Kết quả thi tuyển sinh đại học 2022

Số liệu thống kê kết quả thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021 và một số nhận định

  • 26/07/2021 | 08:34 GMT+7
  • 22.864 lượt xem

Chiều 25/7/2021, Bộ GD&ĐT đã họp trực tuyến với các chuyên gia để xem xét số liệu thống kê kết quả thi đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Điểm nổi bật là chúng ta đã tổ chức thành công kỳ thi trong hoàn cảnh rất khó khăn trong giai đoạn chống dịch.

Sau đây là những thống kê chính chính của Bộ GD&ĐT về kết quả kỳ thi đợt 1

Phổ điểm các môn



Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Toán của cả nước năm 2021 cho thấy: Có 980,876 thí sinh tham gia thi bài thi Toán, trong đó điểm trung bình là 6.61 điểm, điểm trung vị là 7.0 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.8 điểm. Số thí sinh có điểm

2. Môn Ngữ văn



Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn của cả nước năm 2021 cho thấy: Có 978,027 thí sinh tham gia thi bài thi Ngữ văn trong đó điểm trung bình là 6.47 điểm, điểm trung vị là 6.5 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.0 điểm. Số thí sinh có điểm

3. Môn Vật lý



Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí của cả nước năm 2021 cho thấy: Có 346,404 thí sinh tham gia thi bài thi Vật lí trong đó điểm trung bình là 6.56 điểm, điểm trung vị là 6.75 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.5 điểm. Số thí sinh có điểm

4. Môn Hóa học



Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Hoá học của cả nước năm 2021 cho thấy: Có 348,046 thí sinh tham gia thi bài thi Hoá học trong đó điểm trung bình là 6.63 điểm, điểm trung vị là 7.0 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.75 điểm. Số thí sinh có điểm

5. Môn Sinh học



Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học của cả nước năm 2021 cho thấy: Có 342,604 thí sinh tham gia thi bài thi Sinh học trong đó điểm trung bình là 5.51 điểm, điểm trung vị là 5.5 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 5.25 điểm. Số thí sinh có điểm

6. Môn Lịch sử



Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử của cả nước năm 2021 cho thấy: Có 637,005 thí sinh tham gia thi bài thi Lịch sử trong đó điểm trung bình là 4.97 điểm, điểm trung vị là 4.75 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 4.0 điểm. Số thí sinh có điểm

7. Môn Địa lý 



Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí của cả nước năm 2021 cho thấy: Có 631.137thí sinh tham gia thi bài thi Địa lí trong đó điểm trung bình là 6.96 điểm, điểm trung vị là 7.0 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.0 điểm. Số thí sinh có điểm

8. Môn Giáo dục công dân



Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân của cả nước năm 2021 cho thấy: Có 534,123 thí sinh tham gia thi bài thi Giáo dục công dân trong đó điểm trung bình là 8.37 điểm, điểm trung vị là 8.5điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 9.25 điểm. Số thí sinh có điểm

9. Môn Tiếng Anh



Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh của cả nước năm 2021 cho thấy: Có 866,993 thí sinh tham gia thi bài thi Tiếng Anh trong đó điểm trung bình là 5.84 điểm, điểm trung vị là 5.6 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 4.0 điểm. Số thí sinh có điểm

So sánh điểm thi và điểm học bạ



2. Môn Ngữ văn



3. Môn Vật lý



4. Môn Hóa học



5. Môn Sinh học



6. Môn Lịch sử



7. Môn Địa lý



8. Môn Giáo dục công dân

 



9. Môn Tiếng Anh

Thống kê một số tổ hợp môn thi



2. Toán - Lý - Anh [khối A1]

3. Toán - Hóa - Sinh [khối B]




4. Toán - Văn - Anh [khối D]




5. Văn - Sử - Địa [khối C]



Xếp hạng 5 năm thi THPT Quốc gia và thi Tốt nghiệp THPT

 

