Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ 10

I. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VHVN TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945:

1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa:

– Hoàn cảnh lịch sử xã hội:

+ Pháp đẩy mạnh việc khai thác thuộc địa.

+ Xã hội biến đổi sâu sắc, nhiều giai tầng xuất hiện.

+ Đảng ra đời lãnh đạo các phong trào đấu tranh.

– Văn hóa VN:

+ Thoát khỏi tầm ảnh hưởng của văn hóa TQ, có dịp tiếp thu văn hóa phương Tây.

+ Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm. Báo chí, xuất bản phát triển.

+ Viết văn trở thành một nghề.

→ Hiện đại hóa là quá trình làm cho làm cho VH thoát ra khỏi hệ thống thi pháp VH trung đại và đổi mới theo hình thức VH phương Tây,có thể hội nhập với VH thế giới.

Ba giai đoạn của quá trình hiện đại hoá:

a. Giai đoạn 1: từ 1900 – 1920.

– Là giai đoạn chuẩn bị.

– Các tác phẩm: Thầy La- za- rô Phiền [Nguyễn Trọng Quản], Hoàng Tố Oanh hàm oan [Thiên Trung], được coi là hai tác phẩm viết bằng văn xuôi quốc ngữ đầu tiên.

– Thành tựu chủ yếu: thơ văn yêu nước và cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh [chủ yếu viết bằng chữ Hán, Nôm theo thi pháp VHTĐ]

b. Giai đoạn 2: từ 1920 – 1930.

– Quá trình hiện đại hoá đạt được những thành tựu đáng kể.

– Các tác phẩm tiêu biểu: Cha con nghĩa nặng [Hồ Biểu Chánh], Hầu trời [Tản Đà], Gánh nước đêm [Trần Tuấn Khải]…các sáng tác bằng tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc.

– Nhiều yếu tố của văn  vẫn còn tồn tại.

c. Giai đoạn thứ 3: từ 1930 – 1945.

– Quá trình đổi mới hoàn tất, nhiều thành tựu ở mọi lĩnh vực.

– Các tác phẩm tiêu biểu: Số đỏ [Vũ Trọng Phụng], Chí Phèo [Nam Cao], Thơ duyên [Xuân Diệu]….

VHVN có thể hội nhập với nền VH thế giới.

2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển. 

a. Bộ phận văn học công khai

– Là VH tồn tại và phát triển trong pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến.

– Phân hóa thành nhiều xu hướng, trong đó có hai xu hướng chính.

+ Văn học lãng mạn với những đặc trưng nổi bật:

* Là tiếng nói cá nhân nghệ sĩ tràn đầy cảm xúc, phát huy trí tưởng tượng, diễn tả khát vọng, ước mơ; coi con người là trung tâm của vũ trụ, khẳng định và đề cao cái tôi cá nhân riêng tư.

* Các đề tài quen thuộc: tình yêu, thiên nhiên, quá khứ, tương lai, cảm xúc, những biến thái tinh vi trong tâm hồn.

* Giá trị của văn học lãng mạn: thức tỉnh ý thức cá nhân, chống lại những thứ lạc hậu, giải phóng cá nhân.

* Hạn chế: ít gắn với đời sống chính trị của đất nước.

* Thành phần: các nhà thơ mới, nhóm Tự lực văn đoàn..

 + Văn học hiện thực với những đặc trưng nổi bật:

* Thấm đượm tinh thần nhân đạo, phơi bày tình cảnh khốn khổ của người dân, chống sự áp bức bóc lột, phê phán thế sự, lên án sự bất công.

* Các đề tài quen thuộc: đời sống người nông dân nghèo, đời sống của người nghèo ở thành thị, bi kịch của những người bị áp bức bóc lột.

* Giá trị: phản ánh hiện thực khách quan, cụ thể, xây dựng được những tính cách điển hình trong hòan cảnh điển hình.

* Hạn chế: chưa thấy được tiền đồ của nhân dân và tương lai của dân tộc.

3. Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng. 

 – Văn học phát triển cả về số lượng và chất lượng

– Nguyên nhân:

+ Sức sống văn hoá mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biện hiện rõ nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt và văn chương Việt.

+ Ngoài ra phải kể đến sự thức tỉnh ý thức cá nhân của tầng lớp trí thức Tây học.

+ Còn một lí do rất thiết thực: Lúc này văn chương trở thành một thứ hàng hoá và viết văn là một nghề có thể kiếm sống.

II. Thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945

1. Về nội dung, tư tưởng:

– VHVN có 2 truyền thống lớn: Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo.

→ Nhân tố mới: Phát huy trên tinh thần dân chủ.

2. Về thể loại và ngôn ngữ văn học:

– Văn xuôi.

+ Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ra đời. đến những năm 30 được đẩy lên một bước mới.

+ Truyện ngắn đạt được thành tựu phong phú và vững chắc.

+ Phóng sự ra đời đầu những năm 30 và phát triển mạnh.

+ Bút kí, tuỳ bút, kịch, phê bình VH phát triển.

– Thơ ca: Là một trong những thành tựu VH lớn nhất thời kì này

– Lí luận phê bình.

