể mang lại hiệu quả rất tích cực nếu bạn sử dụng đúng cách.

Kem trị sẹo Strataderm được đóng thành tuýp

Một số công dụng nổi bật của kem trị sẹo Strataderm:

- Chống lại những tác nhân gây kích ứng da, những tác động của hóa chất và tia tử ngoại,... từ đó bảo vệ da và niêm mạc.

- Khắc phục được tình trạng da khô, hạn chế nguy cơ nứt nẻ, bong tróc da.

- Giảm nguy cơ mẩn đỏ và hạn chế tình trạng đổi màu da.

- Làm dịu da, giảm ngứa ngáy, khó chịu trên da.

3. Sử dụng kem trị sẹo Strataderm như thế nào?

3.1. Chống chỉ định với Strataderm

Kem trị sẹo Strataderm có công dụng rất tốt nhưng chống chỉ định trong những trường hợp sau:

Nên vệ sinh vùng da bị sẹo trước khi bôi thuốc.

- Vết thương hở, vết thương chưa lành.

- Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

- Tổn thương trên da là do nấm hay các loại virus đang tiến triển.

Người quá mẫn với các thành phần của thuốc và tá dược.

3.2. Hướng dẫn sử dụng

- Trước hết, bạn cần vệ sinh da sạch sẽ, sát trùng vết sẹo. Để sẹo khô tự nhiên và sau đó thoa một lớp kem mỏng lên da. Đảm bảo thuốc phủ kín trên bề mặt sẹo. Trường hợp thuốc bị trôi thì cần bôi lại. Lưu ý không nên lạm dụng, sử dụng quá nhiều kem thuốc cho một lần bôi.

4. Những lưu ý khi sử dụng kem trị sẹo Strataderm

4.1. Tác dụng phụ của thuốc

Kem trị sẹo Strataderm được sử dụng để bôi ngoài da và ít khi để lại tác dụng phụ. dùng để bôi ngoài da nên người bệnh hầu như không gặp phải tác dụng phụ. Những tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc như kích ứng nhẹ trên vùng da được bôi thuốc, trong một số trường hợp hiếm gặp có thể xảy ra phản ứng dị ứng.

Nếu sử dụng loại thuốc này khi trên bề mặt da đang có tổn thương thì có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Những thành phần trong thuốc có thể xâm nhập vào máu, có thể dẫn đến dị ứng nghiêm trọng, nghẽn mạch, đông máu gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Chỉ nên bôi một lớp kem mỏng lên vết sẹo

- Không ăn hay ngậm thuốc. Tránh để cho thuốc dính vào mắt hoặc tiếp xúc với niêm mạc.

4.2. Tương tác của thuốc

Kem trị sẹo Strataderm có thể xảy ra tương tác khi kết hợp với các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm [ở dạng bôi] hoặc các loại mỹ phẩm và kem dưỡng da.

4.3. Một số lưu ý

Kem trị sẹo Strataderm lành tình và thường an toàn với mọi đối tượng nhưng bạn không nên chủ quan mà cần thực hiện một số lưu ý khi sử dụng thuốc. Cụ thể như sau:

- Khi dính vào quần áo, có thể làm ố màu quần áo. Chính vì thế, bạn nên để lớp gel khô hoàn toàn rồi mới mặc lại quần áo.

- Nên rửa sạch tay sau khi thoa kem.

- Nên kiên trì bôi thuốc hàng ngày để đạt được hiệu quả như mong đợi.

- Nên che chắn vùng da bị sẹo, tránh để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về cơ chế hình thành sẹo và đặc biệt là những thông tin quan trọng về kem trị sẹo Strataderm. Hãy luôn nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có những dấu hiệu bất thường thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Chủ Đề