Khi chọn địa điểm trồng nhãn thì độ pH của đất là bao nhiêu

Như một trụ đỡ của nền kinh tế, nông nghiệp ở nước ta đã và đang giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển đa ngành của nước nhà. Những năm gần đây, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà bà con nông dân đã có nhiều vụ mùa bội thu hơn trước, ngày càng có nhiều tỷ phú nông dân trên khắp mọi miền đất nước với những thành tựu đáng nể.

Trước đây, người nông dân trồng trọt, bón phân, chăm sóc đất và cây trồng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thời tiết và lạm dụng phân bón hóa học đã làm cho đất trồng ngày càng bị trơ, nghèo chất dinh dưỡng. Độ pH đất trồng hay còn gọi là độ phản ứng của đất, được đánh giá bởi nồng độ của ion H+ và OH–  có trong đất có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Nếu không xử lý, điều chỉnh pH trước khi bón phân thì cây sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng, hay nói cách khác là lãng phí phân bón.

Làm thế nào để biết pH đất và có biện pháp điều chỉnh phù hợp? Ngày nay, điều đó đã không còn khó khăn, chỉ cần một máy đo pH đất nhỏ gọn, bà con nông dân có thể kiểm tra pH đất trồng mọi lúc mọi nơi.

Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các loại máy đo pH, máy đo độ ẩm đất, nhiệt độ, máy đo độ dẫn điện [EC], máy đo chỉ tiêu các chất dinh dưỡng NPK trong đất,…cũng được thiết kế rất nhỏ gọn, tiện dụng, có thể mang theo bất cứ đâu, lại cho kết quả nhanh chóng và chính xác. Trong đó, có thể kể đến các loại máy của hãng Takemura [Nhật], Lusterleaf  [Mỹ], Hanna [Mỹ],…

Máy đo pH đất DM13

Máy đo pH và độ ẩm đất DM15

Máy đo DM13 và DM 15 thoạt nhìn có vẻ giống nhau. Quý bà con lần đầu sử dụng có thể tham khảo thêm bài viết phân biệt máy đo pH đất DM 13 và máy đo ph, độ ẩm đất DM15. Đồng thời, để sử dụng đúng và hiệu quả 2 loại máy này, quý bà con cũng nên tham khảo thêm về các vấn đề thường gặp khi sử dụng máy đo Takemura mà chúng tôi đã chia sẻ ở những chuyên đề trước.

Bảng thống kê khoảng pH phù hợp cho từng loại cây trồng:

Cây trồng pH thích hợp Cây trồng pH thích hợp
Bắp [Ngô] 5.7 – 7.5 Trà 5.0 – 6.0
Họ bầu bí 5.5 – 6.8 Cây tiêu 5.5 – 7.0
Bông cải xanh 6.0 – 6.5 Thuốc lá 5.5 – 6.5
Cà chua 6.0 – 7.0 Thanh long 4.0 – 6.0
Cà phê 6.0 – 6.5 Súp lơ 5.5 – 7.0
Cà rốt 5.5 – 7.0 Ớt 6.0 – 7.5
Cà tím 6.0 – 7.0 Nho 6.0 – 7.5
Cải bắp 6.5 – 7.0 Mía 5.0 – 8.0
Củ cải 5.8 – 6.8 Mai vàng 6.5 – 7.0
Cải thảo 6.5 – 7.0 Lúa 5.5 – 6.5
Cam quýt 5.5 -6.0 Lily 6.0 – 8.0
Cao su 5.0 – 6.8 Khoai tây 5.0 – 6.0
Cát tường 5.5 – 7.5 Khoai lang 5.5 – 6.8
Cẩm chướng 6.0 – 6.8 Hoa lan 6.5 – 7.0
Cẩm tú cầu 4.5 – 8.0 Hoa hồng 5.9 – 7.0
Đậu đỗ [đỗ tương] 6.0-7.0 Cúc nhật 6.0 – 8.0
Đậu phộng 5.3 – 6.6 Hành tỏi 6.0 – 7.0
Dâu tây 5.5 – 6.8 Gừng 6.0 – 6.5
Đậu tương 5.5 – 7.0 Dưa leo 6.0 – 7.0
Đồng tiền 6.5 – 7.0 Rau gia vị 5.5 – 7.0
Dưa hấu 5.5 – 6.5 Khoai mì [sắn] 6.0 – 7.0
Xà lách 6.0 – 7.0 Cây bơ 5.0 – 6.0
Bông 5.0 -7.0 Dưa chuột 6.5-7.0
Cây chè 4.5-5.5 Chuối 6.0-6.5
Hành tây 6.4-7.9
Cà chua 6.3-6.7

Ghi chú: Riêng cây chè là trường hợp đặc biệt thích hợp với vùng đất chua.

Chỉ số pH đất phù hợp với các loại cây trồng tại Việt Nam

pH quá cao hoặc quá thấp sẽ dẫn đến sự phát triển không đều, còi cọc, vàng lá, năng suất thấp trên các loại cây trồng

Chỉ số pH đất phù hợp với các loại cây trồng tại Việt Nam

Dư Kali cây sẽ cùi đọt, cành tay giòn, lá bị nhăn nheo như bị tiêu điên vậy. Cây sẽ thiếu Mg và làm dư axit. Cây sẽ vàng lá nếu ta không kịp thời hạ phèn cho đất. Thiếu Kali cây mất đề  kháng dể bị nấm bệnh tấn công…

Chỉ số pH đất phù hợp với các loại cây trồng tại Việt Nam
Chỉ số pH đất phù hợp với các loại cây trồng tại Việt Nam

Lưu ý:

  • Ở pH=5 mà hàm lượng Al3+ trong đất cao cũng thường làm cho cây bông con bị chết như ở Eahleo Đak Lak
  • Khi pH < 3 sẽ rất hạn chế phát triển đối với nhiều loại cây trồng, pH 3-4 hạn chế vừa, pH> 4 hạn chế ít.

Riêng đối với cây công nghiệp, đặc biệt là cây tiêu, quý bà con đang và có ý định trồng cũng như cải tạo đất cho loại cây giá trị kinh tế này, có thể đọc thêm về cách kiểm soát pH và EC của đất trồng tiêu mà Tin Cậy đã có theo dõi và ghi lại.

Việc bón phân hợp lý và đúng kỹ thuật đang ngày càng được chú trọng, nhằm khắc phục sự lãng phí phân bón, ô nhiễm môi trường, làm mất cân đối dinh dưỡng trong đất và trong cây. Mỗi loại cây có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, vì thế máy đo độ dinh dưỡng trong đất sẽ là thiết bị tiện lợi để bà con kiểm tra độ phì nhiêu, các chỉ tiêu N, P, K trong đất để bón phân cho phù hợp.

Ngoài ra, độ dẫn điện hay còn gọi EC [Electricity Conductivity] của đất cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Dung dịch đất càng mặn thì nồng độ ion trong dung dịch càng cao. Nghĩa là nồng độ muối càng cao, thì độ dẫn điện của dung dịch càng mạnh.

Giá trị EC trong đất nằm trong khoảng từ 0.2-1.2 là giá trị dinh dưỡng cây có thể sử dụng tốt. Cũng như kiểm soát pH, bà con có thể kiểm tra độ dẫn điện của đất thường xuyên bằng các thiết bị cầm tay nhỏ gọn.

Bút đo EC đất Hi98331

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Bút đo EC đất Hi98331

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bà con chủ động hơn trong việc bón phân, xử lý đất trồng để tăng năng suất, đem lại hiệu quả ngày càng cao hơn.

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ mùa thành công!!!

Mọi thắc mắc về “Chỉ số pH đất phù hợp với các loại cây trồng tại Việt Nam”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: [028] 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0902 701 278 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: ; ,

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn

Facebook: Tin Cậy Group | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Video liên quan

Chủ Đề