Khái niệm nhà nước là gì

04(59)/2010

Khái niệm nhà nước là gì

Mục lục

  • 0.Bàn luận về vấn đề nhà nước
  • 1.Tài liệu tham khảo

Bàn về khái niệm Nhà nước NGUYỄN THỊ HỒI

04(59)/2010 - 2010, Trang 09-13

Ngày đăng:

  • Trích dẫn
  • Share
  • Twitter
  • Facebook
  • Zalo

TÓM TẮT

không có                                            

ABSTRACT:

no


TỪ KHÓA:                                            không có,                                                                                     KEYWORDS:                                            no,


Trích dẫn:                                                                                                                                                    ×                                                      NGUYỄN THỊ HỒI, Bàn về khái niệm Nhà nước, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 04(59)/2010, Trang 09-13

https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=0206b5ce-bb8d-4ac4-9fe1-c1bac8360d5b                                                    Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                         Bài viết đã được lưu vài tài khoản.                                                                                     ×                                                                                                                                                                                                    Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

Trong cuộc sống hàng ngày, danh từ nhà nước rất gần gũi đối với chúng ta vì hoạt động của nó luôn hiện hữu trước mắt chúng ta, chúng ta cảm nhận được vai trò và tác động của nhà nước thông qua hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ, của uỷ ban nhân dân, của cảnh sát giao thông, của nhân viên thu thuế... Xem xét vai trò của nhà nước trong tất cả các giai đoạn của lịch sử, có thể khẳng định nhà nước là công cụ đắc lực và có hiệu quả nhất để thực hiện và bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị của giai cấp hay lực lượng cầm quyền, để tổ chức và quản lý xã hội. vì thế, nhà nước luôn là trọng tâm nghiên cứu của các nhà tư tưởng chính trị đại diện cho các giai cấp, tầng lớp khác nhau thuộc các thời kỳ lịch sử và cũng là một trong những trọng tâm nghiên cứu của khoa học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Song trước khi xem xét tất cả các vấn đề liên quan đến nhà nước như nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò, hình thức... của nó thì vấn đề đầu tiên phải xác định được là nhà nước là gì, bởi vì tất cả các vấn đề về nhà nước chỉ có thể được lý giải trên cơ sở định nghĩa đó.

Do được nghiên cứu với nhiều mục đích và dưới nhiều góc độ nên trong các công trình nghiên cứu có thể có nhiều định nghĩa khác nhau về nhà nước. Trong khoa học pháp lý nước ta phổ biến nhất là cách định nghĩa về nhà nước dưới góc độ bản chất của nó, dường như ít có định nghĩa về nhà nước dưới các góc độ khác. Trong bài viết này tôi muốn bàn đến một số khái niệm về nhà nước nhìn từ các góc độ khác nhau nhằm nhận thức về đặc điểm của nhà nước một cách đầy đủ, hợp lý hơn.

Từ thời cổ đại, aristote (384 - 322 tcn) cho rằng nhà nước là một cộng đồng hạnh phúc trong các gia đình và những sự kết hợp của các gia đình vì lợi ích của một cuộc sống hoàn hảo và độc lập[1]. Như vậy, theo aristotle, nhà nước chỉ đơn giản là một cộng đồng của các gia đình vì một cuộc sống tốt đẹp bởi ông quan niệm con người ta sinh ra là để hưởng hạnh phúc và người ta chỉ đạt tới điều đó khi được sống trong thành bang. Ông gần như đồng nhất khái niệm thành bang với khái niệm nhà nước và quan niệm rằng mục đích của thành bang là phải bảo đảm cho công dân một cuộc sống tốt đẹp cả về vật chất lẫn tinh thần, một cuộc sống hạnh phúc, song tiếc rằng công dân theo quan niệm của Athens lúc đó chỉ gồm những người đàn ông tự do và có tài sản nên họ chỉ chiếm khoảng 20% dân số.

Tác phẩm Nghiên cứu pháp luật của Bang Victoria,, (Australia) định nghĩa về nhà nước như sau: Nhà nước là một đơn vị chính trị độc lập và phải có một vùng lãnh thô có một biên giới địa lý hoặc một đường biên giới được công nhận là dưới quyền thong trị của nó. vùng lãnh thổ này phải bị quẩn lý và điều khiển bởi một nghị viện có khả năng lầm, sửa đôi các đạo luật và lầm cho chúng có hiệu lực đối với những người và đại diện cho những người sống ở bên trong đường biên giới lãnh thổ của nố'1. Theo định nghĩa này thì nhà nước trước tiên là một đơn vị chính trị độc lập, nhà nước phải có một vùng lãnh thổ riêng chịu sự cai trị, quản lý của nó; nhà nước phải có nghị viện để đại diện cho dân cư sống trong lãnh thổ của mình, để làm luật, sửa đôi, bô sung, thay thế luật và làm cho luật có hiệu lực. Tuy nhiên, định nghĩa này thiếu tính bao quát vì nó chỉ phù hợp với các nhà nước đương đại mà không phù hợp với các nhà nước chủ nô, phong kiến trước đây, vì ở các nhà nước đó không có nghị viện để làm luật và đại diện cho dân cư.