2. Môn Ngữ văn


3. Môn Vật lý


4. Môn Hóa học


5. Môn Sinh học


6. Môn Lịch sử


7. Môn Địa lý



8. Môn Giáo dục công dân


9. Môn Tiếng Anh



10.TRUNG BÌNH CỘNG ĐIỂM TRUNG BÌNH CỦA 9 MÔN THI TỐT NGHIỆP THPT


Nhận định của các chuyên gia

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì cuộc họp
Trong cuộc họp với Bộ GD&ĐT chiều 25/7/2021, các chuyên gia đã xem xét các số liệu thống kê và đã chia sẻ một số nhận định về kết quả đợt 1 kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2021:

1. Các số liệu thống kê nói chung không có thay đổi nhiều so với năm trước, kể cả sự lệch điểm trung bình học và điểm trung bình ở mỗi môn thi nhiều hay ít của mỗi địa phương.

2. Đề thi đã bám theo chuẩn kiến thức kỹ năng đảm bảo là một đề thi Tốt nghiệp THPT và đã có tính thực tế với hoàn cảnh dạy - học trong giai đoạn chống dịch đang phức tạp. Đánh giá chung là với sự nỗ lực của các UBND tỉnh/thành và của ngành giáo dục, chúng ta đã tổ chức thành công đợt 1 của kỳ thi năm nay.

3. Môn Lịch sử là môn mà mấy năm nay có điểm thi thấp, năm nay phổ điểm lệch sang phải nhiều hơn nhưng số điểm dưới trung bình nhiều hơn năm trước lên tới 52.03 %. Các chuyên gia có ý kiến về vấn đề này như sau:

- Như vậy việc thay đổi nhận thức của học sinh về môn học này còn chuyển biến chậm và cần có những giải pháp thích hợp hơn.

- Chuẩn kiến thức kỹ năng cho môn học này đã hợp lý chưa? Có cần điều chỉnh hay không?

- Tâm lý của phụ huynh và học sinh chưa đầu tư nhiều vào môn này vì ít ngành, trường Đại học chọn xét tuyển tổ hợp môn có môn Lịch sử.

4. Môn Tiếng Anh lần đầu tiên trong 5 năm gần đây phổ điểm có "hình yên ngựa" mà không phải "hình chuông" theo chuẩn của thi trắc nghiệm. Lý giải điều này, các chuyên gia cho ý kiến:

- Những tác động của đề án ngoại ngữ quốc gia đã có hiệu quả ban đầu tích cực, cần phát huy và đẩy mạnh hơn. Một số trường Đại học dùng chứng chỉ Tiếng Anh cho xét tuyển cũng có tác động mạnh đến phong trào học tập bộ môn này.

- Hiện tượng phổ điểm "hình yên ngựa" xảy ra có thể do điều kiện học trực tuyến trong giai đoạn chống dịch ở các nơi là khác nhau, nhiều nơi rất khó khăn nên hạn chế, kể cả liên quan tới các trung tâm bồi dưỡng tiếng Anh phải đóng cửa.

- Hiện tượng này chia tập hợp thí sinh thành 2 tập hợp rất rõ và ở mỗi tập hợp này tạo ra một "hình chuông" riêng hợp thành "hình yên ngựa".

- Cần nghiên cứu một cách khoa học hơn về ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn này đã chuẩn chưa và những câu hỏi vận dụng cao trong đề thi đã hợp lý chưa nên có đột biến về số học sinh đạt điểm 10. Đây là vấn đề cần xem xét nhiều thời gian hơn.

- Phổ điểm môn tiếng Anh của đợt thi này giống phổ điểm môn tiếng Anh thi vào lớp 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội, vậy nguyên nhân là gì cần nghiên cứu kỹ hơn.