– Ngôn ngữ, cách thể hiện, diễn đạt, trình bày.

+ Dần thoát li chữ Hán, chữ Nôm, lối diễn đạt công thức, ước lệ, tượng trưng, điển cố, qui phạm nghiêm ngặt của văn học trung đại.

→ Kế thừa tinh hoa của truyền thống văn học trước đó.

– Mở ra một thời kì VH mới: Thời kì văn học hiện đại.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Văn học từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 có 3 đặc điểm cơ bản.

- Thành tựu chủ yếu của giai đoạn văn học này đã kế thừa và phát huy những truyền thống lớn sâu sắc nhất của văn học Việt Nam :chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo đồng thời đêm đến cho văn học những đóng góp mới của thời đại :tinh thần dân chủ.

2. Nghệ thuật

- Văn học thời kì này đạt được những thành tựu hết sức to lớn ,gắn liền với kết quả cách tân về thể loại ngôn ngữ.

- Có được những thành tựu nói trên chủ yếu là do sức sống tiềm tàng,mãnh liệt của dân tộc được nuôi dưỡng và phát triển trong các phong trào yêu nước cách mạng và sự thức tỉnh 'trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân.

I. CÁC THÀNH PHẦN VĂN HỌC TỪ THẾ KỈ x ĐẾN THẾ KỈ XIX

1. Văn học chữ Hán

Bao gồm các sáng tác chữ Hán của người Việt. Xuất hiện rất sớm tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại bao gồm cả thơ và văn xuôi. Thể loại gồm: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật…

2. Văn học chữ Nôm

Cuối thế kỉ thứ XIII văn học sáng tác bằng chữ Nôm xuất hiện. Nó tồn tại và phát triển đến hết thời kì văn học trung đại. Chủ yếu là thơ, rất ít những tác phẩm văn xuôi. Một số thể loại tiếp thu từ văn học Trung Quốc như: Phú, văn tế chủ yếu là sáng tác theo thể khá tự do. Ngoài ra một số thể loại văn học Trung Quốc đã được dân tộc hoá như thơ Nôm Đường luật, Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.

II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX

1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV

– Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV phát triển trong hoàn cảnh dậy gió tưng bừng nhất của lịch sử dân tộc .

+ Hai lần chiến thắng quân Tống.

+ Ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông.

+ Hai mươi năm chiến đấu và chiến thắng quân Minh.

– Thành phần chủ yếu văn học viết bằng chữ Hán, từ thế kỉ thứ XIII có chữ Nôm, Những thành tựu chủ yếu vẫn là văn học viết bằng chữ Hán.

– Nội dung yêu nước chống xâm lược và tự hào dân tộc.

– Nghệ thuật đạt được những thành tựu như văn chính luận, văn xuôi đều về đề tài lịch sử, văn hoá. Thơ phú đều phát triển.

– Các tác phẩm và tác giả: SGK

2. Thế kỉ thứ XV đến hết thế kỉ thứ XVII

– Sau chiến thắng quân Minh, nước Đại Việt phát triển tới đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam. Bước sang thế kỉ XVI và đến hết thế kỉ XVII xã hội phong kiến Việt Nam trượt dần trên một cái dốc không gì cứu vãn nổi. Xung đột giữa các tập đoàn phong kiến dẫn đến nội chiến Lê – Mạc và Trịnh – Nguyễn kéo dài gần hết một thế kỉ.

– Nội dung: Ca ngợi cuộc kháng chiến chống quân Minh [Quân Trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi]. Thiên Nam ngữ lục là tác phẩm diễn ca lịch sử viết bằng chữ Nôm. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ Đã đánh dấu sự chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca sang phê phán những suy thoái về đạo đức và hiên thực xã hội.

– Nghệ thuật: SGK

3. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX

– Hoàn cảnh đáng lưu ý nhất của lịch sử dân tộc là những cuộc nội chiến và bão táp của các cuộc khởi nghĩa nông dân. cuộc khởi nghĩa của đội quân áo vải cờ đào đã lật đổ các tập đoàn phong kiến Đàng trong [chúa Nguyễn], Đàng ngoài [vua Lê, Chúa Trịnh], đánh tan quân xâm lược Xiêm ở phía Nam, 20 vạn quân Thanh ở phía Bắc, phong trào Tây Sơn suy yếu, Triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế. Đất nước nằm trước hiểm hoạ xâm lăng của thực dân Pháp.

– Văn học phát triển vượt bậc về nội dung đã xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Đó là tiếng nói đòi quyền sống, quyền tự do cho con người [Trong đó có con người cá nhân].

– Tác phẩm: SGK.

– Nghệ thuật: SGK.

4. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX

– Pháp xâm lược Việt Nam – kẻ thù mới đã xuất hiện. Cả dân tộc đứng lên chống ngoại xâm. Xã hội Việt Nam chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ thực dân nửa phong kiến [quyền hành trong tay bọn thực dân phong kiến chỉ là tay sai].

– Văn học phát triển phong phú mang âm điệu bi tráng.

– Nội dung:SGK.

– Nghệ thuật: SGK.

