Khen thưởng theo chuyên đề là gì

Thi đua, khen thưởng là gì? Vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng? Nguyên tắc thi đua, nguyên tắc khen thưởng?

Hiện nay, các cơ quan đơn vị phát động các phong trào thi đua khen thưởng đối với cá nhân, tập thể là rất phổ biến, hầu hết các cơ quan tổ chức đều thực hiên phong trào này. Việc phát động phong trào là một bước để thu được những kết quả, thành tích tốt nhất. Như vậy nguyên tắc thi đua khen thưởng được pháp luật nước ta quy định như thế nào?

Khen thưởng theo chuyên đề là gì

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Luật thi đua khen thưởng năm 2003;

– Nghị định 91/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

1. Thi đua, khen thưởng là gì?

Thi đua, khen thưởng theo quy định Điều 3 Luật Thi đua khen thưởng là:

“Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

2. Vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng:

Thi đua, khen thưởng là bộ phận cấu thành quan trọng của đời sống xã hội, là động lực nhằm phát triển kinh tế – xã hội bền vững và góp phần bảo vệ chế độ chính trị – xã hội.

Xem thêm: Nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng

Công tác thi đua, khen thưởng là động lực của sự phát triển tích cực, là công cụ quản lý quan trọng, tham gia thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, xây dựng con người mới; lay động mạnh mẽ đến tình cảm, trách nhiệm, ý thức, ý trí tự lực tự cường, lòng tự hào của cộng đồng và sức sáng tạo của tập thể, cá nhân.

Một xã hội văn minh tiến bộ là xã hội hóa sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước, đề cao việc khen thưởng. Ngược lại, xã hội không có hoặc không đề cao thi đua, khen thưởng tức là xã hội tụt hậu, kém phát triển. Khen thưởng để nêu gương, giáo dục đạo đức xã hội; khen thưởng để hạn chế, bớt đi tiêu cực, làm cho xã hội tốt đẹp và nhân văn hơn. Một môi trường xã hội tốt đẹp là một môi trường khen thưởng nhiều hơn trách và phạt.

3. Nguyên tắc thi đua, nguyên tắc khen thưởng:

3.1. Nguyên tắc thi đua:

 Nguyên tắc thi đua được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật thi đua khen thưởng 2003 như sau:

“Điều 6

1. Nguyên tắc thi đua gồm:

a) Tự nguyện, tự giác, công khai;

b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.”

Việc thi đua được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác và công khai, ngoài ra thi đua cần thực hiên dựa trên nguyên tắc đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

Xem thêm: Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật đất đai

Hình thức tổ chức thi đua được quy định tại điều 4 Luật thi đua khen thưởng 2003 như sau:

Hình thức tổ chức thi đua bao gồm hai hình thức là thi đua thường xuyên và thi đua theo theo đợt (chuyên đề)

Do đó thi đua thường xuyên được hiểu là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, và nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên bao gồm các cá nhân trong một tập th, các tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau.

Để việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên có hiệu quả và đạt được kết tốt nhất phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc theo cụm, khối thi đua để phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua. Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, trưởng các cụm, khối thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.

Còn đối với việc thi đua theo theo đợt hay còn gọi là chuyên đề được biết đến là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Phong trào thi đua theo đợt chỉ phát động thi đua theo đợt khi đã xác định rõ thời gian mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung và giải pháp.

“Điều 10

1. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua:

a) Phong trào thi đua;

Xem thêm: Nguyên tắc và các loại điều chỉnh quy hoạch xây dựng

b) Đăng ký tham gia thi đua;

c) Thành tích thi đua;

d) Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.”

Nội dung tổ chức phong trào thi đua được tổ chức với nội dung quy định tại điều 5 Nghị định 91/2017/NĐ-CP bao gồm:

– Việc xác định rõ mục tiêu, phạm vi và các đối tượng tham gia vào phong trào thi đua dựa trên cơ sở đó hủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, trưởng các cụm, khối thi đua đề ra các chỉ tiêu và những nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải khoa học và phù hợp với thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương tổ chức phong trào và điều đặc biệt là nội dung cần phải có tính khả thi cao.

– Cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương tổ chức căn cứ đặc điểm, tính chất công tác, lao động, nghề nghiệp, phạm vi và cá nhân, tập thể tham gia thi đua để đề ra nội dung, hình thức tổ chức phát động thi đua cho phù hợp với thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương tổ chức phong trào. Coi trọng việc tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của đợt thi đua bên cạnh đó cần trú trọng đến việc phát huy tinh thn trách nhiệm, ý thức tự giác của qun chúng.

– Cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai các biện pháp tổ chức vận động quần chúng tham gia phong trào thi đua và theo dõi quá trình tổ chức thực hiện. Tổ chức chỉ đạo để đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, mặt hạn chế và đề ra các biện pháp khắc phục để chỉ đạo và việc thi đua phải thực hiện có hiệu quả trong thời gian tiếp theo.

– Cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả phong trào thi đua và lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và tiêu biểu để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng. Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để biểu dương và tôn vinh các gương điển hình tiên tiến đã lập thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.

Xem thêm: Yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng

3.2. Nguyên tắc khen thưởng:

Nguyên tắc khen thưởng được quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật thi đua khen thưởng 2003 như sau:

“Điều 6

2. Nguyên tắc khen thưởng gồm:

a) Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời;

b) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng;

c) Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;

d) Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.”

Nguyên tắc khen thưởng phải được thực hiện một cách  chính xác, công khai, công bằng, kịp thời. Một số cá nhân, tập thể khi tham gia vào các phong trào mà hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thi có thể tặng nhiều lần đối với một hình thức khen thưởng. Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng việc khen thưởng cá nhân lao động, công tác trực tiếp và cá nhân có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác.

Xem thêm: Nguyên tắc, cấp độ và nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường

Khi xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo. Đối với nữ là lãnh đạo, quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng có quá trình cống hiến được giảm 03 năm so với quy định chung. Đối với khen thưởng thành tích thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ và tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để khen thưởng. Thời gian để đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính từ khi có quyết định khen thưởng lần trước. Việc khen thưởng cần phải bảo đảm thống nhất  giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng ngoài ra cần phải kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.

Căn cứ xét thưởng theo quy định tại Điều 10 Luật thi đua khen thưởng 2003 như sau:

“Điều 10

2.Căn cứ xét khen thưởng:

a)Tiêu chuẩn khen thưởng;

b)Phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích;

c)Trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích.”

Do đó, việc căn cứ xét thưởng dựa trên tiêu chuẩn khen thưởng, phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích và tùy vào trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích để làm căn cứ cho việc khen thưởng.

Loại hình khen thưởng theo quy định tại Điều 13 Nghị định 91/2017/NĐ-CP như sau:

– Cá nhân, tập thể được khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Khen thưởng theo đợt hay còn gọi là chuyên đề  đối với thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua theo đợt hoặc là chuyên đề .

– Khen thưởng đột xuất đối với cá nhân, tập thể có thành tích đột xuất trong lao động, sản xuất, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, dũng cảm cứu người, tài sản của nhân dân hoặc của Nhà nước.

– Khen thưởng quá trình cống hiến đối với cá nhân có quá trình tham gia trong các giai đoạn cách mạng (giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội) và có công lao, thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

– Khen thưởng theo niên hạn cho cá nhân, tổ chức có thành tích và thời gian xây dựng lực lượng vũ trang.

– Khen thưởng đối ngoại cho tập thể, cá nhân người nước ngoài có thành tích, có đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác.

Như vậy, Cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương tổ chức các phong trào thi đua, khen thưởng luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để biểu dương và tôn vinh các gương điển hình tiên tiến đã lập thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, khen thưởng.