Nhiều chuyên gia giáo dục tham gia cuộc họp

5. Việc lệch nhiều giữa điểm trung bình học bạ và điểm thi ở một số địa phương chưa thay đổi theo chiều hướng tốt hơn mà vẫn như các năm trước. Bộ GD&ĐT cần có những thống kê cụ thể hơn với từng trường THPT ở các Sở GD&ĐT để xem xét việc cho điểm học bạ có hiện tượng "cấy" điểm hay không? Cụ thể là những trường THPT nào còn đang diễn biến xấu về việc này. Đây cũng là cảnh tỉnh cho những trường Đại học đang xét điểm học bạ để tuyển sinh. Việc lệch nhiều này cũng cho thấy chúng ta cần kỳ thi này để biết những thực chất của việc dạy và học từng bộ môn ở các trường THPT để có những giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn.

6. Cơn "bão" điểm 10 của môn Giáo dục công dân là con số quá lớn vì lên tới 18.680 thí sinh. Phải chăng chuẩn kiến thức kỹ năng còn thấp hay việc giám sát thi còn chưa chặt chẽ? Kết quả thi của môn này còn có điểm rất đặc biệt so với các môn khác là điểm trung bình thi cao hơn hẳn điểm học bạ.

TS. Sái Công Hồng chia sẻ về hiện tượng phổ điểm "hình yên ngựa"

7. Hiện tượng biểu đồ phổ điểm môn Ngữ văn có nhiều "răng cưa", không "mịn" như biểu đồ phổ điểm của các môn thi trắc nghiệm là do quy định làm tròn điểm thi với 2 chữ số phần thập phân là điều bình thường đối với môn thi tự luận duy nhất của kỳ thi.

8. Phổ điểm tổ hợp của một số khối A, A1, D, B, C cho thấy:

* Toán - Lý - Hóa [A]: tập trung ở 21 – 25 điểm, những điểm từ 26 trở lên ít hơn, điểm chuẩn khối này có thể cao hơn năm trước.

* Toán - Anh - Văn [D]: tập trung ở 16 – 25 điểm, 30 em > 29, có thể điểm chuẩn cao hơn

* Toán - Lý - Anh [A1]: tập trung ở 19 – 26 điểm, điều này dẫn đến ngành nào tuyển cả 2 khối A và A1 thì học sinh dễ dùng điểm khối A1 để xét tuyển.

* Toán - Hóa - Sinh [B]:  dải điểm cao từ 18 – 24 tập trung nhiều ở 21-22 điểm

* Văn - Sử - Địa [C] tập trung nhiều từ 17 – 20 điểm, những điểm cao hơn có ít học sinh hơn.

Như vậy với phổ điểm của các khối như trên, các trường Đại học có thể xem xét để tuyển sinh nếu đã có phương án. Tuy nhiên, điểm chuẩn cho các trường ở TOP trên cũng đã cao từ năm ngoái nên học sinh cũng thận trọng khi chọn trường để nộp điểm xét tuyển. Tránh tình trạng như năm trước, một số em thấy điểm tổ hợp mình cao nhưng vẫn không đạt chuẩn vào trường mà mình chọn.

TS. Lê Trường Tùng phát biểu trực tuyến

9. Kỳ thi Tốt nghiệp THPT trong 2 năm vừa qua càng thể hiện rõ định hướng mục tiêu của kỳ thi đúng như tên gọi mà chúng ta đã thay đổi. Bởi vậy các trường Đại học cần chủ động tích cực hơn trong việc tuyển sinh của mình nếu như muốn chất lượng tuyển đầu vào cao hơn theo đúng tinh thần của Luật Giáo dục Đại học. Một trong những giải pháp là xem xét dựa vào kết quả một số kỳ thi đánh giá năng lực như của Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khóa Hà Nội đang thực hiện. Bộ GD&ĐT cần xúc tiến nhanh hơn về việc thành lập các Trung tâm Khảo thí quốc gia để hỗ trợ các trường Đại học tuyển sinh. Dần dần chúng ta tháo bỏ tư tưởng "2 trong 1" ở kỳ thi Tốt nghiệp THPT.

Nguồn: Bộ GD&ĐT.

Các bạn theo dõi thêm bài viết và phỏng vấn trên báo điện tử ngày 27/7/2021 của Đài Tiếng nói Việt Nam tại đây.

Nghe trực tiếp chương trình:

Video liên quan

Chủ Đề