III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỚN VỀ NỘI DUNG CỦA VĂN HỌC TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX

– Do 3 yếu tố tác động:

+ Tinh thần dân tộc [truyền thống]

+ Tinh thần thời đại

+ Ảnh hưởng từ nước ngoài.

Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn về nội dung [yêu nước, nhân đạo, cảm hứng thế sự].

1. Chủ nghĩa yêu nước

– Biểu hiện:

+ Gắn liền với tư tưởng ”trung quân ái quốc” [trung với vua là yêu nước và ngược lại yêu nước là trung với vua]

+ Tinh thần quyết chiến, quyết thắng chống giặc ngoại xâm: ý thức độc lập tự do, tự cường, tự hào dân tộc.

+ Xót xa, bi tráng trước tình cảnh nhà tan nước mất.

+ Thái độ trách nhiệm khi xây dựng đất nước trong thời bình.

+ Biết ơn, ca ngợi những con người hi sinh vì đất nước.

+ Tình yêu quê hương đất nước [chứng minh bằng một số tác phẩm cụ thể].

– Chủ nghĩa yêu nước:

+ Yêu thiên nhiên

+ Biết ơn ca ngợi những con người hi sinh vì Tổ quốc

+ Trách nhiệm xây dựng đất nước

+ Xót xa trước cảnh nước mất nhà tan

+ Tự cường dân tộc

+ Tự hào về truyền thống

+ Tinh thần quyết chiến quyết thắng

2. Chủ nghĩa nhân đạo

– Bắt nguồn từ truyền thống anh hùng dân tộc, từ văn học dân gian, ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực của đạo Phật, Nho giáo, Đạo giáo. Nó biểu hiện cụ thể:

+ Thương người như thể thương thân

+ Nguyên tắc đạo lí và thái độ ứng xử

+ Phật giáo là từ bi bác ái, Nho giáo là nhân nghĩa tư tưởng thân dân, Đạo giáo là sống thuận theo tự nhiên, hoà nhập với tự nhiên

+ Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp phẩm giá của con người.

+ Đề cao phẩm chất tốt đẹp của con người đạo lí, nhân cách tài năng, khát vọng [chứng minh bằng một số tác phẩm cụ thể].

– Chủ nghĩa nhân đạo:

+ Lên án hành vi vô nhân đạo

+ Khẳng định phẩm chất tốt đẹp ở nhân phẩm, tài năng, khát vọng con người

+ Cảm thông chia sẻ với số phận con người bất hạnh.

3. Cảm hứng thế sự

– Thế sự là cuộc sống con người là việc đời. Cảm hứng thế sự là bày tỏ suy nghĩ,, tình cảm về cuộc sống con người, về việc đời.

– Tác phẩm hướng tới cuộc sống để ghi lại những điều trông thấy. [ví dụ SGK]

IV. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỚN VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX

1. Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm

– Tính quy phạm là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu. Đó là quan điểm của văn học. Văn chương coi trọng mục đích giáo huấn:

+ ”Thi dĩ ngôn chí” [Thơ để nói chí]

+ ”Văn dĩ tải đạo” [Văn để chở đạo]

– Ở tư duy nghệ thuật:

+ Công thức tượng trưng ước lệ.

+ Thể loại văn học

+ Sử dụng nhiều điển tích điển cố.

+ Nhiều thi liệu, văn liệu theo mô típ.

– Tuy nhiên ở các tác giả có tài năng một mặt vừa tuân thủ tính qui phạm, một mặt phá vỡ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo trên cả hai lĩnh vực nội dung và hình thức. Đó là Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương.

2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị?

– Trang nhã thể hiện ở đề tài, chủ đề hướng tới cái cao cả trang trọng hơn là cái đời thường bình dị.

– Hình tượng nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ hơn là vẻ đẹp đơn sơ mộc mạc.

– Ở ngôn ngữ nghệ thuật, cách diễn đạt chau chuốt hơn, hoa mĩ hơn là thông tục, tự nhiên.

– Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, văn học ngày càng gắn bó với hiện thực đã đưa văn học từ phong cách trang trọng, tao nhã về gần với đời sống hiện thực, tự nhiên và bình dị.

3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài

– Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc.

+ Ngôn ngữ dùng chữ Hán để sáng tác

+ Thể loại: Văn vần [Thể cổ phong và Đường luật]

Văn xuôi: Chiếu, biểu, hịch, dụ, cáo….

+ Thi liệu: Chủ yếu điển cố, điển tích Trung Hoa.

– Quá trình dân tộc hoá được thể hiện:

* Sáng tạo ra chữ Nôm ghi âm biểu đạt bằng tiếng Việt

* Việt hoá thơ Đường thành thơ Nôm Đường luật

* Sáng tạo nhiều thể thơ dân tộc […] Lục bát, song thất lục bát, hát nói, các thể ngâm khúc. Tất cả đều lấy đề tài thi liệu từ đời sống của nhân dân Việt Nam.

Suốt mười thế kỉ văn học phát triển gắn bó với vận mệnh dân tộc. Cùng với văn học dân gian, văn học trung đại góp phần làm nên diện mạo văn học dân tộc, tạo tiền đề cho văn học giai đoạn sau phát triển.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề