Khách thể của kiểm toán nhà nước có thể là

Phù hợp với tính tất yếu của lịch sử và logic biện chứng, kiểm toán phải được hình thành một khoa học độc lập, kiểm toán cần phải có đối tượng riêng và hệ thống những thông tin phản ánh thực chất hoạt động và phương pháp riêng. Đối tượng kiểm toán là thực trạng tài chính cùng hiệu quả hiệu năng của các nghiệp vụ hay dự án cụ thể. Cả thực trạng hoạt động tài chính cũng như hiệu năng, hiệu quả phải được thể hiện trong một đơn vi cụ thể [ doanh nghiệp, xí nghiệp công cộng, đơn vị sự nghiệp, cơ quan kinh tế và hành chính] hoặc một dự án một công trình cụ thể. Trong quan hệ chủ sở hữu, các đơn vị đó thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân hoặc hỗn hợp. Trong quan hệ phạm vi một quốc gia, các đơn vị này có thể hình thành từ nguồn đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh trong và ngoài nước… Tổng hợp các tiêu thức trên có thể phân chia các đơn vị thành các khách thể kiểm toán trong quan hệ với chủ thể kiểm toán. Thông thường, khách thể kiểm toán được phân chia trong quan hệ với chủ thể kiểm toán như sau:

+] Khách thể kiểm toán nhà nước thường bao gồm tất cả các đơn vị, cá nhân có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước như:

  • Các dự án, công trình do ngân sách đầu tư.
  • Các doanh nghiệp nhà nước có 100% vốn ngân sách nhà nước.
  • Các xí nghiệp công cộng thuộc sở hữu nhà nước[ 100% vốn NSNN].
  • Các cơ quan kinh tế, quản lý của nhà nước và các đoàn thể xã hội.
  • Các cá nhân [tài khoản cá nhân] có nguồn từ NSNN…

+] Khách thể của kiểm toán độc lập thường bao gồm:

  • Các doanh nghiệp và xí nghiệp tư [kể cả các công ty trách nhiệm hữu hạn].
  • Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.
  • Các liên doanh các tổ chức trong và ngoài nước.
  • Các hợp tác xã và doanh nghiệp cổ phần.
  • Các chương trình, dự án có nguồn kinh phí từ bên ngoài ngân sách nhà nước…

+] Khách thể của kiểm toán nội bộ có thể bao gồm:

  • Các bộ phận cấu thành đơn vị.
  • Các hoạt động, các chương trình, dự án cụ thể trong đơn vị.
  • Các cá nhân trong đơn vị.

Như vậy, khách thể của kiểm toán có thể là đơn vị kế toán như các xí nghiệp, các đơn vị sự nghiệp hoặc quản lý hay cá nhân… Song khách thể của kiểm toán cũng có thể là một công trình hay dự án… với sự tham gia của nhiều đơn vị kế toán hoặc một bộ phận của một đơn vị nào đó.

Tất nhiên, việc phân chia các khách thể trong quan hệ với chủ thể kiểm toán chỉ là những nguyên tắc và nghệ thuật tổ chức kiểm toán. Trong khi đó, đối tượng kiểm toán lại không thể phân cho từng khách thể riêng biệt. Đó là đối tượng chung của kiểm toán. Tuỳ thuộc mục tiêu đặt ra cho từng cuộc kiểm toán của từng khách thể để xác định đối tượng trực tiếp và gián tiếp cho cuộc kiểm toán đó.

Mặt khác, do tính nghệ thuật của tổ chức kiểm toán nên trong thực tế, các chủ thể kiểm toán không nhất thiết bắt buộc kiểm toán tất cả các khách thể của mình: tuỳ nhu cầu quản lý, khả năng kiểm toán và các quan hệ xã hội khác, luật pháp có quy định cụ thể khách thể phải được kiểm toán. Chẳng hạn, khách thể của kiểm toán nhà nước còn tuỳ thuộc vào khả năng thực hiện kiểm toán hàng năm [thề hiện qua kế hoạch kiểm toán], tuỳ thuộc vào hệ thống bộ máy quản lý và bộ máy kiểm toán… Theo đó ngân sách các địa phương có thể thuộc các khách thể cụ thể khác nhau theo quy định của luật pháp và theo đó có thể một số tài khoản của cá nhân hoặc tổ chức đặc biệt không được kiểm toán…, Khách thể của kiểm toán độc lập thường được quy định cụ thể gắn với mức doanh số hoặc lợi tức đạt được của từng khách thể.

Ngoài ra khách thể được pháp luật quy định thuộc chủ thể kiểm toán này cũng có thể tự nguyện mời chủ thể kiểm toán khác song không thay thế cho kiểm toán đã được luật pháp quy định.

Ở nước ta, khách thể kiểm toán nhà nước được quy định cụ thể trong điều 2 của “ Điều lệ tổ chức và hoạt động của kiểm toán nhà nước” [Ban hành theo Quyết định 61/TTG ngày 24/1/1995 của Thủ tướng Chính phủ]. Trong quy định này, giữa khách thể và đối tượng cụ thể của kiểm toán đã được gắn chặt với nhau để đảm bảo tính chặt chẽ của văn bản quy định.

Khách thể bắt buộc của kiểm toán độc lập ở nước ta xác định trong các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài [ Luật đầu tư nước ngoài và nghị định 12/CP ngày 18 tháng 12 năm 1997 của Chính phủ ]; các doanh nghiệp nhà nước đang tiến hành cổ phần hoá được kiểm toán 3 năm liên tục [Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần]; các công ty cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán [Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/ 1998 của chính phủ về chứng khoán và thị trường chưng khoán]; các tổ chức tín dụng [Quyết định số 322/1998/QĐ-NHNN ngày 14/09/99 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế thực hiện kiểm toán độc lập đối với các tổ chức tín dụng]... Như vậy khách thể bắt buộc của kiểm toán độc lập ở Việt nam còn khá hạn hẹp so với các nước trên thế giới do khả năng của kiểm toán độc lập còn có những giới hạn nhất định và các doanh nghiệp thuộc khách thể này mới được hình thành và nói chung còn ở quy mô nhỏ. Với đà phát triển của kiểm toán như hiện nay, đối tượng này sẽ được mở rộng trong những năm tới.

Trong mỗi lần kiểm toán, một chủ thể kiểm toán được gắn với một khách thể kiểm toán để thực hiện một nhiệm vụ xác định được gọi là một cuộc kiểm toán. Như vậy, khái niệm “Cuộc kiểm toán” trong thực tế đã bao gồm các yếu tố xác định:

  • Đối tượng kiểm toán cụ thể.
  • Chủ thể kiểm toán xác định.
  • Khách thể kiểm toán tương ứng.
  • Thời hạn kiểm toán cụ thể.
  • Cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán.

Các doanh nghiệp hiện nay có nhu cầu khá cao về dịch vụ kiểm toàn để có thể quản lý và phát triển doanh nghiệp. Việc thực hiện kiểm toán phải đáp ứng các quy định của pháp luật hiện hành về chủ thể, khách thể, thực hiện kiểm toán,… Như vậy thì khách thể kiểm toán là gì? Các quy định hiện hành về khách thể kiểm toán là gì. Để tìm hiểu hơn về khách thể kiểm toán là gì các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về khách thể kiểm toán là gì nhé.

Khách thể kiểm toán là gì

Kiểm toán là bao gồm những việc như: Thu thập số liệu, các thông tin liên quan đến tài chính từ phòng kế toán. Sau đó, từ những tài liệu thông tin thu thập được công ty kiểm toán sẽ phân tích, đánh giá tất cả các thông tin và số liệu này. Sau khi đã thực hiện thẩm định, đánh giá độ xác thực của thông tin thu thập được dực trên các chuẩn mực kế – kiểm thì báo cáo mức độ phù hợp giữa thông tin được kiểm tra.

Kiểm toán là việc thực hiện những công việc chứng minh thông tin, các thực các số liệu,…Như vậy thì khách thể kiểm toán là các đơn vị cụ thể mà đối tượng kiểm toán của kiểm toán được thực hiện trong đơn vị đó.

Các yếu tố cơ bản trong kiểm toán ảnh hưởng đến việc thực hiện kiểm toán như:

  • Chức năng,
  • Đối tượng,
  • Khách thể kiểm toán,
  • Chủ thể kiểm toán,
  • Cơ sở tiến hành.

Và đối với 2 yếu tố là đối tượng và khách thể kiểm toán thì cần phải phân biệt nhằm xác định 2 cụ thể 2 yếu tố này. Đối tượng kiểm toán là tất cả các vấn đề cần được kiểm toán trước hết và chủ yếu là thực trạng hoạt động tài chính trong các đơn vị.

Đối với khách thể kiểm toán thì khách thể kiểm toán được chia thành 2 loại của khách thể kiểm toán như sau:

Thứ nhất, khách thể kiểm toán bắt buộc:

  • Khách thể bắt buộc là những đơn vị, tổ chức, cơ quan được các văn bản pháp quy của Nhà nước qui định phải được kiểm toán hằng năm bởi chủ thể kiểm toán.

Thứ hai, khách thể tự nguyện:

  • Khách thể tự nguyện là các đơn vị không bắt buộc phải kiểm toán mà do bản thân đơn vị có nhu cầu và tự nguyện mời kiểm toán.

Và Kiểm toán được phân loại theo mối quan hệ với chủ thể kiểm toán. Trong quan hệ giữa chủ thể kiểm toán thì khách thể kiểm toán được chia phân loại như sau:

Thứ nhất, khách thể của kiểm toán Nhà nước:

  • Thường là các đơn vị, cá nhân, có sử dụng ngân sách Nhà nước như: Các dự án, công trình do Ngân sách Nhà nước đầu tư, các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị nghiệp công cộng, các cơ quan kinh tế, các đoàn thể xã hội, các cá nhân có nguồn từ Ngân sách Nhà nước…

Thứ hai, khách thể của kiểm toán độc lập:

  • Bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các công ty liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã và các chương trình dự án có nguồn kinh phí từ bên ngoài ngân sách Nhà nước…

Thứ ba, khách thể của kiểm toán nội bộ:

  • Bao gồm các bộ phận cấu thành trong đơn vị, các nghiệp vụ, các chương trình, dự án cụ thể trong đơn vị, các cá nhân trong đơn vị.

Các đối tượng ảnh hưởng đến hoạt động của kiểm toán như sau:

  • Thực trạng hoạt động tài chính – đối tượng chung của kiểm toán
  • Thực trạng hoạt động tài chính – đối tượng chung của kiểm toán
  • Thực trạng tài sản và các nghiệp vụ tài chính – đối tượng cụ thể của kiểm toán
  •  Hiệu quả và hiệu năng – đối tượng cụ thể của kiểm toán

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về khách thể kiểm toán là gì và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến khách thể kiểm toán là gì. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về khách thể kiểm toán là gì đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc hay yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về khách thể kiểm toán là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn

Video liên quan

Chủ Đề