Từ điên Bách khoa Diderot và DAlembert thì cho rằng: Nhà nước: Khái niệm chỉ một tập thể người sống chung với nhau dưới sự lãnh đạo chung của một chính phủ nào đó, sự lãnh đạo này có thể hiệu quả hoặc không hiệu quả[2] [3] [4]. Định nghĩa này xem xét về nhà nước gan với dân cư và từ góc độ quản lý dân cư của nó, đồng thời nêu lên một thực té là sự quản lý xã hội của nhà nước có thể hiệu quả hoặc không hiệu quả. Tuy nhiên, đây chưa phải là một định nghĩa toàn diện về nhà nước vì chưa khái quát được các dấu hiệu hay đặc điểm cơ bản của nhà nước.

Từ điên luật học của Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp xem xét về nhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực, tổ chức chính trị của xã hội nên quan niệm nhà nước là  Tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thố, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiêt lập trật tự xã hội nhât định trong phạm vi lãnh thổ của mìnhA. Theo quan niệm này, nhà nước thực chất là một tổ chức quyền lực, một trong các tổ chức chính trị. Nhà nước giong với các tổ chức chính trị khác ở chỗ nó chỉ ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp, song khác ở chỗ nó có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội trong phạm vi lãnh thổ của nó. Mặc dù đã chỉ ra được một số dấu hiệu cơ bản của nhà nước, song định nghĩa này vẫn chưa chỉ ra được vai trò của nhà nước đối với lực lượng cầm quyền, đoi với xã hội và trong việc bảo đảm thực hiện pháp luật.

Có tác giả nêu lên định nghĩa nhà nước trên cơ sở xem xét về cơ cấu của nó, gan nhà nước với lãnh thổ, dân cư, pháp luật, việc thi hành pháp luật và việc thi hành sức mạnh cưỡng ché đoi với dân cư song trong lãnh thổ của nó. Từ giác độ này, tác giả định nghĩa về nhà nước như sau: Nhà nước hiểu theo nghĩa rộng là một tập hợp các thể chế nấm giữ những phương tiện cưỡng chế hợp pháp, thi hành trên một vùng lãnh thổ được xác định và người dân sống trên lãnh thổ đó được đề cập như một xã hội. Nhà nước độc quyền ra quỵ định trong phạm vi lãnh thổ của nó thông qua phương tiện thi hành của một chính phủ có tổ chức. Định nghĩa này cũng đã chỉ ra được một số dấu hiệu cơ bản của nhà nước để phân biệt nó với các tổ chức khác, song cũng chưa chỉ ra được dù ở mức khái quát nhất về bản chất của nhà nước.

Trong các giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của một số cơ sở đào tạo luật học ở nước ta lại xây dựng nên khái niệm nhà nước dưới góc độ bản chất của nhà nước mà không xuất phát từ các đặc điểm cơ bản của nó. Dưới góc độ này, nhà nước được định nghĩa như sau: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên lầm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội[5]. Hoặc: Nhà nước là hình thức (phương thức) tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có chức năng quản lý xã hội để phục vụ lợi ích trước hêt cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động chung nảy sinh từ bản chât của xã hội

Ngoài ra, cồn có thể có các định nghĩa khác về nhà nước. Tuy nhiên, nếu xem xét lịch sử phát triên của xã hội loài người từ khi nhà nước ra đời tới nay, ta thấy, nhà nước luôn luôn hiện hữu trong xã hội thông qua việc thực hiện quyền lực của nó, qua việc xử lý, trừng phạt những người vi phạm pháp luật, qua việc tổ chức và quản lý dân cư trong mỗi địa phương và trên toàn quốc gia, qua việc xây dựng đường xá, cầu cong, các công trình phúc lợi xã hội... Vì thế, cho dừ là nhà nước nào đi chăng nữa thì cũng đều được thành lập và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia nhất định, đều có một bộ máy bao gồm một lớp người để chuyên thực thi quyền lực, để điều hành và quản lý xã hội; nhà nước nào cũng có thể ban hành pháp luật và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện; nhà nước nào cũng đều có thể đại diện chính thức cho một quốc gia, dân tộc nhất định để tham gia các quan hệ bang giao quốc tế; nhà nước nào cũng có các công cụ bạo lực như quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù... để bảo đảm cho việc thực thi quyền lực của nó và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện. Nhà nước khác với các tổ chức khác trong xã hội ở những nội dung trên, vì the, tôi cho rằng khi định nghĩa về nhà nước nên nêu được một cách khái quát nhất các đặc điểm cơ bản của nhà nước và bản chất của nhà nước. Trên cơ sở quan niệm này, theo tôi, có thể định nghĩa về nhà nước như sau:

Nhà nước là tổ chức quyền lực công của quôc gia, nhờ có pháp luật và những phương tiện cưỡng chế hợp pháp nên có khả năng tổ chức và quẩn lý dân cư trong phạm vi lãnh thổ quôc gia nhằm thực hiện mục đích và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền và nhằm thiêt lập, giữ gìn trật tự xã hội; nhà nước là đại diện chính thức cho quôc gia, dân tộc trong các quan hệ đối nội, đoi ngoại và là chủ thể độc lập trong các quan hệ quôc tê.

Qua định nghĩa trên, ta thấy, nhà nước trước hết là một tổ chức quyền lực công, nói đen nhà nước là nói đen quyền lực của nó, đó là thuộc tính cố hữu của nhà nước vì nếu không có quyền lực thì nhà nước không thể điều hành và quản lý xã hội, thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội; không thể thực hiện được những mục đích và bảo vệ lợi ích của lực lượng cầm quyền. Quyền lực nhà nước là sức mạnh mang tính ý chí của nhà nước, sức mạnh đó tồn tại một cách công khai trong xã hội, bắt buộc mọi cá nhân, tổ chức, lực lượng... trong xã hội phải phục tùng. Quyền lực nhà nước được bảo đảm thực hiện bởi một bộ máy chuyên nghiệp quản lý xã hội, bởi các công cụ bạo lực như cảnh sát, quân đội, toà án, nhà tù..., và bởi một hệ thong các quy định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện trong toàn xã hội. Nhờ có quyền lực mà nhà nước đã chứng minh được vai trò ngày càng quan trọng và không thể thiếu của nó trong xã hội.

Trong xã hội đương đại, ngoài nhà nước ra cồn có nhiều tổ chức khác như các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng như: mặt trận, công đoàn, hội phụ nữ... Tất cả các tổ chức đó đều do con người lập ra, song nhà nước khác với các tổ chức ấy ở những dấu hiệu hay những đặc điểm sau:

Một là, Nhà nước là tổ chức quyền lực công của quốc gia bởi vì quyền lực của nhà nước tồn tại một cách công khai, mọi tổ chức và cá nhân trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đều nhận biết được và đều phải phục tùng. Quyền lực của nhà nước cũng là quyền lực công cộng, chung cho cả cộng đồng, quyền lực này thường được tạo nên và được thực hiện bởi một cộng đồng người nhất định, thường đại diện và bảo vệ lợi ích của một giai cấp, một liên minh giai cấp, một cộng đồng dân cư trong một địa phương hoặc toàn quốc gia dân tộc. Quyền lực nhà nước không còn hoà nhập với dân cư mà được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức nhà nước từ trung ương tới địa phương, cơ sở. Các cơ quan, tổ chức đó bao gồm một lớp người tựa hồ như tách ra khỏi xã hội để chuyên thực thi quyền lực, chuyên làm nhiệm vụ quản lý, cưỡng ché hoặc cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Nhờ vậy, nhà nước có thể tôn chức, quản lý, điều hành xã hội, có thể thiết lập, củng co và giữ gìn trật tự xã hội.

Hai là, Nhà nước có lãnh thổ riêng và tổ chức, quản lý dân cư song trong lãnh thổ của nó theo địa bàn cư trú của họ hay theo các đơn vị hành chính - lãnh thổ mà không tập hợp và quản lý dân cư theo mục đích, chính kiến, nghề nghiệp, độ tuôi hoặc giới tính... như các tổ chức khác.

Trên mỗi khu vực lãnh thổ thường có một cộng đồng dân cư cố két, cùng chung song với nhau từ lâu đời. Để thuận tiện cho việc quản lý, nhà nước dựa vào các khu vực đó mà vạch địa giới hành chính, xây dựng nên các đơn vị hành chính - lãnh thổ và thực hiện sự quản lý đoi với dân cư theo các đơn vị đó. Do vậy, nhà nước là tổ chức có cơ sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất trong quốc gia.

Có tài liệu diễn đạt về đặc điểm này như sau: Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ thành cấc đơn vị hành chính, không phụ thuộc vào chính kiến, huỵêt thong, nghề nghiệp hoặc giới tính. Thiết nghĩ, cách diễn đạt như trên có vẻ chưa thực sự hợp lý vì nhà nước không phân chia dân cư mà chỉ tổ chức và quản lý dân cư thôi. [6]

Ba là, Nhà nước đại diện chính thức cho toàn xã hội thực hiện chủ quyền quốc gia.

Chủ quyền quốc gia là khái niệm dừng để chỉ quyền quyết định toi cao trong quan hệ đoi nội và quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong quan hệ đoi ngoại. Hiến pháp của đa so các nhà nước đương đại đều tuyên bo chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân và chỉ thuộc về nhân dân, nhưng do nhân dân uỷ quyền cho nhà nước thực hiện nên nhà nước là đại diện chính thức cho toàn quốc gia, dân tộc trong các moi quan hệ đoi nội và đối ngoại. Ớ trong nước thì quy định của nhà nước có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đoi với các tổ chức và cá nhân có liên quan. Các tổ chức khác chỉ được thành lập hoặc được tồn tại và hoạt động một cách hợp pháp khi được nhà nước cho phép hoặc công nhận. Cồn trong quan hệ đối ngoại, nhà nước có toàn quyền xác định và thực hiện các đường loi, chính sách đoi ngoại của mình.

về đặc điểm này có tài liệu viết rằng: Nhà nước có chủ quyền quốc gia[7]. Viết như vậy có thể dẫn đến cách hiểu rằng chủ quyền quốc gia là quyền năng tự thân, von có của nhà nước. Thực tế, điều này chỉ đúng với các nhà nước có chế độ vương quyền thế tập, mà không đúng với những nhà nước mà các cơ quan nhà nước là do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra.

Bốn là, Nhà nước ban hành ra pháp luật tức là hệ thống các quy định (hay các quy tắc xử sự chung, các nguyên tắc và các khái niệm pháp lý) có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân có liên quan trong một lĩnh vực, một phạm vi lãnh thổ và một thời hạn nhất định, để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích của nhà nước. Đồng thời bảo đảm cho các quy định đó được thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, phô biến, giáo dục, thuyết phục, tổ chức thực hiện, động viên, khen thưởng cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng ché nhà nước, vì thế, các quy định của pháp luật có thể được triên khai và thực hiện một cách rộng rãi trong toàn xã hội và pháp luật trở thành một trong những phương tiện quản lý xã hội có hiệu quả nhất của nhà nước.

Năm là, Nhà nước có quyền phát hành tiền, công trái, có quyền quy định và thực hiện việc thu các loại thuế theo số lượng và thời hạn được ấn định trước, nhà nước cũng đồng thời là chủ sở hữu lớn nhất trong xã hội nên nó có lực lượng vật chất to lớn, không chỉ có thể trang trải cho các hoạt động của nhà nước và những hoạt động cơ bản của xã hội mà cồn có thể hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho một số tổ chức khác.  Những dấu hiệu cơ bản trên cũng là những dấu hiệu riêng của nhà nước nên cồn được gọi là các đặc trưng của nhà nước, dựa vào đó chúng ta có thể phân biệt hoặc so sánh nhà nước với các tổ chức khác trong xã hội.


[1] Aristotle, Politics, Everyman s Library. 605, tr. V.

[2] Nicholas Bates, Margaret Bates, Carolyn Walker. LegalStudiesfor Victoriđ', Butterworths-1995, tr. 9.

[3] Báo cáo của uỷ ban Nhà nước, nền hành chính nhà nước và hoạt động dịch vụ công trước ngưỡng cửa năm 2000, Tiến đến xây dựng một nhà nước với vai trò là nhà hoạch định chiến lược, người bảo đảm cho lợi ích chung, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2000, tr. 14.

[4] Bộ Tư pháp - Viện Khoa học Pháp lý, Từ điển luật học, Nxb Từ điên bách khoa, Nxb Tư pháp, 2006 , tr. 584.

[5] Ngân hàng Thế giới, Nhà nước trong một thể giới đang chuyên đôi. Báo cáo về tình hình phát tríến thể giới 1997, Nxb Chính ưị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 34.

Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, sđd, tr. 50.

[7] Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, sđd, tr. 50 và Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, sđd, tr. 85.


TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                                                                                      ©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email                                                              Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Khái niệm nhà nước là gì

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua


Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan